Cách xét nghiệm bệnh lậu như thế nào, ở đâu uy tín?
Xét nghiệm bệnh lậu là cách duy nhất và hiệu quả nhất để nhận biết một người có bị bệnh lậu hay không. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu bệnh lậu, hãy đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán.
Ai cần thực hiện xét nghiệm bệnh lậu?
Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh lậu như viêm tinh hoàn hoặc nhiễm trùng vùng chậu. Nhiễm trùng lâu dài thường khó điều trị và có thể dẫn đến vô sinh. Xét nghiệm có thể được thực hiện sau vài ngày kể từ lúc xảy ra quan hệ tình dục, tuy nhiên thời gian tốt nhất là sau 1 tuần.
Bất cứ ai nghi ngờ hoặc nhận thấy các triệu chứng bệnh lậu đều có thể thực hiện xét nghiệm lậu. Bạn cũng có thể tiến xét nghiệm ngay cả khi không có bất cứu triệu chứng nào, tuy nhiên hãy đi kiểm tra nếu:
- Bạn hoặc bạn tình của bạn có các triệu chứng của bệnh lậu.
- Đã quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là với một bạn tình mới.
- Bạn hoặc bạn tình đã trải qua quan hệ tình dục với một người khác.
- Bạn hoặc bạn tình xuất hiện các triệu chứng bệnh xã hội khác.
- Có dấu hiệu bị viêm tử cung, cổ tử cung hoặc xuất hiện khí hư bất thường, tanh hôi.
- Chuẩn bị mang thai.
Xét nghiệm bệnh lậu như thế nào?
Có một số biện pháp khác nhau để kiểm tra bệnh lậu. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng một miếng băng gạc để lấy mẫu dịch, mô, tế bào để tiến hành kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Để lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ có thể dùng một miếng gạc y tế, nhỏ và hơi tròn để quét qua một số bộ phận nghi ngờ nhiễm bệnh (âm đạo, dương vật, trực tràng, niệu đạo, cổ họng,…) để lấy mẫu dịch tiết. Điều này thường chỉ mất một vài giây và không gây đau đớn, tuy nhiên người bệnh có thể cảm thấy khó chịu.
1. Xét nghiệm lậu ở nữ giới
Để tiến hành xét nghiệm tình trạng bệnh lậu ở nữ giới, y tá hoặc bác sĩ xét nghiệm có thể dùng tăm bông để lấy một ít dịch tiết, mô tế bào từ âm đạo hoặc cổ tử cung và kiểm tra. Trong một số trường hợp, mẫu xét nghiệm có thể được lấy từ niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể). Đôi khi người bệnh có thể được đề nghị sử dụng tăm bông hoặc tampon để lấy mẫu xét nghiệm ở bên trong âm đạo.
Xét nghiệm nước tiểu thường không phổ biến ở nữ giới để kiểm tra vi khuẩn lậu. Bởi vì kết quả xét nghiệm thông qua nước tiểu thường không chính xác ở phụ nữ.
2. Cách xét nghiệm bệnh lậu ở nam giới
Bệnh lậu ở nam giới thường được tiến hành xét nghiệm thông qua mẫu nước tiểu hoặc dịch tiết ra từ đầu dương vật. Tuy nhiên, điều quan trọng là nam giới cần nhịn tiểu trong khoảng 2 giờ trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Bởi vì đi tiểu có thể giúp vi khuẩn thoát ra ngoài và làm sai lệch, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Ngoài ra, nam giới cũng có thể được đề nghị sử dụng tăm bông để lấy mẫu xét nghiệm ở cổ họng hoặc trực tràng để kiểm tra vi khuẩn lậu cầu.
3. Xét nghiệm vi khuẩn lậu cầu ở trực tràng, cổ họng, mắt
Thông thường, nếu nghi ngờ trực tràng hoặc cổ họng bị nhiễm trùng, bác sĩ xét nghiệm có thể sử dụng tăm bông hoặc dụng cụ y tế chuyên dụng để lấy mẫu xét nghiệm từ khu vực này.
Nếu người bệnh có các triệu chứng viêm kết mạc mắt bao gồm đỏ mắt, viêm giác mạc,… bác sĩ có thể lấy mẫu vật từ dịch ở mắt để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
4. Xét nghiệm các bệnh tình dục khác
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể để nghị người bệnh xét nghiệm các bệnh tình dục khác để chẩn đoán bệnh lậu. Bệnh lậu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác, đặc biệt là Chlamydia. Ngoài ra, xét nghiệm HIV cũng được khuyến cáo đối người nghi ngờ bệnh lậu hoặc các bệnh tình dục khác.
Tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ mà bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung khác để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Xét nghiệm bệnh lậu ở đâu?
Bệnh lậu là bệnh tình dục khá phổ biến, do đó rất nhiều địa chỉ có thể tiến hành kiểm tra và xét nghiệm bệnh lậu. Tuy nhiên, điều quan trọng khi chọn nơi xét nghiệm là đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, độ an toàn và chính xác của các xét nghiệm.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo các địa điểm uy tín như:
1. Tại Hà Nội
Bệnh viện da liễu Trung Ương:
- Địa chỉ: Số 15 Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
- Website: www.dalieu.vn
- Lịch làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 từ 7:30 đến 16:30, Thứ Bảy và Chủ Nhật từ 7:30 đến 17:30)
Bệnh viện Bạch Mai:
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
- Website: bachmai.gov.vn
- Lịch làm việc: Thứ Hai đến thứ Bảy, sáng 6:30 – 12:00, chiều 13:30 – 18:00
Bệnh viện Da Liễu Hà Nội:
- Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn, quận Hà Đông, Hà Nội
- Cơ sở 3: Khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai, Huyện Quốc Oai, Hà Nội
- Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu từ 7:00 đến 17:00, Thứ Bảy và Chủ Nhật từ 8:00 đến 17:00
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
- Địa chỉ: Số 1, đường Tôn Thất Tùng, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội
- Website: benhviendaihocyhanoi.com
- Thời gian làm việc: Thứ Hai đến thứ Bảy từ 7:30 – 17:00
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội:
- Địa chỉ: Số 38 Cảm Hội, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Thời gian làm việc: Từ 8:00 đến 20:00 tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày lễ.
2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Da Liễu Tp.HCM:
- Địa chỉ: Số 2, Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, Tp.HCM
- Điện thoại: 028 3930 8131
- Website: www.bvdl.org.vn
- Lịch làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu từ 7:00 đến 16:00
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM:
- Địa chỉ: Số 764, đường Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, Tp.HCM
- Website: www.bvbnd.vn
- Lịch làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu từ 7:30 đến 16:00, Thứ Bảy, Chủ Nhật từ 7:30 đến 11:30
Bệnh viện Bình Dân:
- Địa chỉ: Số 371 Điện Biện Phủ, phường 4, quận 3, Tp.HCM
- Website: bvbinhdan.com.vn
- Lịch làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu từ 6:30 đến 17:00, Thứ Bảy từ 7:00 đến 11:30
Bệnh viện Từ Dũ:
- Địa chỉ: Số 227, Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp.HCM
- Website: www.tudu.com.vn
- Lịch làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu từ 7:00 đ 16:30
Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị bệnh lậu, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra. Ngoài ra, kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm âm tính với vi khuẩn lậu cầu. Trao đổi với bạn tình về dấu hiệu và triệu chứng bệnh lậu, bởi vì bạn tình của bạn cũng cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!