3 cách trị nấm da ở mông tại nhà bằng thảo dược quen thuộc

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Có nhiều cách trị nấm da ở mông, bao gồm cả các phương pháp tự nhiên sử dụng các loại thảo dược quen thuộc để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát và phục hồi sức khỏe làn da. Kiên trì thực hiện các biện pháp để đạt hiệu quả tốt nhất.

3 cách điều trị nấm da ở mông bằng thảo dược

Nấm da ở mông là một tình trạng phổ biến, gây ra bởi sự phát triển quá mức của nấm men hoặc nấm da. Tình trạng này có thể gây ngứa, kích ứng và đỏ da. Có nhiều cách để điều trị nấm da ở mông, bao gồm cả các phương pháp tự nhiên sử dụng các loại thảo dược quen thuộc.

1. Điều trị nấm da ở mông bằng tỏi

Sử dụng tỏi để điều trị các bệnh ngoài da là phương pháp được các chuyên gia da liễu khuyên dùng. Trong tỏi có hàm lượng Azooene, dianllil disulfide và hoạt chất lưu huỳnh có khả năng diệt khuẩn, sát trùng. Đồng thời có chứa hoạt chất chống oxy hóa, tái tạo tế bào da.

thuốc trị nấm da ở mông
Sử dụng tỏi để điều trị các bệnh ngoài da là phương pháp được các chuyên gia da liễu khuyên dùng

Nguyên liệu:

  • 3 – 4 tép tỏi

Cách thực hiện:

  • Tói bóc vỏ, giã nát vắt lấy nước cốt 
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da mông bị nhiễm nấm
  • Lấy nước cốt tỏi bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương
  • Tránh bôi lên vùng da lành có thể gây nóng bỏng da
  • Kiên trì thực hiện trong 1 tuần, các triệu chứng của bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm

Tìm hiểu thêm: Loại thuốc bôi trị ngứa háng nào tốt và an toàn cho da?

2. Điều trị nấm da ở mông bằng chuối xanh

Chuối xanh chứa rất nhiều hợp chất có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và tăng khả năng miễn dịch. Cụ thể, mũ chuối xanh rất giàu kali, vitamin B6, vitamin C…giúp chống vi khuẩn nấm lây lan và tăng quá trình trao đổi chất để tái tạo phục hồi vùng da bị hư tổn. 

trị nấm da bằng chuối
Mũ chuối xanh giúp chống vi khuẩn nấm lây lan và thúc đẩy quá trình tái tạo phục hồi vùng da

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối tiêu xanh

Cách thực hiện:

  • Chuối tiêu xanh đem rửa sạch, cắt thành lát
  • Vệ sinh vùng da mông bị nhiễm nấm sạch sẽ
  • Dùng chuối đã cắt lát bôi lên vùng da nhiễm bệnh, cố định lại bằng băng gạc y tế để tránh để cọ xát với quần áo
  • Thực hiện phương pháp này 2 lần mỗi ngày các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần 

3. Điều trị nấm da ở mông bằng lá trầu

Tinh dầu của lá trầu không có nhiều poly phenol có khả năng ức chế vi khuẩn cũng như nhiều tác nhân gây hại cho da. Sử dụng lá trầu không để điều trị nấm da ở mông có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm, loại bỏ tế bào gây bệnh và giúp phục hồi da nhanh chóng. 

Cách 1: Bôi nước lá trầu không lên da

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da mông bị nhiễm nấm, chà xát lá trầu lên da
  • Massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm vào trong da
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần
trị nấm da bằng la trầu không
Sử dụng lá trầu không để điều trị nấm da có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm, loại bỏ tế bào gây bệnh

Cách 2: Ngâm rửa nước lá trầu không

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn rồi vò nát
  • Cho lá trầu vào nồi nấu nước khoảng 15 phút để các tinh chất tan ra
  • Dùng nước lá trầu để ngâm rửa lên vùng da mông bị nấm trong 15 phút
  • Trong quá trình ngâm lấy bã trầu chà xát lên vùng da bị tổn thương
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần đến khi bệnh khỏi hẳn

Tìm hiểu: Cách Chữa Viêm Nhiễm Phụ Khoa Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả

Một số lưu ý khi điều trị nấm da ở mông

Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh nấm da ở mông ngắn gọn hơn:

  • Giữ vùng da mông sạch sẽ, khô ráo
  • Không sử dụng chung khăn tắm, ga trải giường với người khác
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Hạn chế cào gãi
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Cách trị nấm da ở mông tại nhà với các loại thảo dược phù hợp với các trường hợp nhẹ và diện tích nấm nhỏ. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nấm mông chàm hóa là gì? Làm sao để điều trị? Nấm mông chàm hóa là gì? Điều trị bằng cách nào?

Nấm mông chàm hóa khiến vùng da tổn thương thường có dấu hiệu thâm nhiễm, cứng cộm và ngứa ngáy…

cách trị nước ăn chân 10+ cách trị nước ăn chân tại nhà hiệu quả cực nhanh

Có nhiều cách trị nước ăn chân tại nhà được chỉ định cho các trường hợp nhẹ để giảm ngứa…

Ngứa da đầu: Nguyên nhân và cách trị vĩnh biệt ngứa

Ngứa da đầu là một tình trạng ngoài da khá phổ biến gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến…

Nấm da không ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nấm da không ngứa có thể là biểu hiện ban đầu của một số vấn đề như nấm móng, nấm…

Bệnh nấm Candida là gì? Dấu hiệu nhiễm nấm và cách điều trị

Nấm Candida là một phần của hệ vi sinh tự nhiên trong cơ thể người. Nấm có thể được tìm…

Bình luận (1)

  1. Điền
    Điền says: Trả lời

    Đây là bài thứ 2 tôi được trên web này, cả 2 bài đều có nội dung gần gũi, rõ ràng cụ thể. Cảm ơn TDT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua