Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp để tình trạng viêm đường tiết niệu. Do đó, người bệnh cần nắm rõ thông tin viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để có sự hỗ trợ tốt nhất cho bệnh.

viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì
Người bệnh viêm đường tiết niệu nên có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh

Tổng quan về viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào của đường tiết niệu. Bao gồm thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo. Tương tự như viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu được được gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm mốc.

Hai chủng vi khuẩn là Escherichia coli và Staphylococcus saprophyticus là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường tiết niệu. Các triệu chứng bệnh phổ biến bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nước tiểu đục hoặc sẫm màu
  • Nước tiểu có mùi hăng
  • Có cảm giác trống rỗng ở bàng
  • Đau vùng xương chậu

Viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Tuy nhiên, nữ giới lại dễ mắc bệnh hơn nam giới. Điều này được giải thích là do niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Ngoài ra, chế độ ăn uống, thực phẩm tiêu thụ hàng ngày cũng có khả năng kích thích bàng quang và làm các triệu chứng viêm đường tiết niệu trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo một số nhóm thực phẩm nên sử dụng và cần kiêng khi bị viêm đường tiết niệu để hỗ trợ điều trị bệnh.

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất có thể tăng thêm năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chống lại bệnh tật. Một số thực phẩm người bệnh đường tiết niệu nên ăn bao gồm:

1. Nước ép nam việt quốc

Uống nước ép nam việt quất không đường là một trong những biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu tự nhiên phổ biến và nổi tiếng. Trong quả nam việt quất có chứa một hoạt chất được gọi là Proanthocyanidin có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn E.coli liên kết với các tế bào trong đường tiết niệu. Sử dụng nước ép nam việt quất mỗi ngày cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm bám vào thành đường tiết niệu và gây bệnh.

Nước ép nam việt quất tốt cho người viêm đường tiết niệu
Nước ép nam việt quất rất tốt cho người viêm đường tiết niệu

Ngoài ra, nước ép nam việt quất cũng chứa chất chống oxy hóa tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Nước ép nam việt quất đôi khi không có tác dụng điều trị rõ rệt đối với một số đối tượng. Tuy nhiên, nước ép cũng không gây hại đến cơ thể người bệnh. Điều quan trọng là hãy chọn nước ép nguyên chất, không đường và không chứa hương liệu hóa học hoặc chất phụ gia tạo mùi, vị ngọt.

2. Thực phẩm giàu Probiotic

Probiotic là các vi sinh vật có lợi cho hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của con người được bổ sung thông qua các loại thực phẩm. Probiotic có thể thúc đẩy sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột của người bệnh và chống lại một số bệnh lý.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy các chủng men vi sinh có thể làm giảm nguy cơ viêm niệu đạo, củng cố đường niệu đạo và chống lại các bệnh tật niệu đạo khác. Ngoài ra, Probiotic cũng tạo nên một hàng rào vi khuẩn bảo vệ trải dài từ âm đạo đến bàng quang để ngăn ngừa các bệnh lý phụ khoa.

Probiotic được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm lên men bao gồm kimchi, sữa chua, kefir,… và các chế phẩm sữa chua sinh học khác.

3. Tăng lượng vitamin C

Vitamin C hay còn được gọi là Axit Ascorbic thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Nhờ vào khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli, vitamin C có thể làm cho nước tiểu ít axit hơn và giảm tái viêm nhiễm đường tiết niệu.

Tăng lượng Vitamin C
Tăng lượng Vitamin C để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn E.Coli

Các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi ngày một người trường thành cần tiêu thụ 5.000 mg vitamin C để thúc đẩy quá trình điều trị viêm đường tiết niệu. Vitamin C được tìm thấy trong bắp cải, súp lơ, cà chua, quả mọng đỏ, kiwi, bông cải xanh, rau bina, ổi và bưởi.

4. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước các cách làm giảm nguy cơ Hydrat hóa, làm loãng bàng quang và giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn. Việc đi tiểu thường xuyên hơn có thể giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, uống nước cũng giúp thanh lọc có thể, loại bỏ độc tố và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ nước ở mỗi cá nhân là khác nhau, nhưng việc tiêu thụ nhiều nước không làm kích ứng hoặc nghiêm trọng hơn tình trạng viêm đường tiết niệu. Hãy uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày hoặc uống nước ngay khi cảm thấy hơi khát.

5. Trái cây và rau xanh

Trái cây tươi và rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể tăng lượng nước trong cơ thể và hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, sử dụng nhiều trái cây tươi cũng giúp tăng lượng nước tự nhiên trong cơ thể, thải độc và phòng chống các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu kiêng gì?

Một số loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chứa chất bảo quản có thể kích thích bàng quang và làm các triệu chứng viêm đường tiết niệu trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau:

1. Cà phê

Thức uống chứa caffeine điển hình là cà phê và thức uống này kích bàng quang, làm nghiêm trọng các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Một người tiêu thụ nhiều hơn 2 ly cà phê mỗi ngày có nguy cơ viêm đường tiết niệu cao hơn người không uống cà phê đến 64%.

Do đó, nếu bạn có thói quen sử dụng cà phê mỗi buổi sáng, hãy từ bỏ thói quen này và thay bằng trà thảo dược để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.

Người viêm đường tiết niệu cần tránh cà phê
Người viêm đường tiết niệu cần tránh cà phê và thức uống chứa caffeine nói chung

2. Soda  

Soda nói chung là thức uống có chứa caffeine, gas và chất tạo ngọt cũng như hương liệu. Ngoài ra, một số thành phần khác trong soda cũng được cho là có thể kích thích bàng quang và làm tăng khả năng viêm nhiễm đường tiết niệu ở một số đối tượng.

Do đó, tốt nhất người bệnh nên chỉ nên dùng trà thảo dược hoặc nước lọc để thay cho soda và các loại nước có gas khác.

3. Rượu

Rượu, bia hoặc bất cứ thức uống có cồn nào khác đều có thể tạo ra một lượng nước tiểu lớn và nhanh chóng. Điều này tạo áp lực lên bàng quang và làm suy yếu trương lực cơ xương chậu.

Rượu cũng được cho là gây kích thích bàng quang, đặc biệt là nếu bạn bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Vì vậy, hãy cắt giảm lượng rượu tiêu thụ mỗi ngày để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng. Tốt nhất là bạn nên từ bỏ rượu để bảo vệ sức khỏe tổng thể.

4. Thực phẩm cay

Mặc dù không phải ai cũng nhạy cảm với thực phẩm cay, tuy nhiên thức ăn cay được cho là có thể kích thích bàng quang khi bạn bị viêm đường tiết niệu.

Do đó, người có bệnh về đường tiết niệu nên từ bỏ thói quen tiêu thụ thực phẩm cay hoặc các loại gia vị cay nóng để hỗ trợ điều trị bệnh.

Người viêm đường tiết niệu cần tránh thức ăn cay
Thức ăn cay gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu

5. Thức ăn chứa chất tạo ngọt

Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn ngọt, đặc biệt là chất tạo ngọt nhân tạo sẽ làm tình trạng viêm đường tiết niệu trở nên nghiêm trọng. Thay vào đó, người bệnh về tiết niệu có thể tiêu thụ các loại trái cây có độ ngọt tự nhiên với liều lượng vừa phải. Điều này không gây hại cho đường tiết niệu và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng các loại thực phẩm ngọt.

Chế độ dinh dưỡng có thể giúp người bệnh hỗ trợ khắc phục biểu hiện viêm đường tiết niệu, đồng thời làm chậm diễn biến của bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị dứt điểm sớm mà chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, bệnh sẽ chuyển biến nặng gây nên những biến chứng nguy hiểm. Một trong những biến chứng phổ biến của viêm đường tiết niệu là suy thận, đây đang là bệnh lý khiến nhiều người lo lắng tìm cách khắc phục.

Viêm đường tiết niệu là một tình trạng phổ biến và có thể rất khó chịu. Một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ chất có thể hỗ trợ điều trị bệnh và chống tái nhiễm trùng. Người bệnh có thể tham khảo danh sách các loại thực phẩm tốt và không tốt cho người viêm đường tiết niệu trong bài viết này. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống.

Chia sẻ:
Các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu

Kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu có thể bao gồm Amoxicillin (Amoxillarocin), Penicillin hoặc Ceftriaxone (Rocephin),... Tuy nhiên,…

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô có khỏi không?

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô là mẹo điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Tuy nhiên…

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp để tình trạng viêm đường tiết niệu. Do đó, người…

Thuốc chữa trị hiệu quả Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu “Thông Bế Lợi Niệu Hoàn”

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu (bao gồm: thận, bàng quang…

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em – Dấu hiệu và cách chữa

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan bài tiết như thận,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua