Thực quản là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo & thông tin cần biết
Thực quản là phần đầu tiên của hệ thống tiêu hóa chịu trách nhiệm đưa thức ăn xuống dạ dày. Thực quản đóng vai trò khá quan trọng trong cơ thể người và rất dễ bị tổn thương. Một số người thường thờ ơ với các thông tin liên quan đến cơ quan này, nhưng không biết rằng tại đây rất dễ xuất hiện những bệnh lý phức tạp.
Thực quản là gì, nằm ở đâu?
Thực quản là một ống cơ rỗng, vận chuyển nước bọt, chất lỏng và thức ăn từ miệng đến dạ dày. Khi đứng thẳng, thực quản thường có chiều dài từ 25 đến 30 cm, chiều rộng trung bình khoảng 1,5 đến 2 cm. Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong quá hệ tiêu hóa của con người.
Cơ quan này nằm song song với khí quản, ở bên trái của tim và trước cột sống. Do đó, các vấn đề liên quan đến thực quản hoặc khi ăn một món ăn quá nóng có thể dẫn đến một cơn đau ở gần tim hoặc cổ họng.
Cấu tạo của thực quản
Thực quản là một trong những phần trên cùng của hệ thống tiêu hóa. Về mặt giải phẫu học, thực quản được chia thành 3 đoạn chính:
- Đoạn cổ: có chiều dài khoảng 3 cm.
- Đoạn ngực: dài khoảng 20 cm.
- Đoạn bụng: có độ dài khoảng 2 cm.
Có rất nhiều mạch máu đi qua thực quản với nguồn cung cấp máu thay đổi theo quá trình và chiều dài của thực quản như sau:
- Phần trên của thực quản và cơ thắt thực quản trên nhận máu từ động mạch tuyến giáp.
- Đoạn ngực thực quản nhận máu từ động mạch phế quản và các nhánh thực quản nhận máu trực tiếp từ động mạch chủ ngực.
- Đoạn bụng thực quản và cơ vòng nhận máu từ động mạch dạ dày trái và động mạch phổi dưới bên trái.
Ngoài cùng thực quản là lớp mô liên kết, có tác dụng bao bọc và bảo vệ thực quản. Cấu tạo của lớp mô liên kết bao gồm các thành phần cụ thể như:
- Lớp cơ: Bao gồm cơ vân và cơ trơn, 1/3 thực quản là cơ vân còn lại là cơ trơn.
- Lớp dưới niêm mạc: Chứa các mạch máu và thần kinh thực quản.
- Lớp niêm mạc: Lót trong lòng thực quản và được cấu tạo từ các lớp đệm, cơ niêm, biểu mô và một số tuyến.
Cơ vòng thực quản trên và cơ vòng thực quản dưới là hai cấu trúc bao quanh hai đầu của thực quản. Chức năng đóng và mở của chúng đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình di chuyển thức ăn.
Xem thêm:Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng – Cách xử lý
Chức năng của thực quản
Mỗi cơ quan trong cơ thể đều sẽ có những nhiệm vụ và chức năng riêng. Thực quản sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày, đảm bảo quá trình nuốt diễn ra trơn tru.
1. Nuốt
Cơ quan này là một trong những thành phần đầu tiên của hệ thống tiêu hóa và đường tiêu hóa. Thức ăn đi qua miệng, vào thực quản và cuối cùng là đến dạ dày để quá trình tiêu hóa diễn ra.
Khi nuốt thức ăn, các nắp thanh quản di chuyển, đóng lại để ngăn chặn thực phẩm xâm nhập vào khí quản. Đồng thời, các cơ vòng thực quản trên mở ra cho phép thức ăn đi qua. Các cơn co thắt của cơ thực quản sẽ đẩy thức ăn đi dọc theo ống thực quản để vào dạ dày.
2. Giảm tình trạng trào ngược
Dạ dày sản xuất axit để tiêu hóa thức ăn. Axit dạ dày là một hỗn hợp axit mạnh bao gồm: Axit Hydrochloric (HCl), muối Kali và Natri để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng.
Sự co thắt của cơ thắt thực quản trên và dưới giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày và axit vào thực quản. Điều này góp phần bảo vệ niêm mạc thực quản và ngăn tình trạng ợ chua, ợ nóng, nôn.
Một số thông tin cần biết về thực quản
Giống như bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể, cơ quan này cũng có thể bị tổn thương. Do đó, việc nắm rõ một số bệnh lý, cách chẩn đoán và các biện pháp điều trị là cách bảo vệ thực quản tốt nhất.
1. Các bệnh thường gặp ở thực quản
Một số bệnh lý phổ biến bao gồm:
- Ợ nóng: Xảy ra khi cơ cơ thắt thực quản đóng không hoàn toàn. Điều này khiến các chất chứa trong dạ dày bao gồm axit trào ngược vào thực quản gây ợ nóng, ho hoặc khàn giọng.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Là tình trạng thức ăn, đồ uống và axit dạ dày trào ngược lên gây khó chịu, buồn nôn.
- Viêm thực quản: Là tình trạng thực quản bị viêm do kích ứng như do trào ngược, xạ trị ung thư hoặc nhiễm trùng gây ra.
- Loét thực quản: Là tình trạng tổn thương, xói mòn, loét ở niêm mạc tại cơ quan này.
- Co thắt thực quản: Thường gây ra các cơn đau thắt ở ngực, khó thở một cách đột ngột.
- Hẹp thực quản: Là tình trạng thực quản bị thu hẹp từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt.
- Barrett thực quản: Là tình trạng thay đổi cấu trúc cơ quan và có thể biến chứng thành ung thư.
- Hội chứng 3 chữ A: Là một bệnh lý hiếm gặp trong đó cơ thắt thực quản dưới không thể co giãn đúng cách dẫn đến tình trạng khó nuốt và nôn.
- Hội chứng Mallory – Weiss: Nôn hoặc tình trạng trào ngược có thể tạo ra vết rách ở niêm mạc thực quản. Điều này khiến thực quản bị chảy máu, máu ở thực quản chảy vào dạ dày và gây nôn ra máu.
- Hội chứng Plummer – Vinson: Là tình trạng bao gồm thiếu máu do thiếu sắt, viêm lưỡi, lưới thực quản và khó nuốt.
- Giãn tĩnh mạch thực quản: Là tình trạng tĩnh mạch trong thực quản có thể bị căng và phình ra ở bệnh nhân xơ gan. Đây là tình trạng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng.
- Ung thư thực quản: Thường không phổ biến nhưng là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng.
Tham khảo thêm: Cảnh giác với các biến chứng trào ngược dạ dày thực quản
2. Biện pháp chẩn đoán bệnh thực quản
Một số biện pháp, xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý liên quan bao gồm:
- Nội soi thực quản: Là việc sử dụng một ống dài có máy ảnh ở đầu để đưa vào thực quản thông qua miệng. Nội soi giúp bác sĩ kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng (ruột non).
- Theo dõi độ pH thực quản: Có thể giúp xác định nồng độ axit ở thực quản, kiểm tra và có biện pháp điều trị tình trạng trào ngược dạ dày.
- Sinh thiết: Thường được thực hiện thông qua nội soi, bác sĩ sẽ lấy mô hoặc tế bào của thực quản để thực hiện kiểm tra dưới kính hiển vi.
3. Một số biện pháp điều trị bệnh thực quản
Các loại thuốc và phương pháp thường được đề nghị để điều trị các bệnh lý ở cơ quan này bao gồm:
- Thuốc kháng Histamine H2: Thường được dùng để làm giảm axit, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và viêm thực quản.
- Thuốc ức chế bơm Proton: Có tác dụng là giảm axit dạ dày, điều trị các triệu chứng trào ngược và hỗ trợ làm lành các vết loét hoặc viêm ở cơ quan này.
- Phẫu thuật: Là phẫu thuật cắt bỏ thực quản hoặc một phần của thực quản, thường được áp dụng để điều trị ung thư thực quản.
- Làm giãn thực quản: Là việc đưa một dụng cụ có hình như quả bóng xuống thực quản và bơm phồng lên. Điều này tăng thể tích thực quản và cải thiện tình trạng khó nuốt.
- Thắt tĩnh mạch thực quản: Trong khi nội soi, bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị giống như dây cao su để quấn quanh tĩnh mạch thực quản. Biện pháp này thường được sử dụng trong trường hợp xuất huyết ở thực quản.
Gợi ý: Bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?
4. Cách phòng ngừa các bệnh liên quan đến thực quản
Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thực quản và duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, bạn có thể tham khảo và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Tăng cường chất xơ: Đưa vào chế độ ăn hàng ngày các loại rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp giảm áp lực lên thực quản khi thức ăn di chuyển xuống dạ dày.
- Hạn chế thực phẩm cay và axit: Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm có tính cay nóng hoặc chứa nhiều axit như ớt, nước sốt cà chua và các loại đồ uống có gas, nhằm bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi kích ứng.
- Kiểm soát sử dụng rượu và thuốc lá: Việc giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rượu và thuốc lá có thể giúp ngăn ngừa viêm thực quản và giảm nguy cơ ung thư thực quản.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng quá khổ hoặc béo phì làm tăng áp lực lên vùng bụng, có thể gây trào ngược axit vào thực quản. Giữ một chế độ ăn uống cân bằng và luyện tập thường xuyên có thể hỗ trợ duy trì cân nặng lành mạnh.
- Tránh nằm ngay sau bữa ăn: Đợi ít nhất một đến hai giờ sau bữa ăn trước khi nằm xuống giúp giảm nguy cơ trào ngược dịch vị vào thực quản, đặc biệt là vào buổi tối.
Thực quản là cầu nối thiết yếu giữa miệng và dạ dày, đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Không chỉ là đường dẫn cho thức ăn, nó còn bảo vệ cơ thể bằng cách điều phối sự di chuyển của thức ăn một cách an toàn và hiệu quả. Chính vì thế, việc bảo vệ thực quản không chỉ là việc giữ gìn một bộ phận, mà còn là việc chăm sóc toàn diện cho sức khỏe của cả cơ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Hẹp thực quản: Nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị?
- Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Có Lây Không? Thông tin cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!