Tác hại của việc ngủ muộn là sức khỏe + tuổi thọ suy giảm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Tác hại của việc ngủ muộn thường xuyên không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư… mà còn khiến cho tuổi thọ bị suy giảm. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lớn, mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ nhỏ.

14 tác hại của việc ngủ muộn

Theo đồng hồ sinh học của cơ thể, thời gian từ 21 giờ tối – 5 giờ sáng là thời điểm cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo và sửa chữa tổn thương. Việc thức khuya, ngủ muộn thường xuyên có thể gây rối loạn nhịp sinh học tự nhiên và gây nhiều tác hại.

tác hại của việc ngủ muộn
Ngủ muộn khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, hay quên, thậm chí là nhiều bệnh lý nguy hiểm

1. Mệt mỏi, uể oải khi thức dậy

Khi thức khuya, cơ thể không đủ thời gian để nghỉ ngơi, cơ bắp không được thư giãn, gây ra sự kém lưu thông máu. Điều này dẫn đến mệt mỏi, uể oải, cảm giác tay chân rệu rã khi thức dậy.

Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn không có thời gian để ngủ bù vào ngày hôm sau. Ngủ không đủ giấc khiến bạn kém tập trung và làm việc không hiệu quả.

2. Thần kinh dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, trầm cảm

Ngủ muộn đã được khoa học chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe.

Một nghiên cứu trên tạp chí Nature năm 2012 cho thấy, tiếp xúc lâu dài với ánh sáng ban đêm ảnh hưởng đến phản ứng trong não, gây sản xuất nhiều cortisol – loại hormone gây căng thẳng, lo âu, tiêu cực…

Lý do này đã giải thích vì sao những người thường xuyên thức khuya thường hay rơi vào trạng thái căng thẳng khi công việc hay cuộc sống không được thuận lợi. Họ cũng rất dễ bị kích động, nghiêm trọng hơn có thể bị trầm cảm.

Tham khảo thêm: Tác hại của thức khuya đối với nam giới “quá nguy hiểm”

3. Tăng cân mất kiểm soát, béo phì 

Nhiều người cho rằng, ngủ muộn nhiều sẽ dễ giảm cân và giúp cơ thể thon gọn hơn. Tuy nhiên thực tế, thức khuya nhiều có thể khiến cân nặng của bạn tăng ngoài mức kiểm soát, gây nguy cơ béo phì cao.

Thức khuya ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chuyển hóa chất béo của cơ thể, dẫn đến tích tụ mỡ thừa, đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và cánh tay. Điều này không chỉ làm thay đổi hình dáng mà còn làm suy giảm nhan sắc.

Ngoài ra, ngủ muộn còn khiến bạn có cảm giác thèm ăn và tiếp tục dung nạp các món ăn vặt, thức ăn nhanh, bánh kẹo hay sữa vào cơ thể. Tăng cân là một hậu quả tất yếu.

thức khuya gây béo phì
Béo phì, thừa cân là một trong những tác hại của việc ngủ muộn mà nhiều người đang gặp phải

4. Lão hóa da, chóng già

Tác hại của việc ngủ muộn này được nhìn thấy rất rõ ràng. Khoảng thời gian từ 23h – 4h sáng là lúc các tế bào da có tốc độ tái tạo nhanh gấp 2 lần so với các thời điểm khác.

Đây cũng là thời điểm mà cơ thể sản xuất nhiều collagen giúp sửa chữa những tổn thương ở tế bào, cải thiện cấu trúc da, giúp làn da có khả năng đàn hồi tốt hơn.

Chính vì vậy, việc bỏ lỡ “thời điểm vàng” này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức sống của làn da. Da kém được tái tạo nên nhợt nhạt và nhanh chóng bị lão hóa, chảy sệ, nhăn nheo, sạm đen…

Tham khảo thêm: Bà bầu bị mất ngủ – Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

5. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ

Nghiên cứu của Giáo sư Francesco Cappuccio từ ĐH Warwick chỉ ra rằng người thường xuyên thức khuya hoặc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị bệnh tim mạch tăng lên đến 48%, nguy cơ tử vong do đột quỵ tăng lên đến 15%.

Giáo sư Francesco Cappuccio lý giải rằng, thức khuya kéo dài khiến tim mạch phải làm việc nhiều hơn so với bình thường, dẫn đến suy yếu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

6. Da nổi mụn trứng cá do ngủ muộn

Khi ngủ muộn triền miên, nội tiết tố có thể thay đổi khiến cho tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Chúng làm tăng tiết dầu nhờn và các chất cặn bã trên da gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó khiến da bị nổi mụn trứng cá.

Bạn càng thức khuya nhiều thì da càng nhanh bị lão hóa và bị mụn tấn công nhiều hơn. Nếu vẫn tiếp tục duy trì thói quen này thì dù có sử dụng các sản phẩm trị mụn đắt đỏ cũng không thể cứu nguy được cho làn da của bạn.

thức khuya gây nổi mụn
Bị nổi mụn cũng là một trong những tác hại mà thức khuya gây nên

7. Ngủ muộn dễ bị tiểu đường

Nhiều người bị tiểu đường do tác hại của việc ngủ muộn. Nguyên nhân cũng bởi thức khuya gây rối loạn nội tiết tố, từ đó khiến cơ thể không dung nạp glucose, đồng thời ức chế quá trình sản xuất insulin.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh đái tháo đường.

8. Đau đầu, suy giảm trí nhớ

Sau một đêm thức khuya, nhiều người cảm thấy đầu óc chuếnh choáng và đau nhức âm ỉ khi thức dậy vào buổi sáng.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các tế bào trong não bộ bị tổn thương gây đau đầu mãn tính, suy giảm trí nhớ và nhiều vấn đề nguy hiểm liên quan đến não bộ.

Tham khảo thêm: Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ – Phương pháp mang lại hiệu quả cao

9. Giảm khả năng phản xạ tự nhiên

Những người ngủ muộn thường xuyên sẽ có phản xạ kém hơn những người ngủ đúng giờ và đủ giấc do hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, suy yếu.

10. Tăng nguy cơ mắc ung thư

Bệnh ung thư chính là một trong những tác hại của việc ngủ muộn. Thói quen thức khuya kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng chống lại tác nhân gây ung thư cho tế bào bạch cầu.

Nguy cơ ung thư vú tăng gấp ba ở phụ nữ thường xuyên thức khuya, làm việc dưới ánh đèn, do cơ thể sản xuất ít melatonin – một hormone chống oxy hóa giảm thiểu tác động của gốc tự do đến tế bào vú.

tác hại của việc thức khuya
Phụ nữ thức khuya thường xuyên làm tăng nguy cơ ưng thư vú

11. Suy giảm tuổi thọ

Ngủ muộn thường xuyên sẽ khiến sức khỏe của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm. Tất cả cộng hưởng lại tất yếu sẽ rút ngắn tuổi thọ của bạn.

12. Rối loạn giấc ngủ

Việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng của đèn và ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ khiến não bộ bị nhầm lẫn với ban ngày và ít tiết ra hormone melatonin gây buồn ngủ.

Do vậy mà những người ngủ muộn mặc dù rất mệt mỏi nhưng đôi khi đầu óc vẫn còn rất tỉnh táo, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí nhiều trường hợp còn bị bệnh mất ngủ.

13. Suy giảm thị lực vì ngủ muộn

Ngủ muộn cắt giảm thời gian nghỉ của mắt sau một ngày làm việc mệt mỏi, khiến mắt phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng tự nhiên.

Điều này gây mệt mỏi, đau nhức mắt, bọng mắt sưng, thâm quầng, có thể gây ra vấn đề cận thị…

Tham khảo thêm: Cách ngủ sớm đơn giản chống lại tình trạng mất ngủ hiệu quả

14. Tác hại của việc ngủ muộn với trẻ em

Trẻ thức khuya thường xuyên sẽ phải đối mặt với nhiều tác hại khủng khiếp cả về sức khỏe lẫn sự phát triển thể chất. Những tác hại của ngủ muộn với trẻ em bao gồm:

Chậm phát triển chiều cao

Trong khoảng 10h tối – 1h sáng và 5h – 7h sáng, tuyến yên nằm trong não bộ của trẻ sản xuất hormone tăng trưởng, đó là hormone quan trọng điều chỉnh sự tăng trưởng chiều cao.

Chính vì vậy những bé được cha mẹ cho đi ngủ muộn, ngủ sau 10 giờ tối thường có khuynh hướng chậm phát triển chiều cao, thấp hơn các bạn cùng trang lứa dù chế độ dinh dưỡng vẫn đầy đủ.

trẻ thức khuya chậm phát triển chiều cao
Những trẻ thường xuyên thức khuya sẽ chậm phát triển chiều cao hơn bạn bè cùng trang lứa

Trẻ ngủ muộn dễ bị bệnh vặt

Ngủ sớm và sâu giấc kích thích sản xuất cytokine, một loại protein quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng.

Ngược lại, thức khuya làm giảm lượng cytokine, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh…

Ảnh hưởng đến trí não và nhận thức

Trong một nghiên cứu với hơn 10.000 trẻ 7 tuổi, Giáo sư Amanda Sarker từ Đại học London phát hiện rằng việc đi ngủ sau 9 giờ tối có thể làm giảm khả năng đọc, tính toán và phản ứng của trẻ.

Điều này cho thấy rằng thói quen ngủ muộn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não và nhận thức ở trẻ em.

Tham khảo thêm: Có cả 100 nguyên nhân mất ngủ, nhưng số 3 hay gặp nhất

Ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của trẻ

Trẻ hay thức khuya có khuynh hướng nóng nảy, thiếu sự kiên nhẫn và hay cáu gắt vô cớ hơn so với những bé được ngủ sớm.

trẻ dễ cáu gắt khi thức khuya
Trẻ dễ cáu gắt, mè nheo khi thức khuya thường xuyên

Làm thế nào để giảm thiểu những tác hại của ngủ muộn đến sức khỏe?

Thói quen ngủ muộn có thể do nhiều lý do như công việc, sử dụng điện thoại hoặc lướt web vào ban đêm.

Dù nguyên nhân là gì, bạn nên áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác hại của việc ngủ muộn để bảo vệ sức khỏe của mình. Dưới đây là một số lời khuyên có thể hữu ích cho bạn:

Đảm bảo ngủ đủ giấc

Mỗi ngày cần khoảng 8 tiếng ngủ. Nếu bạn thức khuya, hãy dành thời gian ngủ bù vào buổi sáng hoặc ngủ trưa khoảng 30 phút. Quan trọng là có giấc ngủ sâu và đủ để cơ thể phục hồi, tinh thần sảng khoái.

Đừng ngần ngại ngáp thường xuyên khi bạn buồn ngủ

Khi ngáp, toàn bộ các cơ da mặt hoạt động tối đa. Điều này sẽ giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng tế bào da, hạn chế sự xuất hiện của mụn và nếp nhăn.

Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, ngáp ngủ có tác dụng kích thích tinh thần, mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, vui vẻ.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Khi bạn ngủ muộn, cơ thể sẽ bị mất nước rất nhanh. Bạn nên uống nước đều đặn để làn da đỡ thô ráp giúp cơ thể bớt mệt mỏi.

bổ sung đủ nước cho cơ thể
Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, nhưng hạn chế uống nhiều vào ban đêm vì có thể đi tiểu nhiều

Tham khảo thêm: Bệnh mất ngủ ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

Đừng ăn vặt quá nhiều vào đêm khuya

Ngủ muộn sẽ khiến bạn có cảm giác đói. Tuy nhiên đừng nạp quá nhiều thức ăn vào lúc này khiến hệ tiêu hóa chịu nhiều áp lực và phải hoạt động suốt đêm.

Tốt nhất, bạn hãy chuẩn bị sẵn một ly sữa ấm và uống để nạp năng lượng, chống lại cảm giác đói và thèm ăn vào ban đêm. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng tăng cân quá mức.

Tạo thói quen đi ngủ sớm

Các biện pháp chỉ giúp cải thiện một phần, nếu muốn điều chỉnh thói quen ngủ muộn triệt để, quan trọng là phát triển thói quen đi ngủ sớm để giảm thiệu tác hại của việc ngủ muộn. Dưới đây là một số giải pháp đơn giản:

  • Lập kế hoạch làm việc hợp lý để tránh làm việc đến tối khuya.
  • Duy trì không gian phòng ngủ sạch sẽ, thơm tho và yên tĩnh.
  • Tắt đèn và thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
  • Tránh vận động mạnh hoặc tập thể dục trước giờ đi ngủ.
  • ngủ vào cùng một thời gian hàng ngày.
  • Hạn chế uống bia rượu, cà phê vào buổi tối và thay thế bằng các loại trà thảo mộc.
  • Rèn cho trẻ thói quen đi ngủ từ 9 – 10 giờ và hạn chế hoạt động ngoài trời trước giờ đi ngủ.
tác hại của việc ngủ muộn
Xây dựng thói quen ngủ sớm để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn

Chữa mất ngủ ngay bằng thảo dược

Mất ngủ là trạng thái khi cơ thể muốn ngủ nhưng không thể ngủ được, gây ra cảm giác mệt mỏi và căng thẳng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ngủ muộn, thậm chí là mất ngủ hoàn toàn hoặc ngủ ít, ngủ không sâu.

Như vậy, tác hại của việc ngủ muộn vô cùng nghiêm trọng nếu không được cải thiện kịp thời. Việc thay đổi thói quen này không những giúp bảo vệ sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy chủ động điều chỉnh giờ giấc để có một tinh thần và thể chất tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:09 - 15/04/2024 - Cập nhật lúc: 19:01 - 15/04/2024
Chia sẻ:
Tác hại của việc ngủ muộn là sức khỏe + tuổi thọ suy giảm

Tác hại của việc ngủ muộn thường xuyên không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường,…

Mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây suy nhược thần kinh Mất ngủ về đêm, khó ngủ mệt mỏi – Nguyên nhân & cách trị

Mất ngủ về đêm, khó ngủ mệt mỏi là hiện tượng thường gặp ở những người thường xuyên bị stress,…

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Cảnh giác các bệnh lý nguy hiểm

Mất ngủ là tình trạng người bệnh bị mất ngủ trong vài ngày hoặc vài tuần. Tình trạng này có…

Bị mất ngủ nên ăn gì, uống gì để dễ ngủ hơn mỗi ngày?

Hiện nay, số người mắc chứng mất ngủ đang ngày càng gia tăng, rất nhiều người phải rơi vào tình…

Mất ngủ triền miên là bệnh gì, phải làm sao chữa?

Mất ngủ triền miên là hệ quả do bệnh trầm cảm, suy nhược thần kinh, cường giáp và một số…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua