Các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu
Kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu có thể bao gồm Amoxicillin (Amoxillarocin), Penicillin hoặc Ceftriaxone (Rocephin),… Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, phạm vi hoạt động cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều kháng sinh trị liệu ở mỗi người khác nhau.
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến thường gặp ở cả nam và nữ, không phân biệt tuổi tác. Bệnh hình thành khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân số lượng và định cư ở bàng quang, gây viêm nhiễm. Một khi xuất hiện, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn kéo theo nhiều phiền toái trong đời sống hàng ngày của bệnh nhân.
Không những thế, nguy cơ tái phát nhiễm tùng đường tiết niệu thường khá cáo. Nếu người bệnh không biết cách chữa trị đúng cách, bệnh chuyển biến nặng và gây nhiễm trùng thận, nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng. Do đó, để điều trị tận gốc và ngăn ngừa biến chứng, việc đầu tiên bệnh nhân cần làm alf đến bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết Niệu thăm khám. Dựa vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ thiết lập phác đồ điều trị phù hợp.
Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu
Để giải quyết triệt để bệnh viêm đường tiết niệu, kháng sinh chính là lựa chọn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để biết nên dùng loại kháng sinh nào với liều lượng bao nhiêu và thời gian sử dụng bao lâu, điều này còn tùy thuộc vào bệnh cảnh cụ thể của từng bệnh nhân.
Dưới đây là một số loại kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu thường được bác sĩ chỉ định bệnh nhân dùng như:
Kháng sinh thuộc nhóm Beta – lactamin
+ Phân nhóm Penicillin
- Penicillin G (benzylpenicillin): Thuốc thường được dùng với mục đích điều trị bệnh do nhiễm trùng vi khuẩn. Penicillin G hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn. Thuốc được sản xuất dưới hai dạng là dạng uống và tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch. Penicillin G thường gây các phản ứng phụ như đau cơ, sưng mắt cá chân, yếu cơ, nước tiểu có màu sẫm, cơ thể mệt mỏi, nhịp tim không đều,… Khi gặp phải các biểu hiện này, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám sớm. Liều dùng ở trẻ em dưới dạng tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp là 20 – 500.000ui/kg/ngày, uống 100-400.000dv x 5 lần. Liều dùng ở người lớn dưới dạng tiêm bắp là 2 – 5 triệu dv/ngày, uống là 3 – 5 triệu dv/ngày.
- Ampicillin: Có tác dụng điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Thuốc được dùng dưới dạng uống, tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp. Liều lượng dùng ở trẻ em theo đường uống là 50 – 150mg/kg/ngày, đường tiêm là 50 – 100mg/kg/ngày. Còn liều dùng ở người lớn đường uống là 2 – 6g/ngày, đường tiêm là 2 – 4g/ngày. Khi sử dụng Ampicillin, người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ như đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu, chảy máu bất thường, đau nhức cơ thể,… Tác dụng phụ thường gặp của Carbenicillin là tiêu chảy, phát ban. khó tiểu hoặc đi tiểu ít, nhức đầu, ngứa âm đạo,…
- Amoxicillin (Amoxillarocin): Kháng sinh điều trị chứng nhiễm khuẩn. Thuốc được sử dụng theo đường uống với liều lượng dùng ở trẻ con là 20 – 40mg/kg/ngày, người lớn là 0,75 – 1g/ngày. Thuốc Amoxicillin gây nên các tác dụng phụ như vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa ran, đau, tê, chảy máu bất thường ở âm đạo, trực tràng,…
- Methicillin: Là kháng sinh có khả năng kháng lại Penicillinase của tụ cầu. Thuốc này có tác dụng tương tự Penicillin G, thường được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp. Liều dùng ở trẻ em và người lớn là 200 – 300mg/kg/ngày và 8 – 16 g/ngày. Thuốc có thể gây tác động xấu đến gan và thận, do đó, người bệnh nên chú ý cẩn thận khi dùng.
- Cloxacillin: Dùng với mục đích ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc được sử dụng dưới dạng uống. Liều dùng ở trẻ em và người lớn là 50 – 100mg/kg/ngày và 1 – 3g/ngày. Tác dụng phụ thường gặp của Cloxacillin là đau bụng, co giật, chảy máu bất thường, phản ứng dị ứng,…
+ Phân nhóm Cephalosporin
- Cephalothin (Keflin): Thuốc giúp cải thiện triệu chứng bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn có biến chứng, trong đó có bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu biến chứng như viêm thận – bể thận cấp và mạn tính. Thuốc được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch với liều lượng dùng ở trẻ em và người lớn là 60 – 150mg/kg/ngày và 8 – 16g/ngày. Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Cephalothin như đau tại chỗ tiêm, tiêu chảy, nổi mày đay,…
- Cefadolin (Ancef- Kefsol): Thuốc có tác dụng mạnh đối với nhóm khuẩn gram dương. Cefadolin được dùng dưới dạng tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. Liều dùng ở trẻ em và người lớn là 20 – 50mg/kg/ngày và 0,75 – 1,5g/ngày. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như co giật, phản ứng da nghiêm trọng như đau ở họng và sưng phù ở lưỡi,…
- Cephalexin (Keflex): Thuốc được dùng theo đường uống với liều dùng dành cho người lớn là 2 g/ngày. Cephalexin (Keflex) không được chỉ định dùng ở trẻ em. Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như tiêu chảy, đau khớp, đau đầu, ngứa âm đạo, chóng mặt và cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi
- Cenphaloridin (Loridin): Thuốc được dùng dưới dạng tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. Liều dùng ở trẻ em và người lớn là 30 – 50mg/kg/ngày và 4g/ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng bệnh nhân nên thận trọng, bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp,…
Kháng sinh thuộc nhóm Aminoglucosid
- Stretomycin: Dùng dưới dạng tiêm bắp. Liều dùng ở trẻ em và người lớn là 20 – 40mg/kg/ngày và 1 – 2/ngày. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Stretomycin đó là sốt, đau ngực, ớn lạnh, choáng váng, tiểu tiện khó khăn, thở hụt hơi,…
- Kanamycin: Sử dụng dưới dạng tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. Liều dùng tiêm bắp và tĩnh mạch ở trẻ em là 15 – 20mg/kg/ngày và 5 mg/kg/ngày. Liều lượng dùng ở người lớn là 1 – 2g/ngày. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc như chóng mặt, ù tai, nhức đầu, tiểu máu, tiểu đạm,…
- Tobramycin (Nebcin): Thuốc được sử dụng ở dạng tiêm tĩnh mạch với liều lượng dùng ở người lớn và trẻ em là 3-5 mg/kg/ngày. Khi sử dụng thuốc nên chú ý, bởi thuốc có thể gây phản ứng phụ như mất cân bằng, mất thính giác,…
- Amikacin: Dùng bằng cách tiêm bắp với liều lượng ở trẻ em và người lớn là 15 mg/kg/ngày. Tuy nhiên, khi dùng thuốc nên lưu ý những tác dụng phụ không mong muốn như bí tiểu, khó tiểu, suy giảm thính lực, chuột rút ở bụng,…
- Gentamycin: Thuốc dùng dưới dạng tiêm bắp với liều lượng ở người lớn và trẻ em như 1 – 3 mg/kg/ngày và 5 – 7 mg/kg/ngày. Phản ứng phụ thường gặp là buồn nôn, nhức đầu, ngủ lịm, nổi mề đay,…
Kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin
- Tetracyclin: Thuốc uống được sử dụng với liều lượng ở trẻ em là 20 – 40mg/kg/ngày và người lớn 1 – 4g/ngày. Phản ứng phụ có thể xảy ra như tiểu tiện ít hơn bình thường, đau đầu, đau nhức toàn thân, vàng da,…
- Aureomyclin: Thuốc tiêm tĩnh mạch với liều dùng ở trẻ em và người lớn là 12 mg/kg/ngày và 0,5 – 2 g/ngày.
Một số nhóm kháng sinh khác
- Nhóm phenicol: Với thuốc Chloraphenicol được dùng dưới dạng đường uống và tiêm tĩnh mạch. Liều dùng ở trẻ em là 30 – 50 mg/kg/ngày và người lớn là 1 – 4g/ngày.
- Nhóm licosamid: Với thuốc Licomycin (lincocin) dùng theo đường uống và tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp. Liều dùng ở trẻ em là 30 – 60 mg/kg/ngày (đường uống) và 10 – 20 mg/kg/ngày (đường tiêm). Liều dùng ở người lớn theo đường uống 1,5 – 2 mg/ngày và đường tiêm 600 – 1800mg/ngày.
Trên đây là các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân dùng. Để sử dụng thuốc đạt kết quả điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng quy định từ chuyên gia.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!