Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh lậu là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ. Bệnh lý này gây ra rất nhiều tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống. Ngoài ra, nó còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng nếu không điều trị sớm. Nắm được các thông tin cần thiết về bệnh lậu là cách tốt giúp bạn chủ động hơn trong phát hiện và điều trị.

bệnh lậu
Lậu là bệnh lý do vi khuẩn gây ra có thể lây nhiễm qua đường tình dục

Tổng quan về bệnh lậu

Lậu là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, lây truyền qua đường tình dục, có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh thường ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể như niệu đạo, cổ họng hay trực tràng. Ở trường hợp phụ nữ, bệnh lý này có thể lây nhiễm vào trong cổ tự cung và phát sinh các vấn đề nguy hiểm.

Số người mắc bệnh lậu mỗi năm trên thế giới đang ngày một tăng lên với con số đáng báo động. Thống kê cho thấy rằng, mỗi năm có khoảng hơn 78 triệu trường hợp được chẩn đoán mới là dương tính với căn bệnh này. Riêng ở Hoa Kỳ, con số này ở vào khoảng trên 820.000 trường hợp mỗi năm.

Nếu sớm phát hiện thì việc điều trị bệnh lý này sẽ không quá phức tạp và bạn có thể tránh được các vấn đề ngoại ý phát sinh. Điều quan trọng là bạn cần trang bị các thông tin cần biết về bệnh để có thể sớm phát hiện khi cơ thể có triệu chứng.

1. Nguyên nhân

Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae chính là tác nhân khiến cho bệnh lậu khởi phát. Loại vi khuẩn này thường lây truyền từ người này sang người khác khi có hành vi quan hệ tình dục. Kể cả quan hệ bằng đường miệng, âm đạo hay hậu môn thì vẫn có thể lây nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.

Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Đối tượng người trẻ, nhất là những người ở độ tuổi 20 – 26.
  • Quan hệ tình dục bừa bãi
  • Từng có tiền sử bị bệnh lậu
  • Bị các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục khác
  • Sử dụng chung máy rung hay đồ chơi tình dục không được vệ sinh đúng cách

Ngoài lây truyền qua đường tình dục, bệnh lậu còn có thể lây truyền từ mẹ sang con. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thai kỳ nếu mẹ bầu mắc bệnh.

2. Triệu chứng

Trong nhiều trường hợp, bệnh lậu không gây ra các triệu chứng, điều này khiến không ít người sống chung với bệnh mà không hay biết. Tuy nhiên, phần đa người bệnh ít nhiều sẽ gặp phải các triệu chứng của bệnh.

Bệnh lý này có thể tác động đến rất nhiều vị trí trong cơ thể. Tuy nhiên, những triệu chứng xuất hiện nhiều nhất ở đường sinh dục. Tùy thuộc đối tượng là phụ nữ hay nam giới mà triệu chứng của bệnh cũng sẽ có những biểu hiện khác biệt.

Triệu chứng ở nam giới:

  • Đau rát khi đi tiểu
  • Tiết niệu đạo giống như dịch mủ
  • Bao quy đầu có dấu hiệu sưng viêm
  • Đau ở tinh hoàn và vùng bìu
bệnh lậu là gì
Bệnh lậu có thể khiến nam giới bị đau rát, khó chịu ở vùng bìu

Triệu chứng ở phụ nữ:

  • Đau rát khi đi tiểu
  • Âm đạo chảy dịch có màu vàng hoặc xanh
  • Đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục
  • Buồn nôn, đau bụng, đau vùng chậu
  • Chảy máu ở giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  • Âm hộ sưng viêm

Triệu chứng chung của bệnh lậu ở các vị trí khác trong cơ thể:

  • Trực tràng: Ngứa hậu môn, chảy mủ từ trực tràng, căng thẳng khi đại tiện, đại tiện có kèm theo máu.
  • Mắt: Đau nhức mắt, chảy mủ, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Họng: Đau họng, khó nuốt, sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ.
  • Khớp: Bị nhiễm khuẩn ở một hoặc nhiều khớp, biểu hiện là khớp nóng lên, đỏ và sưng. Tình trạng đau nhức sẽ rất dữ dội, nhất là khi di chuyển hay vận động khớp.

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Bệnh lậu nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng. Phải kể đến một số biến chứng dễ gặp sau đây:

  • Vô sinh ở nam giới: Bệnh lý này rất dễ dẫn tới viêm mào tinh hoàn – nơi đặt ống dẫn tinh trùng. Mặc dù vấn đề này có thể được điều trị nhưng nguy cơ dẫn đến vô sinh là rất cao.
  • Vô sinh ở phụ nữ: Vi khuẩn gây lậu có thể lan vào cả tử cung và ống dẫn trứng. Điều này là nguyên nhân làm khởi phát bệnh viêm vùng chậu, tiềm ẩn nguy cơ vô sinh hoặc gây biến chứng thai kỳ.
  • Nhiễm trùng lây lan: Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae có thể lây lan qua máu và lây nhiễm rất nhanh qua các bộ phận khác của cơ thể. Điều này có thể khiến các vấn đề sốt, phát ban, lở loét da hay sưng đau khớp.
  • Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS: Khi bị bệnh lậu bạn rất dễ bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người – loại virus dẫn đến AIDS.
  • Biến chứng ở trẻ sơ sinh: Nếu em bé lây bệnh từ mẹ bầu thì khi sinh ra có thể sẽ bị mù, lở loét trên da hoặc bị nhiễm trùng.

Chẩn đoán bệnh lậu

Bác sĩ sẽ thực hiện việc chẩn đoán trước khi đưa ra liệu pháp điều trị cho người bệnh. Đối với bệnh lậu, sau khi thăm khám lâm sàng bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Điều này sẽ giúp xác định có sự hiện diện của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae trong niệu đạp của bạn hay không.
  • Xét nghiệm khác: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu bệnh phẩm ở cổ họng, niệu đạo, trực tràng hay âm đạo để đưa vào phòng thí nghiệm và kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh lậu.

Ngoài ra, đối với bệnh lậu, bác sĩ sẽ thường chỉ định người bệnh làm thêm xét nghiệm máu. Điều này sẽ giúp dự phòng được các bệnh lây nhiễm qua đường tính dục khác có thể sẽ đi kèm.

Điều trị bệnh lậu như thế nào?

Đối với căn bệnh này, phương pháp điều trị thông thường hiện nay là sử dụng các loại thuốc Tây. Ceftriaxone là loại thuốc tiêm được dùng rất phổ biến trong điều trị bệnh lậu. Thuốc này có thể sẽ được kết hợp với các loại kháng sinh đường uống khác như Azithromycin hay Vibramycin.

điều trị bệnh lậu
Một số loại thuốc tiêm đặc trị sẽ được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh lậu

Ngoài ra, đối với những người bị dị ứng với thuốc Ceftriaxone thì bác sĩ có thể chỉ định kết hợp Azithromycin đường uống với Gentamicin đường tiêm hoặc Gemifloxacin đường uống. Liệu pháp này cũng được nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có tác dụng tốt đối với việc điều trị bệnh lậu.

Nguyên tắc của việc điều trị bệnh lý này đó là bạn cần điều trị đồng thời cho bạn tình, ngay cả khi họ không gặp phải các triệu chứng của bệnh. Chính vì thế, đối tác tình dục của bạn cũng cần phải sớm thăm khám nếu bạn đang sống chung với bệnh lậu.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh lậu

Lậu là bệnh lý có nguy cơ lây nhiễm và tái phát rất cao dù đã được điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, bạn cần hết sức chú ý đến việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa.

Một số khuyến nghị dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn trong lúc này:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Vấn đề này cần được thực hiện nghiêm túc khi bạn quan hệ tình dục bằng bất cứ con đường nào, kể cả bằng miệng hay hậu môn. Tốt nhất, khi đang trong quá trình điều trị điều trị bệnh, bạn nên hạn chế giao hợp.
  • Vệ sinh máy rung hay các thiết bị tình dục khác sạch sẽ sau khi sử dụng. Tuyệt đối không dùng chung các loại đồ chơi này với người đang mắc bệnh.
  • Không nên quan hệ tình dục với những người có triệu chứng bất thường, nghi ngờ là dấu hiệu của bệnh lậu.
  • Tìm hiểu về tiền sử các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục của bạn tình.
  • Thăm khám để sàng lọc bệnh lậu thường xuyên: Bạn nên chú ý thăm khám định kỳ hằng năm để sàng lọc bệnh lý này, nhất là khi đang ở độ tuổi dưới 25.
  • Để tránh bệnh tái nhiễm, bạn nên tránh việc quan hệ tình dục không an toàn trong khoảng ít nhất 7 ngày sau khi kết thúc điều trị.

Những thông tin cần biết về bệnh lậu được tổng hợp trên đây hi vọng sẽ hữu ích đến bạn. Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường nghi ngờ là mắc bệnh, bạn nên sớm thăm khám để điều trị. Chú ý thực hiện việc quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lậu và các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Ngày đăng 10:14 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:40 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Bị bệnh lậu bao lâu thì khỏi? Phương pháp điều trị nhanh nhất là gì

Thời gian điều trị bệnh lậu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thể trạng…

Bệnh lậu có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới. Bị lậu có vô sinh không, làm sao để có con?

Bệnh lậu có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới nếu người bệnh không phát hiện…

Cách xét nghiệm bệnh lậu như thế nào, ở đâu uy tín?

Xét nghiệm bệnh lậu là cách duy nhất và hiệu quả nhất để nhận biết một người có bị bệnh…

Bệnh lậu ở miệng – Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bệnh lậu ở miệng là bệnh nhiễm trùng sinh dục ở vùng miệng do vi khuẩn song cầu lậu Neisseria…

Lậu cầu là gì? Hình ảnh và cách điều trị khi nhiễm lậu cầu

Lậu cầu là căn bệnh xã hội do vi khuẩn cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh còn có khả…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua