Khám phụ khoa bao gồm những gì? Lưu ý trước và sau khi khám

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Khám phụ khoa định kỳ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nữ giới và hạnh phúc gia đình. Vậy khám phụ khoa gồm những gì, cần lưu ý điều gì trước và sau khi khám? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Tầm quan trọng của việc khám phụ khoa

Theo thống kê của bộ y tế năm 2014, Việt Nam có hơn 90% phụ nữ đã từng bị mắc các bệnh phụ khoa ít nhất 1 lần. Do tâm lý chủ quan và không coi trọng việc đi khám phụ khoa khiến tỷ lệ mắc bệnh ở các chị em ngày một tăng cao.

Khi các bệnh viêm nhiễm phụ khoa không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, các trường hợp bị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thử buồng trứng,… là những loại bệnh phụ khoa đứng đầu ở phụ nữ, thường phát hiện ở giai đoạn muộn khiến tỷ lệ tử vong cao.

Tầm quan trọng của việc khám phụ khoa
Khám phụ khoa giúp sớm phát hiện những bất thường của cơ quan sinh sản để có biện pháp điều trị kịp thời.

Khám phụ khoa định kỳ giúp xác định sức khỏe sinh sản ở bộ phận sinh dục và khả năng sinh sản ở nữ giới.

  • Đối với trường hợp thông thường: Khám phụ khoa đều đặn giúp chị em kiểm tra được tình trạng sức khỏe của bản thân, giúp phòng tránh một số bệnh phụ khoa dễ mắc phải.
  • Đối với trường hợp chuẩn bị lập gia đình: Khám phụ khoa giúp bạn biết rõ về sức khỏe sinh sản của bản thân, có thể yên tâm chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân và quá trình làm mẹ sau này. 
  • Đối với những trường hợp gặp phải tình trạng bất thường: Khám phụ khoa có vai trò rất quan trọng và bắt buộc bạn phải thực hiện khi có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra vùng kín để phát hiện ra những bệnh phụ khoa bạn đang mắc phải, để có hướng điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó, khám phụ khoa còn giúp bạn phát hiện ra tình trạng rối loạn nội tiết, tìm ra biện pháp điều trị. Giúp hỗ trợ tư vấn sức khỏe sinh sản, cách phòng tránh thai an toàn, hiệu quả.

Như vậy, khám phụ khoa rất cần thiết đối với phụ nữ, có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe sinh sản và sinh lý nữ giới. Độ tuổi thích hợp nhất để khám là 21 tuổi và nên thường xuyên tái khám đều đặn 6 tháng 1 lần. 

Gợi ý: Viêm Phụ Khoa Nặng – Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Khám phụ khoa gồm những gì?

Khám phụ khoa gồm các thủ tục thăm khám các cơ quan ở bên trong bộ phận sinh dục nữ gồm buồng trứng, vòi tử cung, âm đạo và các bộ phận sinh dục bên ngoài. Khi đi khám, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát và chi tiết ở một số cơ quan thuộc bộ phận sinh dục. Đồng thời, tiến hành những xét nghiệm cần thiết để phát hiện ra bệnh lý.

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm như sinh thiết cổ tử cung, test pap,…

Tham khảo thêm: Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu – Cách xử lý

Các xét nghiệm cần làm khi đi khám phụ khoa

Thông thường, khi đi khám phụ khoa sẽ được thực hiện các bước sau đây:

Các xét nghiệm cần làm khi đi khám phụ khoa
Một số xét nghiệm trong khám phụ khoa giúp chẩn đoán và xác định chính xác bệnh

Khám phụ khoa sẽ được thực hiện các bước sau đây:

Kiểm tra tổng quát: Bác sĩ tiến hành lấy thông tin về chiều cao, cân nặng, huyết áo, tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử bệnh lý để làm cơ sở chẩn đoán bệnh, đưa ra phác đồ khám cụ thể.

Khám cơ quan sinh dục: Kiểm tra các cơ quan sinh dục dưới và cơ quan sinh dục trên để phát hiện các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm, dị vật đường sinh dục. Trong quá trình kiểm tra nếu nghi ngờ bị mắc bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân, chẩn đoán chính xác về bệnh.

Siêu âm âm đạo: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt đưa vào âm đạo để quan sát, đánh giá tử cung, buồng trứng và các thành phần khác. Giúp phát hiện ra các dị dạng, bất thường ở tử cung và phần phụ nếu có. 

Xét nghiệm Pap smear: Đây là xét nghiệm kiểm tra mẫu tế bào ở cổ tử cung, được xem là xét nghiệm rất quan trọng. Giúp phát hiện những tổn thương bất thường bên trong cổ tử cung, sớm phát hiện dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Phụ nữ 21 tuổi trở lên nên tiến hành xét nghiệm này 3 năm/lần cho đến khi 65 tuổi.

Khám trực tràng: Bác sĩ sử dụng ngón tay đã đeo găng và bôi trơn đưa vào trực tràng để kiểm tra cơ giữa âm đạo và hậu môn xem có khối u nào không và thực hiện một số xét nghiệm khác.

Siêu âm tuyến vú: Siêu âm tuyến vú giúp bạn phát hiện những bất thường ở tuyến vú như u hạch, ung thư vú. Bạn nên siêu âm vú 1 lần/năm, thực hiện đến khi 75 tuổi.

Khám vùng bụng: Nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng dưới để kiểm tra hình dạng, kích thước và vị trí tử cung. Kiểm tra xem buồng tử cung có mở rộng và khối u nào không.

Các xét nghiệm cần làm khi đi khám phụ khoa
Khám vùng bụng giúp phát hiện những bất thường ở ổ bụng

Xét nghiệm CA – 125: Đây là xét nghiệm giúp kiểm tra sự phát triển của các tế bào ung thư tại buồng trứng. Protein CA -125 là một kháng nguyên ung thư, kiểm tra nồng độ CA – 125 trong máu giúp phát hiện bất thường và ung thư buồng trứng ở nữ.

Xét nghiệm nội tiết tố: Tiến hành xét nghiệm phát hiện ra những rối loạn, sự suy giảm nội tiết tố để xử lý nhanh chóng, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này. Các chỉ số nội tiết tố gồm Estradiol, Progesterol, Prolactin, FSH, và LH có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tâm sinh lý nữ giới, khả năng sinh sản của chị em.

Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại: Sau khi tiến hành kiểm tra tổng quát và nắm được những thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ cho ra kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Cuối cùng là hẹn lịch tái khám để kiểm tra quá trình điều trị

Đọc thêm: Chữa Viêm Phụ Khoa Bằng Tỏi – Phương Pháp Này Có Hiệu Quả Không?

Những lưu ý trước và sau khi khám phụ khoa

  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi đi khám phụ khoa, không nên đi khám khi chưa sẵn sàng.
  • Chia sẽ với bác sĩ về những bất thường, thói quen vệ sinh và tần suất quan hệ tình dục,… để hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và xác định rõ tình trạng bệnh
  • Trong vòng 48 tiếng trước khi đi khám phụ khoa bạn không nên uống nước, sử dụng băng vệ sinh, không quan hệ tình dục và sử dụng kem hoặc thuốc bảo vệ trong âm đạo.
  • Vệ sinh âm đạo sạch sẽ bằng nước ấm, không thụt rửa sâu bằng các dung dịch có tính kích ứng mạnh.
  • Không nên đi khám phụ khoa khi đang đến kỳ kinh nguyệt, máu kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, không cho kết quả chính xác. Đi khám phụ khoa tốt nhất là 3 ngày sau khi hết kỳ hành kinh.
  • Khi đi khám phụ khoa nên mặc quần áo rộng rãi, thoái mái, không nên mặc quần áo bó sát gây bất tiện khi đi khám.
  • Nếu không có nghi ngờ về tình trạng sức khỏe ở cơ quan sinh sản, nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần. Đi khám phụ khoa ngay khi có những dấu hiệu bất thường tại vùng kín như: ngứa rát, khí hư ra bất thường, mùi hôi khó chịu, đau khi quan hệ tình dục,…

Trên đây là những thông tin về khám phụ khoa có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích và sự cần thiết của nó, để có biện pháp chăm sóc bản thân tốt nhất. Khám phụ khoa định kỳ giúp bạn phòng ngừa, phát hiện các căn bệnh viêm nhiễm và có biện pháp điều trị bệnh kịp thời.

==> Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 15:34 - 04/03/2024 - Cập nhật lúc: 17:02 - 05/04/2024
Chia sẻ:
Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì, kéo dài bao lâu?

Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra trước khi xuất hiện kinh nguyệt từ 1 - 2 tuần. Các triệu…

Bị buồng trứng đa nang vẫn có thai tự nhiên, sinh con được?

Phụ nữ bị buồng trứng đa nang vẫn có thai tự nhiên và sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiện, hội…

Bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa u xơ tử cung hiện đang được nhiều chị em tin dùng Diệp Phụ Khang Chữa U Xơ Tử Cung – Loại Bỏ Những “Nỗi Đau” Khó Nói

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến nhất với chị em phụ nữ từ độ…

U40 thoát khỏi những ngày tháng mệt mỏi do u xơ tử cung nhờ phương pháp điều trị đặc biệt tại Thuốc dân tộc U40 Chữa Khỏi U Xơ Tử Cung Nhờ Giải Pháp Điều Trị Đặc Biệt Tại Thuốc Dân Tộc

Sự tồn tại của những khối u luôn là điều khiến tất cả chúng ta lo ngại đến mất ăn,…

viêm cổ tử cung mãn tính Viêm cổ tử cung mãn tính nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm cổ tử cung mãn tính đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở cơ quan này. Bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua