Bị trào ngược dạ dày có đờm – Cách xử lý, điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng trào ngược dạ dày có đờm thường gây khó chịu ở cổ họng, đặc biệt là phần ở phía sau xương ức và cột sống.  Bệnh không được điều trị đúng cách có thể gây tổn thương cổ họng, dây thanh quản và các bộ phận khác của hệ thống hô hấp.

Trào ngược dạ dày có đờm là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày và thức ăn trào ngược lên thực quản, cổ họng, thậm chí là mũi của người bệnh. Điều này có thể gây kích thích, khó chịu, nóng rát ở cổ họng và các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Trong các trường hợp nặng, trào ngược axit có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn xâm nhập, gây tổn thương cổ họng. Lúc này, các biểu mô ở đường hô hấp sẽ tiết ra chất nhầy để bảo vệ cổ họng và đường hô hấp khỏi các tác nhân có hại, từ đó dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày có đờm ở cổ. Một số trường hợp còn bị ho do chất nhầy kích thích cổ họng.

trào ngược dạ dày có đờm
Tình trạng trào ngược dạ dày có thể dẫn đến việc hình thành đờm do axit gây tổn thương niêm mạc họng

Hiện tượng bị trào ngược dạ dày gây ho có đờm thường phổ biến vào ban đêm, khi người bệnh nằm ngủ. Lúc này dạ dày nằm ngàng với thực quản, khí quản và làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Một số người cũng bị trào ngược dạ dày có đờm nghiêm trọng vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Trào ngược axit dạ dày không chỉ gây ra đờm mà còn làm tăng nguy cơ viêm họng, khó nuốt và các bệnh đường hô hấp khác. Nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và gây khó khăn cho việc điều trị.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Bị trào ngược dạ dày có đờm nguy hiểm không?

Tình trạng trào ngược dạ dày có đờm không chỉ gây ho mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác ở đường hô hấp như:

bị trào ngược dạ dày có đờm ở cổ họng
Nếu không được điều trị tình trạng trào ngược kèm theo đờm có thể gây ho hoặc khó thở
  • Viêm thực quản: Tình trạng trào ngược axit dạ dày có thể gây viêm và kích thích thực quản. Điều này dẫn đến khó nuốt, đau nóng, loét thực quản. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây sẹo thực quản và gây hẹp thực quản.
  • Ho mãn tính: Một số người bị trào ngược dạ dày có đờm có thể thường xuyên có thói quen ho để loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng. Điều này cũng làm tăng nguy cơ viêm họng, khàn giọng và thay đổi giọng nói.
  • Hội chứng khó thở: Tình trạng trào ngược dạ dày ho có đờm có thể gây sẹo trong thực quản. Điều này có thể gây hẹp thực quản lành tính gây đau, khó nuốt và khó thở mãn tính.

Ngoài ra, nếu không được điều trị phù hợp, trào ngược dạ dày có đờm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản. Đây là một dạng thay đổi tính chất, thành phần của niêm mạc thực quản và có thể phát triển thành ung thư.

Cảnh báo: Trào ngược dạ dày gây hôi miệng – Phải trị từ gốc

Trào ngược dạ dày có đờm khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tình trạng trào ngược dạ dày dẫn đến ho có đờm thường có thể kiểm soát được bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi:

chữa trào ngược dạ dày gây ho có đờm
Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị hợp lý

Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn một tuần

  • Khó nuốt, khó thở hoặc mở miệng
  • Đau khớp
  • Đau tai
  • Phát ban
  • Nổi mề đay
  • Xuất hiện khối u ở cổ
  • Đờm có máu hoặc các chất nhầy không xác định
  • Sốt cao hơn 38 độ
  • Đau ngực, cánh tay hoặc vai

Cách xử lý tình trạng trào ngược dạ dày ho có đờm

Việc điều trị tình trạng trào ngược dạ dày kèm theo ho có đờm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các biện pháp xử lý phổ biến thương bao gồm:

1. Thay đổi thói quen ăn uống

Thay đổi thói quen ăn uống có thể cải thiện các triệu chứng và biến chứng của trào ngược dạ dày, bao gồm việc gây ra đờm. Người bệnh có thể sử dụng các loại thức ăn, món ăn có tác dụng làm dịu cổ họng.

trào ngược dạ dày gây ho có đờm
Thay đổi thói quen ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược gây đờm ở cổ họng

Ngoài ra, một số vấn đề cần lưu ý trong chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng trào ngược gây ho có đờm như:

  • Tránh các loại thực phẩm có thể làm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trở nên nghiêm trọng. Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm: Thực phẩm có tính axit, cay hoặc quá béo.
  • Chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Tránh các loại đồ uống có thể kích thích niêm mạc thực quản như thức uống chứa caffein, thức uống có cồn, nước ngọt có gas.
  • Cố gắng không nằm tròng 3 – 4 giờ sau khi ăn để ngăn ngừa các triệu chứng.
  • Trao đổi với bác sĩ về loại thảo dược và thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Đừng bỏ qua: Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên kiêng gì, ăn gì ?

2. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày có đờm

Một số loại thuốc có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược gây đờm trong cổ họng. Các loại thuốc cụ thể bao gồm:

– Thuốc kháng Axit:

Đây là các loại thuốc trung hòa axit dạ dày và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược bằng muối hoặc Bicarbonate. Các thành phần phổ biến thường có trong thuốc kháng axit thường bao gồm:

  • Sodium Bicarbonate
  • Canxi Cacbonat
  • Magiê Hydroxit
  • Công thức Hydroxit nhôm

– Thuốc chẹn H2:

Đây là các loại thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào dạ dày sản xuất quá nhiều axit. Thuốc chẹn H2 có thể theo toa hoặc không. Các loại phổ biến thường bao gồm:

  • Cimetidine
  • Ranitidine
  • Nizatidine
  • Famotidine
thuốc điều trị trào ngược dạ dày có đờm
Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có thể giúp cải thiện triệu chứng ho có đờm

– Thuốc ức chế bơm proton:

Đây là loại thuốc mạnh nhất trong các loại thuốc hạn chế sản xuất axit dạ dày. Các loại thuốc ức chế bơm proton phổ biến thường bao gồm:

  • Omeprazole
  • Lansoprazole
  • Pantoprazole
  • Rabeprazole
  • Esomeprazole.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng trào ngược gây ho có đờm thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

Chẩn đoán và điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có đờm là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng tổn thương thực quản, cổ họng, phổi và thanh quản. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ điều trị của bạn để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Bạn nên tìm hiểu thêm:

Ngày đăng 08:51 - 25/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:18 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Cô Nguyễn Thị Xuân Phương Cô Phương – Bệnh nhân dạ dày tại Thuốc dân tộc: Sau 1 tháng điều trị, bệnh của tôi đã cải thiện rõ rệt

Phát hiện mình bị bệnh dạ dày từ tháng 3/2020, cô Nguyễn Thị Xuân Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội)…

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi – Ba mẹ cần làm gì?

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy…

Trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc? Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Ngũ Cốc Không?

Đối với câu hỏi "Trào ngược dạ dày có nên uống ngũ cốc?", các chuyên gia khuyên rằng người bệnh…

Sữa hạt có nhiều công dụng đặc biệt và rất tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không, Uống Loại Nào?

Sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và vô cùng quen thuộc trong…

Thuốc Gaviscon Trị Trào Ngược Dạ Dày – Cách Sử Dụng Và Giá Bán

Thuốc Gaviscon là thuốc điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc có xuất xứ từ nước Anh,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua