Trẻ Em Ngủ Ngáy Là Bệnh Gì? Có Trị Được Không?
Trẻ em ngủ ngáy không chỉ là một hiện tượng bình thường, mà chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây ra các vấn đề về hô hấp trong lúc ngủ. Việc nhận biết sớm và can thiệp kịp thời là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tại sao trẻ em ngủ ngáy?
Trung bình chỉ có một trong mười trẻ ngáy khi ngủ. Đường thở của trẻ thường rất nhỏ, do đó mũi trẻ thường bị khô hoặc chất nhầy không thể thoát ra khỏi mũi, gây ngáy khi ngủ.
Trong một số trường hợp, âm thanh mà chúng phát ra không phải là tiếng ngáy. Đó có thể là âm thanh bình thường khi trẻ thở, tình trạng này sẽ được cải thiện khi trẻ lớn lên.
Tuy nhiên, nếu trẻ ngáy to kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì?
Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển và đảm bảo trẻ lớn lên khỏe mạnh. Trên thực tế, thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc ngáy ngủ có thể là một dấu hiệu cho một số bệnh lý như:
1. Bệnh hen suyễn
Phổi và đường thở của trẻ dễ bị viêm khi tiếp xúc với tác nhân nhất định như phấn hoa, nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, có thể dẫn đến hen suyễn nếu không được điều trị kịp thời.
Hen suyễn gây cản trở hệ thống hô hấp và là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngáy khi ngủ.
Một số dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ:
- Ho thường xuyên ho trong lúc đang ngủ hoặc vận động cơ thể.
- Viêm phế quản hoặc trẻ khò khè khó thở.
- Chậm hồi phục sau cảm lạnh hoặc các vấn đề nhiễm trùng khác.
- Mệt mỏi, chán ăn, kém phát triển.
Nếu trẻ ngủ ngáy hoặc có các dấu hiệu khác của bệnh hen suyễn, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu không được điều trị phù hợp, hen suyễn có thể dẫn đến tử vong.
Tham khảo thêm: 5 Cách chữa bệnh ngủ ngáy ở phụ nữ “đảm bảo hết”
2. Cảm cúm ở trẻ em gây ngáy
Cảm cúm là một bệnh do virus gây ra, phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ nhỏ, cúm có thể phát triển nhanh chóng và trở nên nghiêm trọng trong 2-3 ngày.
Bệnh có thể gây ngáy do tắc nghẽn đường thở, nhưng tình trạng này thường được cải thiện sau khi virus qua đi. Một số triệu chứng khác bao gồm:
- Ớn lạnh và run rẩy
- Cảm thấy mệt mỏi
- Nhức đầu và đau nhức cơ thể
- Đau họng
- Buồn nôn và nôn
- Sốt
Cúm ở trẻ thường cải thiện sau 5 – 7 ngày. Cha mẹ cần can thiệp kịp thời để tránh biến chứng như nhiễm trùng xoang, viêm phổi, nhiễm trùng tai…
3. Trẻ bị viêm Amidan
Viêm amidan ở trẻ em khiến Amidan mở rộng, sưng to và có thể làm tắc nghẽn đường thở. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em ngủ ngáy.
Một số dấu hiệu khác nhận biết viêm Amidan ở trẻ bao gồm:
- Sốt và đau họng
- Buồn nôn và nôn
- Ho hoặc khàn giọng
- Chảy nước mắt, nước mũi
- Xuất hiện các mảng màu vàng hoặc trắng ở phía sau cổ họng
- Hôi miệng
- Phát ban trong miệng hoặc nổi mề đay trên cơ thể
Trẻ bị viêm amidan có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và các phương pháp khác. Đưa trẻ đến bệnh viện khi nhận thấy dấu hiệu bệnh để chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Tham khảo thêm: Tác hại của việc ngủ muộn là sức khỏe + tuổi thọ suy giảm
4. Dị ứng ở trẻ em
Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với tác nhân vô hại trong môi trường. Ở trẻ em, dị ứng có thể gây tắc nghẽn mũi, cản trở đường thở và viêm lỗ mũi dẫn đến ngáy khi ngủ.
Dị ứng nghiêm trọng có thể gây sưng cổ họng, khiến trẻ ngưng thở khi ngủ. Nếu nhận thấy dấu hiệu này, cần gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện ngay lập tứ
5. Ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ là một tình trạng tương đối phổ biến và khiến trẻ bị khó thở. Ngưng thở khi ngủ ở trẻ có thể là do tắc nghẽn ở phía sau cổ họng. Đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ em ngủ ngáy.
Ngoài trừ ngáy ngủ, các triệu chứng ngưng thở khi ngủ khác ở trẻ có thể bao gồm:
- Ngáy rất to
- Ho hoặc thở khò khè khi ngủ
- Thở bằng miệng
- Ngủ ở nhiều tư thế kỳ lạ
Ngưng thở khi ngủ được cho là nguyên nhân của trầm cảm, rối loạn lo âu, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu này, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây ngáy ngủ ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh và dưới một tuổi, ngáy khi ngủ có thể liên quan đến:
- Trẻ bú bình có nguy cơ ngáy hơn trẻ bú mẹ.
- Phát triển thể chất kém, cân nặng thấp so với tuổi.
- Có cấu trúc thành quản dị tật hoặc tổn thương.
- Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu, hoặc ngưng thở khi ngủ.
- Béo phì hoặc tăng cân nhanh chóng do chăm sóc, nuôi dưỡng sai lầm, tăng nguy cơ cho các bệnh lý khác.
Tham khảo thêm: Rối Loạn Tiền Đình Ở Trẻ Em Và Các Thông Tin Cần Biết
Trẻ em ngủ ngáy có nguy hiểm không?
Trẻ thường xuyên ngáy ngủ sẽ có chất lượng giấc ngủ kém. Điều này khiến bé mệt mỏi, gây bất lợi cho việc tăng trưởng và phát triển của bé.
Ngoài ra, ngủ ngáy ở trẻ em có thể liên quan đến một số vấn đề như:
- Tăng cân kém
- Rối loạn tăng động hoặc dễ có các hành vị quá khích
- Đái dầm
- Thường xuyên gặp ác mộng
- Khó ngủ vào ban đêm
- Ngáy to hơn theo thời gian
Ngủ ngáy ở trẻ em có chữa được hay không?
Hiện tượng trẻ em ngủ ngáy đôi khi không phải là một vấn đề phải lo lắng và điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này thường có thể khắc phục bằng cách thay đổi phong cách sống và cải thiện các bệnh lý liên quan.
Một số trẻ có thể tự điều chỉnh ngáy khi lớn lên, nhưng nếu kéo dài có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cha mẹ cần thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em
Để hạn chế tình trạng trẻ em ngủ ngáy, người chăm sóc có thể tham khảo một số biện pháp như sau:
1. Tự chăm sóc tại nhà
Trẻ ngủ ngáy thường có thể được khắc phục tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Một số biện pháp như:
- Xông hơi trước và sau khi ngủ để làm thông thoáng mũi và hỗ trợ hệ thống hô hấp.
- Uống nước ấm để làm tan chất nhầy và giảm ngáy khi ngủ.
- Mặc quần áo ấm, đặc biệt là ở ngực và lưng vào mùa đông để hỗ trợ cải thiện cảm giác thoải mái, giảm tắc nghẽn.
Tham khảo thêm: Có cả 100 nguyên nhân mất ngủ, nhưng số 3 hay gặp nhất
2. Điều trị y tế
Ngáy ngủ ở trẻ đôi khi không cần điều trị y tế, nhưng có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ như:
- Sử dụng oxy khi ngủ để hỗ trợ hệ thống hô hấp và giảm ngáy.
- Dùng ông hít hoặc ống thông mũi thảo dược để giảm nghẹt mũi, đặc biệt khi trẻ cảm lạnh.
- Làm sạch xoang nếu trẻ bị viêm xoang.
- Sử dụng thuốc hít để điều trị hen suyễn, viêm phế quản cấp và các rối loạn phổi khác. Tuy nhiên, cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.
Biện pháp phòng ngừa ngủ ngáy ở trẻ em
Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng trẻ em ngủ ngáy, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Đặt trẻ ngủ nghiêng để giảm ngáy.
- Giữ trẻ có cân nặng ổn định, tránh béo phì.
- Đảm bảo trẻ uống đủ nước.
- Khuyến khích trẻ vận động, thực hiện thể dục thường xuyên.
- Cho trẻ học bơi để cải thiện chức năng phổi.
- Điều trị các bệnh liên quan và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ em ngủ ngáy hiếm khi là một vấn đề y tế nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý hoặc cấu trúc mũi có vấn đề, bạn vui lòng trao đổi với bác sĩ để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngủ ngáy và nghiến răng – Nỗi ám ảnh của người thân
- 9 bước chữa ngủ ngáy – Áp dụng là khỏi ngay
Bình luận (1)
con em bị ngáy ngủ có thể do trong cổ họng viêm sưng thì dùng biện pháp như thế nào ạ