Mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu – Cách khắc phục
Sự thay đổi hormone cùng với quá trình hình thành, phát triển của bào thai khiến cho nhiều chị em bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn gây ra các vấn đề thể chất cho cả mẹ và bé. Việc hiểu rõ nguyên nhân và tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng đối với các bà mẹ trong giai đoạn này.
Hiện tượng mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu
Mất ngủ là hiện tượng xảy ra phổ biến trong thai kỳ, nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất tức 3 tháng đầu tiên tính từ lúc có thai. Đây là một biểu hiện thường gặp của chứng rối loạn giấc ngủ.
Các biểu hiện cụ thể của tình trạng này là:
- Khó đi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc khó ngủ cả tiếng, thậm chí mất vài tiếng đầu óc vẫn còn tỉnh táo không ngủ được.
- Bà bầu có thể ngủ nhưng giấc ngủ không kéo dài được lâu
- Thức giấc nhiều lần trong đêm và phải mất ít nhất 30 phút sau mới ngủ lại được
- Tỉnh dậy quá sớm vào buổi sáng trong khi mọi người còn đang say giấc
- Sáng thức dậy với một cơ thể uể oải, mệt mỏi, ngáp liên tục, đầu óc thiếu tỉnh táo
Đây là những dấu hiệu bà bầu có thể gặp khi bị mất ngủ trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này có thể thuyên giảm dần nhưng cũng có thể kéo dài suốt cả thai kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe của thai phụ.
Tham khảo thêm: Mắt thâm quầng vì mất ngủ – Cách cải thiện và lưu ý
Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu
Bà bầu có thể bị mất ngủ trong 3 tháng đầu vì những nguyên nhân sau:
- Sự xuất hiện của hormone thai kỳ có tên gọi là progesterone khiến tâm lý của phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm, dễ nóng giận hoặc rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, suy nghĩ nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Khi hình thành nhau thai, cơ thể phải huy động một lượng lớn máu và oxy vào trong khung chậu để nuôi dưỡng bào thai. Hiện tượng này có thể gây mệt mỏi, thiếu máu não và khiến nhiều chị em bị mất ngủ khi mang thai.
- Thai nhi càng lớn, khung chậu của người mẹ sẽ ngày càng bị giãn nở theo thời gian gây chèn ép vào các mạch máu. Hậu quả là bà bầu phải đối diện với nguy cơ bị phù chân, các cơn đau lưng diễn ra thường xuyên ngay cả vào buổi tối, từ đó dẫn đến khó ngủ, mất ngủ.
- Trong 3 tháng đầu, dạ con cũng bắt đầu phát triển to dần gây ảnh hưởng đến cử động của cơ hoành. Lúc này, mẹ bầu thường phải cố gắng hít thở liên tục và thở sâu hơn để cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, điều này khiến mẹ khó ngủ vào ban đêm.
- Việc thường xuyên mót tiểu trong đêm có thể khiến nhiều thai phụ bị mất ngủ khi mang thai. Lý giải về hiện tượng này, y học cho rằng trong thai kỳ thận của phụ nữ sẽ phải nâng cao công suất làm việc lên từ 30 – 35%, tăng lưu lượng nước tiểu và sức ép lên bàng quang. Sự mở rộng tử cung cũng tạo cảm giác mót tiểu liên tục.
- Do ốm nghén: Sự thay đổi hormone khiến phụ nữ mang thai thường mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói và chán ăn. Tình trạng này gây mất ngủ do cảm giác không thoải mái và thiếu chất dinh dưỡng.
- Cuối cùng, vấn đề sức khỏe cũng góp phần vào chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai. Các bệnh lý như táo bón, viêm khớp, hoặc tiểu đường… có thể làm cho việc ngủ trở nên khó khăn và không ổn định.
Tham khảo thêm: Đau đầu mất ngủ là bệnh gì? Cách khắc phục nhanh
Bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì không?
- Mệt mỏi, uể oải, và khó tập trung sau mỗi đêm thức giấc.
- Kiệt sức nếu mất ngủ kéo dài.
- Thiếu oxy và dưỡng chất cho não, có thể gây cao huyết áp và đau đầu.
- Gây ra khó khăn trong quá trình chuyển dạ.
- Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt.
- Gây lão hóa da và cơ thể.
- Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
- Dễ bị thiếu máu vì quá trình sản xuất tế bào hồng cầu bị gián đoạn vào ban đêm.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây gián đoạn tuần hoàn máu vào bào thai, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
Bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao để khắc phục?
Để khắc phục tình trạng mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ, trước tiên thai phụ cần điều chỉnh một số thói quen trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày như:
- Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Thời điểm ăn tối nên trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng để dạ dày tiêu hóa hết thức ăn.
- Bổ sung vitamin B từ ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, thịt, cá, hải sản…
- Ăn nhỏ mỗi bữa nếu bị ốm nghén, nhai kỹ thức ăn để tránh trào ngược dạ dày.
- Giảm đường và thực phẩm ngọt để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
- Tránh thức ăn kích thích như cà phê, soda… vào buổi tối.
- Tạo môi trường ngủ tối ưu bằng cách tắt đèn, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
- Chọn nệm thoải mái và nằm nghiêng sang bên trái khi ngủ.
- Tập luyện thói quen đi ngủ và dậy vào cùng một thời gian hàng ngày.
- Vận động nhẹ nhàng hàng ngày như yoga, bơi lội… để giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ.
- Ngâm chân trong nước ấm và tắm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ thể.
- Dự trữ đồ ăn nhẹ để giảm buồn nôn và đói bụng vào ban đêm.
- Bổ sung sắt và canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa chuột rút thai kỳ.
- Nghỉ ngơi giấc ngủ ngắn vào buổi trưa để cải thiện sức khỏe tinh thần, vượt qua mệt mỏi.
- Đi vệ sinh trước khi đi ngủ để tránh thức dậy nhiều lần vào ban đêm.
- Tránh căng thẳng và kích động để có giấc ngủ ngon hơn.
- Sử dụng các phương pháp dân gian như trà thảo dược, tinh dầu… để giúp thư giãn và ngủ ngon hơn.
Tham khảo thêm: Mất ngủ chóng mặt là bệnh gì? Nguy hiểm không?
LỜI KHUYÊN
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ thường không quá nghiêm trọng, có thể được cải thiện sau khi điều chỉnh lối sống cho khoa học.
Tuy nhiên trong trường hợp thai phụ bị mất ngủ kéo dài có liên quan đến các rối loạn thần kinh hoặc các bệnh lý khác, thì cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây mất ngủ, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, bà bầu tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào để trị mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ mà chưa thông qua bác sĩ.
Bà bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu cần được quan tâm và hỗ trợ từ gia đình, cũng như tư vấn từ bác sĩ để tìm phương pháp giải quyết phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Việc áp dụng các biện pháp thiền, yoga hay những hoạt động thư giãn sẽ giúp cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả. Trong hành trình thai kỳ, mẹ bầu không nên chịu đựng một mình mà hãy chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu bị mất ngủ nên ăn gì? 5 món ăn giúp mẹ bầu ngon giấc
- 10 cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản + hiệu quả nhanh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!