6 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương đơn giản
Có nhiều cách dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày hiệu quả, đơn giản như việc nấu nước uống, giã nát đắp hay chế biến thành món ăn… Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu một cách nhanh chóng, phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương có thực sự hiệu quả?
Cây rau mương còn được gọi là rau mương đất, rau lục, rau mương thon, rau mương nằm… Chúng xuất hiện rất nhiều ở bờ hồ, bờ sông, trong vườn nhà, rất dễ tìm thấy và thu hoạch.
Theo Đông y, loại rau này có vị ngọt, tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc hiệu quả, vì vậy được sử dụng như một bài thuốc phổ biến để điều trị các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày.
Sử dụng loại rau này giúp làm dịu các triệu chứng đau rát thượng vị do trào ngược dạ dày gây ra. Ngoài ra còn bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa acid dịch vị, giảm thiểu các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi…
Bên cạnh đó, rau mương còn có tác dụng tiêu diệt khuẩn HP, giúp ổn định tiêu hóa, ngăn chặn sự phát triển thành viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Với sản lượng dồi dào, dễ tìm, giá thành rẻ, cách sử dụng đơn giản nhưng lại hiệu quả cao, loại rau này hiện đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của những người đang gặp phải vấn đề về trào ngược.
Một ưu điểm vượt trội khác của rau mương là có nguồn gốc từ tự nhiên, lành tính, không tác dụng phụ, thích hợp với nhiều cơ địa nên vô cùng an toàn, có thể sử dụng lâu dài.
Tham khảo thêm: Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam tại nhà
Gợi ý 6 cách dùng rau mương chữa trào ngược dạ dày hiệu quả mà có thể bạn chưa biết
Việc chữa trào ngược dạ dày bằng rau mương là một phương pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến, mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người bệnh.
1. Sắc nước cây rau mương
Trào ngược dạ dày tạo ra nhiều cảm giác khó chịu như nóng rát cổ họng, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng… khiến việc ăn uống không còn ngon miệng, tự ti khi giao tiếp. Vì vậy, việc sắc nước rau mương khô để uống giúp cải thiện các triệu chứng này nhanh chóng, hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một lượng rau mương tươi.
- Rửa sạch rau mương, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 3cm.
- Đem rau vừa cắt phơi trực tiếp dưới trời nắng hoặc sấy khô bằng máy.
- Rau đã khô thì cho vào túi hoặc bình thủy tinh để bảo quản, để nơi khô ráo tránh ẩm mốc.
Cách dùng:
- Lấy một nắm rau mương khô vừa đủ, bỏ vào nồi nấu cùng 1,5 lít nước.
- Đun với lửa lớn cho đến khi sôi và sắc xuống còn 700ml.
- Chắc ra cốc và uống hết trong ngày.
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày.
2. Uống nước cốt rau mương
Đây là cách thực hiện đơn giản nhất, có khả năng giữ lại toàn bộ tinh chất của rau mương, mang đến hiệu quả điều trị cao. Phương pháp này rất thích hợp với những người bận rộn.
Chuẩn bị:
- Một lượng rau mương vừa đủ
- Máy xay sinh tố
- Vải mỏng
- 1 thìa đường trắng
Cách thực hiện:
- Ngâm rau mương trong nước muối khoảng 10 phút.
- Rửa sạch lại với nước và vớt ra để ráo.
- Cắt rau mương thành những đoạn nhỏ khoảng 2 – 3cm.
- Dùng chày giã nhuyễn hoặc cho rau mương vào máy xay.
- Cho hỗn hợp rau xay nhuyễn ra một tấm vải sạch, vắt kỹ để lấy hết nước cốt.
- Cho nước cốt ra ly, thêm 1 muỗng đường trắng để dễ uống hơn.
Cách dùng:
- Uống trực tiếp nước cốt rau tươi vừa mới vắt.
- Nên dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Tham khảo thêm: Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ có thực sự hiệu quả?
3. Đắp lá rau mương
Đây là phương pháp dành cho những ai không muốn uống trực tiếp nước rau mương. Khi sử dụng, tinh chất từ rau mương sẽ thấm trực tiếp qua da, giúp giảm đau dạ dày, cải thiện các triệu chứng tại chỗ một cách nhanh chóng.
Chuẩn bị:
- Một nắm lá rau mương tươi
- Vải sạch
Cách thực hiện:
- Ngâm rau mương trong nước muối, sau đó để ráo.
- Cho rau mương vào máy xay để xay nhuyễn, nếu không có máy xay thì có thể dùng cối để giã nát.
- Dùng vải sạch bọc lại lượng rau mương vừa giã nát.
- Đắp trực tiếp lên vùng thượng vị bị trào ngược.
- Để yên trong khoảng 20 – 30 phút để tinh chất từ từ ngấm vào da.
Lưu ý:
- Thực hiện đắp mỗi ngày/ lần
- Kiên trì liên tục từ 10 – 14 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất
- Tuyệt đối không sử dụng cho vùng da bị trầy xước, có vết loét, vết thương hở… để tránh nhiễm trùng.
4. Dùng rau mương ngâm rượu
Rượu có tính ấm nóng, là một chất xúc tác cực kỳ hiệu quả để dẫn các hoạt chất có trong rau mương đến dạ dày, cắt nhanh các cơn trào ngược, cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ chua…
Chuẩn bị:
- Một lượng rau mương tươi.
- 1 lít rượu trắng
Cách thực hiện:
- Ngâm rau mương trong nước muối để loại bỏ tạp chất, sau đó vớt ra để ráo.
- Sau đó cắt nhỏ rau mương thành những khúc vừa đủ rồi cho vào bình thủy tinh.
- Đổ rượu trắng vào bình sao cho ngập hết rau.
- Đậy kín nắp bình, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Rượu ngâm khoảng 15 ngày là có thể sử dụng.
Cách dùng:
- Nên uống mỗi ngày 2 lần và trước bữa ăn khoảng 30 phút.
- Dùng khoảng 10 – 15ml/ lần.
Lưu ý:
- Tuy rượu rau mương hỗ trợ cải thiện trào ngược hiệu quả, nhưng chỉ nên sử dụng lượng vừa đủ, việc lạm dụng rượu có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.
- Những người có vấn đề về nóng gan, tăng men gan, viêm gan… thì nên cân nhắc việc sử dụng rượu.
Tham khảo thêm: Cách Dùng Rượu Tỏi Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà
5. Nấu cháo rau mương
Đây là một món ăn không chỉ ngon mà còn có tác dụng làm ấm dạ dày, cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, kích thích tiêu hóa, giảm cảm giác khó chịu do acid dạ dày lên vòm họng.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá rau mương tươi
- 100g gạo
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Vo gạo, cho vào nồi, nấu cùng 1 lít nước cho đến khi chín nhừ.
- Rửa sạch rau mương, cắt nhỏ và cho vào nấu cùng cháo, nêm thêm một ít gia vị.
- Để sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Cho cháo ra bát và ăn ngay khi còn nóng.
- Ăn cháo liên tục khoảng 4 – 5 lần/ tuần để đảm bảo mang đến hiệu quả.
6. Món rau mương xào thịt
Nếu như bạn không thích những cách uống nước cốt, uống trà rau mương thông thường, thì có thể biến tấu chúng thành một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, không chỉ phù hợp để ăn với cơm mà còn giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến dạ dày.
Chuẩn bị:
- 1 nắm rau mương tươi, non
- 1 lượng thịt heo nạc vừa đủ
- Hành phi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau mương và thịt heo.
- Băm nhỏ thịt nạc, cũng có thể cho vào máy xay.
- Uớp thịt đã xay cùng với gia vị vừa đủ, để yên trong 15 phút cho gia vị thấm đều.
- Cho hành vi vào chảo dầu đảo đều, sau đó cho thịt heo vào xăn lại.
- Khi thịt đã chín, cho rau mương vào xào cùng, nêm nếm thêm để hợp khẩu vị.
- Khi rau vừa mềm tới, tắt bếp và bày thức ăn ra đĩa.
- Thưởng thức với cơm nóng.
Những đối tượng không nên sử dụng cây rau mương trị trào ngược dạ dày
Tuy lành tính, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng rau mương để chữa trào ngược dạ dày, những trường hợp sau nên thận trọng khi sử dụng loại rau này:
- Rau mương có tính hàn, vì vậy không thích hợp với người có thể trạng lạnh, dễ bị cảm lạnh…
- Người đang gặp vấn đề về tiêu chảy
- Trẻ em dưới 1 tuổi
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Người có tiền sử dị ứng với các loại rau khác
Tham khảo thêm: 5 Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Mật Ong “Cực Nhạy”
Những lưu ý khi áp dụng các cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương tại nhà
Rau mương được nhiều người tin dùng để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày nhờ các đặc tính làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm viêm. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Loại rau này là một bài thuốc thảo dược đến từ tự nhiên, có chức năng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày, nhưng hoàn toàn không thay thế phương pháp điều trị y khoa, nhất là đối với trường hợp nặng.
- Nên kết hợp bài thuốc này với chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các thực phẩm cay nóng, chất kích thích, nước có ga… để nhanh đạt được hiệu quả.
- Nên sử dụng bài thuốc này đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời gian, việc lạm dụng có thể gây ra tác dụng ngược không mong muốn.
- Chọn nguyên liệu từ các nguồn sạch, tránh những khu vực có nước bẩn, có thuốc diệt cỏ…
- Rau phải được rửa sạch sẽ với nước muối để loại bỏ tạp chất, an toàn hơn khi sử dụng.
- Các phương pháp tự nhiên thường có hiệu quả chậm, cần kiên trì thực hiện đều đặn và lâu dài.
- Ngừng sử dụng ngay lập tức nếu có các triệu chứng khó chịu.
- Nếu sau một thời gian dùng rau mương mà chứng trào ngược vẫn không cải thiện, cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và thay bằng các biện pháp phù hợp hơn.
Với những công dụng làm dịu niêm mạc và giảm viêm, rau mương thực sự là một “vị cứu tinh” cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, để phương pháp dùng rau mương chữa trào ngược dạ dày đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp chúng với chế độ ăn uống lành mạnh và tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 5 bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
- Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng như thế nào cho đúng?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!