Cách Chữa Viêm Nhiễm Phụ Khoa Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả
Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không từ lâu đã được các bà và các mẹ truyền tai nhau không chỉ bởi nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản mà bài thuốc khá an toàn và hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng điều trị lâu dài mà không lo tác dụng phụ.
Tác dụng chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không
Trong Đông y, lá trầu không có mùi thơm hắc, vị cay nồng và có tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng và trừ phong. Cứ 100 gram lá trầu không có thể chứa tới 2,4% tinh dầu. Trong đó, thành phần chính của tinh dầu lá trầu không thuộc nhiều nhóm chất khác nhau có tính kháng sinh mạnh mẽ. Đồng thời có tác dụng ức chế và tiêu diệt nhiều chủng khuẩn, chủng nấm khác nhau như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ và phế cầu khuẩn.
Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ rõ, lá trầu không chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như:
- Chavibetol
- Methyl eugenol
- Chavicol
- Carvacrol
- Cineol
- Allylcatechol
- Estragol
- P-cymen
- Caryophyllen
- Tanin
- Cadinen
- Vitamin
- Các axit amim
Những hoạt chất này đều có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, vi rút khá tốt. Chưa kể đến, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Ung thư Nam Á đã từng công bố các thành phần chiết xuất từ lá trầu không có thể tiêu diệt được khối u thí nghiêm trên cơ thể động vật. Điều này cho thấy, lá trầu không là một trong những vị thuốc kháng sinh cực mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn hoặc song cầu khuẩn,… Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này, lá trầu không trở thành bài thuốc truyền miệng giúp giảm nhanh triệu chứng viêm nhiễm do bệnh phụ khoa gây nên.
Gợi ý: Khi Nào Nên Chữa Bệnh Phụ Khoa Bằng Rau Diếp Cá?
Cách dùng lá trầu không chữa bệnh phụ khoa
Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không đã trở nên khá phổ biến và được rất nhiều chị em lựa chọn bởi bài thuốc mang lại tính hiệu quả cao, đặc biệt khá an toàn. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các cách chữa bệnh bằng lá trầu không, người bệnh nên chuẩn bị lá trầu không theo những tiêu chuẩn sau đây:
- Nên chọn những lá trầu quế: Lá trầu không được chia làm hai loại khác nhau là trầu quế và trầu mỡ. Lá trầu quế có hình dạng nhỏ và có vị cay, còn lá trầu mỡ thường to bản hơn
- Sử dụng lá trầu không có nguồn gốc rõ ràng: Xác định nguồn gốc lá trầu không là điều hết sức cần thiết, giúp người bệnh tránh những loại lá còn chứa thuốc bảo vệ thực vật hoặc các hóa chất khác. Từ đó, giúp làm giảm thiểu nguy cơ hình thành rủi ro, tăng tác dụng điều trị bệnh
- Chọn lá trầu không tươi xanh, không úa vàng
Sau khi đã lựa chọn được lá trầu không đảm bảo chất lượng, người bệnh có thể áp dụng các cách thông dụng sau đây để chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không.
Xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy ở âm đạo
Tham khảo thêm: Điều Trị Bệnh Phụ Khoa Bằng Y Học Cổ Truyền – AN TOÀN HIỆU QUẢ
1. Xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa
Cách xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa được thực hiện như sau:
- Hái một nắm lá trầu không đem rửa sạch, sau đó cho thêm nước và đun sôi khoảng 15 phút
- Sau đó thêm vào một lượng muối vừa phải, khuấy tan và đổ ra chậu nhỏ
- Chờ nước nguội bớt, người bệnh ngồi vào vị trí cao hơn chậu để hơi nước bốc lên vùng kín
Xông hơi giúp các hoạt chất chứa trong lá trầu không thấm sâu vào bên trong giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu. Đồng thời, biện pháp này còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm, vi khuẩn gây bệnh và làm giảm mùi hôi ở vùng kín. Tuy nhiên, trong quá trình xông hơi bằng lá trầu không chữa viêm nhiễm phụ khoa, bệnh nhân nên lưu ý những điểm sau đây:
- Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi tiến hành xông hơi
- Thời gian xông hơi khoảng 10 phút không nên xông quá lâu
- Nước xông hơi không được quá nóng, tránh hơi nước bốc lên gây tổn thương vùng kín
- Tùy theo tình trạng bệnh mà số lần xông hơi có thể gia giảm trong tuần. Nếu muốn đạt được kết quả trị liệu tốt, người bệnh có thể thực hiện hàng ngày cùng với việc vệ sinh âm đạo bằng nước lá trầu không đun để nguội. Nhưng, tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo
- Nên hạn chế quan hệ tình dục trong quá trình điều trị tránh tình trạng viêm nhiễm ngày càng tồi tệ hơn
- Trong quá trình sử dụng lá trầu không chữa bệnh phụ khoa nếu triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên ngưng sử dụng. Đồng thời nếu thấy xuất hiện nhiều khí hư và ngứa ngáy tăng dần, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện thăm khám.
Tham khảo thêm: Dùng lá bàng chữa viêm phụ khoa có hiệu quả không?
2. Bài thuốc rửa từ lá trầu không chữa bệnh phụ khoa
Bên cạnh bài thuốc xông, bệnh nhân có thể sử dụng lá trầu không chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng cách dưới đây:
- Sử dụng một nắm lá trầu không rửa sạch và cho vào nồi, đun sôi để nguội
- Sau đó, pha loãng dung dịch nước thuốc bằng cách pha thêm một lượng nước vừa phải
- Dùng nước này rửa bên ngoài vùng kín
Với cách chữa viêm nhiễm phụ khoa này, bệnh nhân chỉ cần kiên trì thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để có được kết quả điều trị như mong muốn.
Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không để rửa vùng kín:
- Chỉ nên dùng nước lá trầu không rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng âm đạo. Tuyệt đối không thụt rửa sâu bên trong, bởi cách làm này không chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Nước lá trầu không chỉ nên dùng trong ngày và không được để qua đêm. Tránh trường hợp dùng lại nước thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vì lá trầu không có thể phản ứng với không khí gây độc.
- Khi sử dụng nước lá trầu không rửa vùng kín, người bệnh nên chờ nước thật nguội. Bởi da vùng kín rất nhạy cảm, rất dễ gây bỏng và làm tăng khả năng viêm nhiễm bệnh phụ khoa.
- Không nên lạm dụng nước lá trầu không để rửa vùng kín chữa bệnh phụ khoa, tránh trường hợp gây khô vùng kín.
Chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không tuy mang lại kết quả điều trị tích cực nhưng người bệnh cũng hết sức thận trọng. Bởi việc sử dụng lá trầu không liên tục trong khoảng thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến vùng kín và làm tăng tình trạng viêm. Do đó, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
⇒ Có thể bạn quan tâm:
- Thuốc trị viêm phụ khoa nào hiện nay tốt nhất? Lưu ý khi dùng
- Các Phòng Khám Phụ Khoa Quận 7 An Toàn Tốt Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!