Viêm đường tiết niệu có lây không, có cần kiêng quan hệ?
Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng đường tiểu khá phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Bệnh thường gây ra các triệu chứng đau đớn ở vùng chậu và làm rối loạn đời sống tình dục của người bệnh.
Viêm đường tiết niệu có lây không?
Nhiều người cho rằng viêm đường tiết niệu là bệnh có thể lây truyền và người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng viêm đường tiết niệu không phải là bệnh truyền nhiễm. Điều này có nghĩa là việc quan hệ tình dục với người bệnh không trực tiếp gây ra viêm đường tiết niệu.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu bao gồm cả vi khuẩn bệnh tình dục thì hoàn toàn có khả năng lây nhiễm. Các triệu chứng của một số bệnh tình dục (điển hình là bệnh lậu, giang mai, Chlamydia, mụn rộp sinh dục,…) thường khá giống với viêm đường tiết niệu. Do đó, nhiều người lầm tưởng viêm đường tiết niệu là bệnh lây truyền.
Viêm đường tiết niệu có cần kiêng quan hệ không?
Viêm đường tiết niệu thường khiến người bệnh đau đớn ở bộ phận sinh dục và khó chịu khi quan hệ tình dục. Do đó, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh. Hoạt động tình dục có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như sau:
1. Làm triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng
Viêm đường tiết niệu gây kích thích và làm viêm các mô nhạy cảm bên trong đường tiết niệu, đặc biệt là ở nữ giới. Do đó, bất cứ sự xâm nhập nào từ bên ngoài cơ thể (bao gồm ngón tay, đồ chơi tình dục hoặc dương vật) đều có thể gây áp lực lên các cơ quan tiết niệu và âm đạo của nữ giới. Bên cạnh đó, ở nam giới việc quan hệ tình dục cũng có thể dẫn đến các cơn đau buốt ở dương vật và cảm giác nóng rát ở niệu đạo.
Không chỉ quan hệ qua đường âm đạo, quan hệ tình dục thông qua hậu môn cũng có thể làm cho người bệnh viêm đường tiết niệu cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, việc quan hệ bằng miệng cũng là điều nên tránh. Bởi vì việc này có thể dẫn đến việc lây lan vi khuẩn đến miệng và gây ra một số bệnh lý không muốn khác, bao gồm cả các bệnh tình dục.
Người bệnh viêm đường tiết niệu nên nói chuyện trực tiếp với bạn tình về tình trạng sức khỏe và quá trình điều trị bệnh. Bạn có thể quan hệ tình dục bình thường sau khi các triệu chứng bệnh biến mất hoàn toàn.
2. Gây ra các bệnh lý khác
Hoạt động tình dục là một trong những cách phổ biến nhất để mang vi khuẩn đến đường tiết niệu. Có hơn 90% các trường hợp nhiễm bệnh có liên quan đến vi khuẩn Escherichia Coli và Chlamydia thông qua việc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh.
Các loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong phân, dịch âm đạo, hậu môn. Do đó, việc tiếp xúc thân mật có thể khiến vi khuẩn bám vào tay, miệng, bộ phận sinh dục hoặc đồ chơi tình dục và gây ra một số bệnh lý tình dục.
Ngoài ra, việc quan hệ tình dục cũng khiến đẩy vi khuẩn đi sâu hơn vào cơ thể và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở các bộ phận khác. Điều này có thể làm người bệnh tái nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc một số bệnh lý tiềm ẩn khác, bao gồm cả các bệnh tình dục.
3. Lây nhiễm cho bạn tình
Như đã nói trên, viêm đường tiết niệu không lây nhiễm. Tuy nhiên vi khuẩn bệnh tình dục (điển hình là Chlamydia) thì hoàn toàn có thể lây sang bạn tình và gây ra các vẫn đề viêm nhiễm khác hoặc bệnh tình dục.
Ngoài ra, vi khuẩn Escherichia Coli có thể di chuyển từ hậu môn của người bệnh đến cửa âm đạo hoặc thân dương vật. Khi quan hệ tình dục qua âm đạo, dương vật có thể nhiễm khuẩn từ lỗ âm đạo và ngược lại. Do đó, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục khi bị viêm đường tiết niệu để tránh nhiễm trùng từ bạn tình hoặc lây nhiễm cho bạn tình.
Lời khuyên quan hệ tình dục khi viêm đường tiết niệu
Quan hệ tình dục là nhu cầu bình thường của cơ thể người. Vì vậy, đôi khi người bệnh không thể kiềm chế được cảm xúc muốn thân mật. Nếu bạn quyết định quan hệ tình dục trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu, hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây để hạn chế tối đa các nguy cơ và biến chứng.
- Chú ý các triệu chứng bệnh: Trong lúc quan hệ, nếu bạn cảm thấy muốn đi tiểu thì hãy dừng các hoạt động, để cơ thể nghỉ ngơi và đi tiểu ngay lập tức. Việc tích trữ nước tiểu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và dẫn đến các biến chứng phức tạp khác.
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ: Điều này nghe có vẻ không cần thiết. Tuy nhiên, bằng cách này bạn có thể làm sạch niệu đạo và đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi quan hệ: Điều này có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn từ hậu môn di chuyển đến gần lỗ niệu đạo khi quan hệ tình dục. Đặc biệt là khi bạn quan hệ tình dục thông qua hậu môn.
- Tránh quan hệ tình dục bằng miệng: Bởi vì việc này có thể khiến vi khuẩn di chuyển đến miệng và gây ra các chứng bệnh nhiễm trùng thứ cấp khác.
- Trao đổi với bác sĩ: Bác sĩ hoặc nhân viên y tế cho chuyên môn sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất để quan hệ khi bị viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc để hạn chế và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
Mặc dù viêm đường tiết niệu không lây nhiễm, tuy nhiên tình trạng bệnh có thể không an toàn khi tham gia các hoạt động tình dục. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp nhất. Bên cạnh đó, thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu gặp các triệu chứng sau:
- Chảy máu khi đi tiểu
- Đau lưng hoặc đau bụng dữ dội
- Tiết dịch bất thường ở âm đạo hoặc dương vật
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!