Bị bệnh lậu bao lâu thì khỏi? Phương pháp điều trị nhanh nhất là gì

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thời gian điều trị bệnh lậu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thể trạng của người bệnh. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của vi khuẩn lậu đến từng cá nhân là khác nhau, do đó rất khó để nói chính xác thời gian ủ bệnh và khỏi bệnh lậu.

bệnh lậu là gì
Bệnh lậu là bệnh tình dục phổ biến và rất dễ truyền nhiễm

Làm gì khi bị bệnh lậu?

Nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh lậu, bạn nên tránh các hoạt động tình dục và đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa ngay lập tức để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Khi đến bệnh viện, hãy thông báo cho bác sĩ biết về:

  • Chi tiết các triệu chứng
  • Lịch sử tình dục và số lượng bạn tình của bạn
  • Cung cấp thông tin liên lạc của bạn tình hoặc đưa tất cả bạn tình của bạn đến gặp bác sĩ.

Thời gian ủ bệnh lậu

Các yếu tố sinh hoạt các nhân, hệ thống miễn dịch và chủng lậu mà bạn mắc phải cũng góp phần làm thay đổi thời gian ủ bệnh lậu. Do đó thời gian ủ bệnh lậu của mỗi bệnh nhân là khác nhau và khó có thể nói chính xác được.

1.  Ở nam giới

Thời gian ủ bệnh lậu ở nam giới rơi vào khoảng 2 – 6 ngày. Tất nhiên, con số này có thể không chính xác và một số trường hợp người bệnh có thể cần đến 30 ngày để nhận thấy các triệu chứng bệnh lậu. Thời gian ủ bệnh dài sẽ làm nhiễm trùng thêm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Trong thời gian ủ bệnh, nếu xảy ra hoạt động tình dục hoặc thân mật thì bạn tình của bạn cũng có thể nhiễm bệnh.

Khi bệnh lậu bắt đầu trở nên nghiêm trọng, nam giới có thể gặp các biến chứng như viêm mào tinh hoàn. Một số trường hợp có thể bị viêm tuyến tiền liệt và điều này ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch và khả năng thụ thai, sinh con của bạn. Vì vậy cẩn thận quan sát thay đổi của cơ thể và quan hệ tình dục chung thủy để tránh những ảnh hưởng lâu dài của bệnh lậu.

thời gian ủ bệnh lậu
Thời gian ủ bệnh và điều trị bệnh lậu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng

2.  Ở nữ giới

Bệnh lậu ở nữ giới có thời gian phát bệnh khá nhanh, một số trường hợp chỉ mất 2 – 3 ngày để xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, cũng tương tự như ở nam giới, một số trường hợp cần đến 30 ngày để phát bệnh.

Ở nữ giới, dấu hiệu của bệnh lậu thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, chẳng hạn như nhiễm trùng bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu.

Các triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới phổ biến bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Ngứa ở âm đạo hoặc hậu môn
  • Sốt và mệt mỏi
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu nhẹ ở âm đạo

3.  Ở trẻ sơ sinh

Trong một số trường hợp nhất định, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh lậu. Người mẹ mang vi khuẩn lâu có thể lây nhiễm cho con qua đường âm đạo khi sinh con. Một số vi khuẩn có thể truyền sang mắt của trẻ sơ sinh, lâu ngày có thể gây ra hiện tượng mắt hồng.

Thời gian ủ bệnh lậu ở trẻ sơ sinh khoảng 4 – 6 ngày. Khi các triệu chứng bệnh xuất hiện, mắt của trẻ sơ sinh có thể tiết dịch và chảy nước. Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh cần một vài tuần để được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ sau khi tiến hành điều trị, bé không còn khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác và sẽ nhanh chóng phục hồi phục.

Bệnh lậu bao lâu thì khỏi?

Thời gian điều trị bệnh lậu phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian bệnh được chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu bệnh lậu, hãy đến bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, vi khuẩn lậu có thể vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh, nên kết quả xét nghiệm bệnh lậu có thể âm tính. Do đó, tốt nhất là bạn nên thực hiện xét nghiệm lại sau 10 ngày đến 2 tuần để đảm bảo kết quả chính xác.

bệnh lậu bao lâu thì khỏi
Thời gian điều trị bệnh lậu tùy vào quá trình chẩn đoán và mức độ nguy hiểm

Nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng và người bệnh thực hiện việc điều trị đúng thời điểm và đúng cách, chỉ sau 2 – 3 ngày người bệnh sẽ nhận thấy sự cải thiện bệnh, bao gồm giảm đau. Tuy nhiên, đối với các trường hợp đau tinh hoàn ở nam và đau vùng chậu ở nữ có thể cần một thời gian dài hơn để điều trị.

Sau 7 ngày kể từ lúc áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh nên quan sát sự thay đổi của cơ thể. Nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh quay trở lại, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục hiện quả. Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không quan hệ tình dục (kể cả tình dục xâm nhập và không xâm nhập), bởi vì người bệnh có thể vẫn mang vi khuẩn lậu và sẽ truyền cho bạn tình.

Sau 2 tuần kể từ lúc quá trình điều trị kết thúc, người bệnh nên đến bệnh viện để được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc vi khuẩn lậu. Điều này để đảm bảo rằng vi khuẩn lậu đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Lúc này người bệnh có thể thực hiện các hoạt động tình dục một cách bình thường.

Cách phương pháp điều trị bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh tình dục phổ biến và dễ lây lan. Do đó, việc điều trị cần được tiến hành nhanh chóng và cẩn thận. Hiện tại không có biện pháp khắc phục hoặc điều trị bệnh lậu tại nhà hoặc bằng thuốc không kê đơn. Những cố gắng điều trị bệnh mà không nhận được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn có thể làm cho tình trạng thêm nghiêm trọng và tăng diện tích nhiễm khuẩn. Do đó, đến bệnh viện hoặc tham khảo ý kiến của nhân viên y tế có chuyên môn.

điều trị bệnh lậu
Bệnh lậu thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh

Để điều trị bệnh lậu, bác sĩ thường kết hợp 2 loại thuốc kháng sinh bao gồm:

  • Ceftriaxone và hoặc Azithromycin (Zithromax, Zmax)
  • Ceftriaxon và Doxycycline (Monodox, Vibramycin)

Trong đó Ceftriaxone là thuốc dạng tiêm và được chỉ định một liều duy nhất, thường là 250 mg. Các loại thuốc còn lại được sử dụng thông qua đường uống.

Trong trường hợp người bệnh dị ứng với Ceftriaxone, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kết hợp sử dụng Azithromycin và Gemifloxacin (Factive) hoặc tiêm một liều  Gentamicin để điều trị.

Đối với các trường hợp nhẹ, một liều Azithromycin hoặc Doxycycline có thể đủ để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần sử dụng kháng sinh trong 1 tuần dưới sự giám sát và chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến bệnh viện nhiều lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe và quá trình hồi phục.

Trong một số trường hợp, sau quá trình điều trị kết thúc, vi khuẩn lậu vẫn có thể tồn tại trong cơ thể. Điều này xảy ra khi bạn nhiễm chủng vi khuẩn lậu kháng kháng sinh. Vi khuẩn này có thể tồn tại một cách khỏe mạnh và tiếp tục phát triển một vài năm trong cơ thể của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng vẫn tồn tại, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị. Bác sĩ có thể kê một toa thuốc kháng sinh mạnh hơn và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều cần lưu ý khi điều trị bệnh lậu là tuyệt đối không chia sẻ thuốc của bạn cho bất cứ ai khác, kể cả đối với bạn tình của bạn. Đưa họ đến bệnh viện để được kiểm tra và nhận được sự chỉ định điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, kháng sinh là thuốc rất dễ xảy ra phản ứng dị ứng. Vì vậy hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay khi cơ thể phản ứng hoặc khi bạn nhận thấy tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Không nên áp dụng các bài thuốc nam chữa bệnh lậu. Có nên chữa bệnh lậu bằng thuốc Nam?
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc nam chữa bệnh lậu. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên áp dụng vì thời gian tác dụng của thuốc sẽ chậm, bệnh…
Bệnh lậu mãn tính có chữa được không, bằng cách nào?

Bệnh lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm có tốc độ lây nhiễm khá nhanh và con đường truyền…

Bệnh lậu ở nam giới: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh lậu ở nam giới là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời…

Bệnh lậu có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới. Bị lậu có vô sinh không, làm sao để có con?

Bệnh lậu có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới nếu người bệnh không phát hiện…

Bệnh lậu ở miệng – Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bệnh lậu ở miệng là bệnh nhiễm trùng sinh dục ở vùng miệng do vi khuẩn song cầu lậu Neisseria…

Lậu cầu là gì? Hình ảnh và cách điều trị khi nhiễm lậu cầu

Lậu cầu là căn bệnh xã hội do vi khuẩn cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh còn có khả…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua