Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Trứng? Điều Cần Biết
Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không và ăn như thế nào đúng cách là những câu hỏi thắc mắc của không ít người bệnh. Trên thực tế, đây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và những người đang bị trào ngược axit dạ dày thực quản hoàn toàn có thể ăn được trứng với lượng hợp lý.
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không?
Trứng là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Thực phẩm này cung cấp một lượng lớn Vitamin A, D, E, B12; chất chống oxy hóa; Protein; Axit béo omega-3; Sắt, choline; Lutein và Zeaxanthin cùng hoạt chất Selenium trong lòng trắng trứng.
Sở hữu nguồn dưỡng chất phong phú, trứng được khuyên dùng cho những người đang trong thời kỳ dưỡng bệnh, phụ nữ mang thai cần bồi bổ sức khỏe và cả bệnh nhân đang có vấn đề về dạ dày.
Như vậy, người bị trào ngược dạ dày có thể ăn được trứng, bao gồm cả trứng gà, trứng vịt, trứng cút và một số loại trứng khác. Bổ sung trứng vào thực đơn với số lượng và tần suất sử dụng hợp lý có thể mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh như:
- Trong trứng chứa hàm lượng cao các vitamin, dưỡng chất thiết yếu giúp hỗ trợ làm lành những tổn thương tại lớp niêm mạc dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, trơn tru hơn.
- Trong lòng trắng trứng chứa rất ít cholesterol và chất béo nên không gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của dạ dày.
- Trứng khá mềm nên giảm thiểu áp lực cho thành dạ dày, giảm thiểu sản sinh nhiều axit dạ dày có hại.
Ngoài ra, ăn trứng còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe tổng thể của người bệnh. Bao gồm:
- Tốt cho mắt: Thành phần vitamin A, Zeaxanthin và lutein giúp bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây hại, hạn chế tình trạng rối loạn ở mắt và phòng ngừa chứng bệnh đục thủy tinh thể.
- Giúp xương chắc khỏe: Hàm lượng protein cao trong trứng cùng các chất axit amin hỗ trợ phát triển cơ bắp, xương khớp chắc khỏe, giúp bạn có một vóc dáng chuẩn, đẹp mà vẫn đảm bảo khỏe mạnh.
- Tăng cường quá trình trao đổi chất: Hầu hết các thành phần có trong trứng đều tốt và an toàn cho cơ thể, đặc biệt là hoạt chất Choline có khả năng kích thích quá trình trao đổi chất tại một số cơ quan như gan, thận, hệ thần kinh…
- Giảm nguy cơ đột quỵ: Có khá nhiều nghiên cứu cho rằng sử dụng trứng đúng cách giúp giảm đến 26% nguy cơ bị đột quỵ. Không những vậy, hàm lượng protein và sắt cao trong trứng còn hỗ trợ kiểm soát chỉ số huyết áp, phòng ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả.
- Có lợi cho hệ tim mạch: Hàm lượng cao omega-3 trong trứng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, phòng ngừa các bệnh lý liên quan. Điều này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học với kết quả thường xuyên ăn trứng giúp giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tim.
- Nâng cao hệ miễn dịch: Những người đang ốm, mệt, yếu trong người hoặc suy nhược cơ thể sử dụng trứng sẽ giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe, lấy lại tinh thần phấn chấn. Tất cả là nhờ khả năng bổ sung đầy đủ dưỡng chất và nâng cao hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Kiểm soát cân nặng: Đối với những người đang ăn kiêng hoặc muốn siết cân nặng thì trứng là nguồn thực phẩm tuyệt vời không nên bỏ qua. Trung bình trong một quả trứng chứa rất nhiều các dưỡng chất cần thiết, ngoại trừ chất béo nên khi sử dụng bạn vẫn sẽ được cung cấp đủ năng lượng cho một ngày dài hoạt động nhưng lại không gây mỡ thừa, kết hợp với tập thể thao sẽ giúp giảm cân hiệu quả.
>> Xem thêm: Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không?
Những món ăn ngon chế biến từ trứng tốt cho người trào ngược dạ dày
Để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu có trong trứng một cách an toàn nhất, bạn nên chế biến theo 1 trong 3 phương pháp sau:
1. Trứng luộc
Trứng luộc là món dễ chế biến và đơn giản quen thuộc với mọi gia đình. Cách chế biến này giúp giữ lại trọn vẹn các chất dinh dưỡng quý trong trứng và lại rất dễ ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
- Cho trứng vào nồi nước, đun sôi lên trong vòng 7 – 10 phút để trứng chín hoàn toàn.
- Lưu ý không luộc quá lâu vì sẽ làm giảm dưỡng chất và cũng không luộc quá nhanh vì trứng sống dễ có vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Như vậy càng làm tăng nặng các triệu chứng trào ngược dạ dày.
2. Trứng hấp
Nếu có nhiều thời gian hơn bạn có thể chế biến món trứng hấp. Cách thực hiện hơi cầu kỳ nhưng lại rất thơm ngon, hấp dẫn và tốt cho sức khỏe.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 2 quả trứng gà, 100ml nước lọc cùng một ít muối và mè rang.
- Đập trứng vào tô, cho vào một ít muối và 100ml nước lọc.
- Đánh lên cho trứng tan đều rồi lọc qua ray để giúp trứng chín không bị rỗ.
- Đặt vào nồi hấp cách thủy, đậy kín nắp và chỉnh lửa nhỏ.
- Khi trứng hơi đông lại cho mè lên bề mặt rồi tiếp tục hấp cách thủy thêm 10 phút cho trứng chín hoàn toàn.
- Sau khi hoàn thành lấy ra ăn khi còn nóng, kiên trì ăn như vậy 2 – 3 lần/ tuần sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng trào ngược dạ dày.
3. Trứng gà kết hợp nghệ và mật ong
Mật ong và nghệ vàng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết tổn thương, viêm loét dạ dày hiệu quả. Sự kết hợp giữa 2 nguyên liệu này với trứng tạo thành món ăn bài thuốc đặc biệt tốt cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả trứng gà ta, 1 thìa cà phê bột nghệ và 2 thìa cà phê mật ong.
- Trước tiên, trộn nghệ và mật ong cùng một ít nước ấm.
- Sau đó cho lòng đỏ trứng gà vào, đánh lên cho tan đều rồi mang đi hấp cách thủy khoảng 10 phút.
- Cuối cùng khi đã hoàn thành lấy ra sử dụng ngay khi nóng ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
>>Mách bạn: Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ – Mẹo hay nên thử
Lưu ý người bệnh trào ngược dạ dày cần nắm rõ khi ăn trứng
Để có được những lợi ích tốt cho sức khỏe từ việc sử dụng trứng cũng như hạn chế những tác hại do sử dụng thực phẩm này không đúng cách, người bệnh trào ngược dạ dày cần chú ý nắm rõ một số vấn đề sau:
- Tối đa chỉ sử dụng 3 – 4 quả trứng/ tuần. Không nên ăn nhiều hơn số lượng này để tránh gây dư thừa dưỡng chất, đặc biệt là cholesterol có hại cho sức khỏe.
- Người bệnh trào ngược dạ dày tuyệt đối không được ăn trứng sống, chế biến chưa chín kỹ vì rất dễ gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí làm tăng nặng các triệu chứng trào ngược dạ dày như khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, táo bón…
- Đối với một số loại trứng khác như trứng vịt lộn, trứng gà lộn, trứng ngỗng, trứng đà điểu… cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên chỉ được ăn tối đa 1 – 2 quả/ tuần.
- Hạn chế chế biến trứng theo dạng chiên, ốp la nhiều dầu mỡ để giảm áp lực cho dạ dày.
Như vậy, với thắc mắc “bị trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không” thì chúng ta có thể khẳng định là có. Người bệnh hoàn toàn có thể ăn trứng, tuy nhiên cần giới hạn số lượng cho phù hợp và ưu tiên các dạng chế biến đơn giản để không tạo thêm gánh nặng cho dạ dày.
Có thể bạn quan tâm
- Trào ngược dạ dày có ăn được chuối không? Nên ăn vào lúc nào?
- Bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì tốt?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!