Cách chữa mất ngủ bằng lá vông đơn giản giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Việc sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh trong khoảng thời gian dài có thể gây nhiệt cơ thể, các tác dụng phụ đến dạ dày và hệ đường ruột. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng biện pháp thay thế chữa mất ngủ bằng lá vông để cải thiện triệu chứng bệnh mà không lo về các tác dụng phụ này.

Tác dụng chữa mất ngủ của lá vông

Lá vông hay còn được gọi là hải đồng bì, thích đồng bì với tên khoa học là Erythrina variegata L. Theo Đông y, lá vông có tính bình, vị đắng nhạt và hơi chát, có tác dụng lên hệ thần kinh, giúp làm giảm căng thẳng và an thần.

Bên cạnh đó, vị thuốc nam này còn có công dụng hạ huyết áp, hạ nhiệt, trừ phong thấp, sát trùng, tiêu tích và gây ngủ. 

Chữa mất ngủ bằng lá vông
Lá vông – Vị thuốc Nam có tác dụng an thần, chữa mất ngủ hiệu quả

Dựa theo một số nghiên cứu khoa học về chiết xuất của lá vông cho thấy, các hoạt chất erythrin có tác dụng làm giảm, đôi khi là mất hẳn chức năng hoạt động của thần kinh trung ương, giúp giảm cảm giác lo âu và mang lại giấc ngủ sâu.

Chính nhờ những đặc tính này, lá vông được xem là vị thuốc tự nhiên chữa mất ngủ và an thần tốt.

Tham khảo thêm: 20 cách ngủ ngon – chìm sâu vào giấc ngủ mỗi đêm

Hướng dẫn cách chữa mất ngủ bằng lá vông

Có nhiều cách để sử dụng lá vông chữa mất ngủ, tùy theo tình trạng bệnh và nhu cầu của bản thân, có thể lựa chọn biện pháp phù hợp nhất. 

1. Bài thuốc lá vông ngâm rượu

Nguyên liệu:

  • Rượu trắng
  • Lá vông bánh tẻ
  • Hủ thủy tinh đã được rửa sạch
rượu lá vông
Dùng lá vông ngâm rượu rồi sử dụng, có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, giúp người dùng ngủ ngon hơn

Cách thực hiện:

  • Lá vông đem rửa sạch và phơi khô trong bóng râm
  • Sau đó thái nhỏ và cho vào hủ thủy tinh. Cứ 100 gram lá vông đổ 1 lít rượu trắng 30 – 40 độ C
  • Sau khoảng 15 – 20 ngày ngâm, người bệnh có thể sử dụng

Cách dùng: Người bệnh nên uống 10 – 20 ml rượu ngâm lá vông mỗi ngày.

2. Bài thuốc sắc bằng lá vông

Nguyên liệu:

  • Lá vông phơi khô
  • Nước
  • Ấm đất
thuốc sắc lá vông
Sắc nước lá vông cũng là một trong những cách chữa mất ngủ bằng lá vông hiệu quả

Cách làm:

  • Lấy 8 – 16 gram lá vông đã phơi khô đem rửa sạch
  • Cho vào ấm đất và thêm 200 ml nước, sắc nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 50 ml
  • Chờ nước thuốc nguội và uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ

Tham khảo thêm: Uống trà gì dễ ngủ? 10+ loại trà tốt cho người mất ngủ

3. Nước hãm từ lá vông

Nguyên liệu:

  • Lá vông: 16 gram
  • Tim sen: 5 gram
  • Táo nhân: 10 gram
  • Bình giữ nhiệt
  • Nước: 1 lít
  • Hoa nhài: 2 – 3 bông
nước hãm lá vông
Dùng nước hãm từ lá vông và hoa nhài giúp cải thiện chứng mất ngủ

Cách thực hiện:

  • Lá vông rửa sạch và vò nát, táo nhân là nhân bên trong hạt đem sao đen, tim sen sao thơm nhưng không được sao đen
  • Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào bình giữ nhiệt và đổ nước sôi vào, đậy nắp và hãm vài phút
  • Cuối cùng nước nguội thêm hoa nhài vào và uống nhiều lần trong ngày

4. Canh lá vông chữa mất ngủ

Người bệnh có thể chữa mất ngủ bằng canh lá vông, chỉ cần rửa sạch một nắm lá vông và nấu chung với lá dâu tằm. Mỗi ngày ăn một bát giúp giảm căng thẳng, an thần và dễ ngủ.

Tham khảo thêm: 10+ món ăn bài thuốc chữa mất ngủ hiệu quả, ngon, dễ nấu

Một số lưu ý khi chữa mất ngủ bằng lá vông

Khi dùng lá vông để chữa mất ngủ, người bệnh nên lưu ý những điểm sau:

  • Lá vông ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp dễ ngủ. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể gây nhờn thuốc và làm mất hiệu quả điều trị sau này.
  • Khi chế biến, lá vông nên được phơi nắng ngắn và phơi khô trong bóng râm để bảo quản hoạt chất.
  • Lá vông chỉ hiệu quả chữa mất ngủ khi ứng dụng vào hai kinh là thận và can. Nếu mất ngủ do tâm, tỳ hoặc phế gây ra, không nên sử dụng.
  • Tránh sử dụng lá vông cho bệnh nhân có khớp sưng đau, nóng, đỏ…
  • Trẻ em, người có huyết áp cao hoặc đổ mồ hôi trộm không nên sử dụng lá vông để tránh tình trạng bệnh chuyển nặng.
sưng đau khớp không nên sử dụng lá vông
Người bị sưng đau khớp không nên sử dụng lá vông để chữa mất ngủ

Chữa mất ngủ bằng lá vông có thật sự hiệu quả?

Lá vông là một thảo mộc truyền thống được người dân tin dùng vì tính lành và khả năng cải thiện triệu chứng mất ngủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kết quả tốt khi sử dụng bài thuốc này.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nhiều trường hợp sử dụng lá vông không đạt được kết quả mong muốn và triệu chứng mất ngủ có thể trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân có thể là:

  • Tự ý sử dụng lá vông mà không có sự hướng dẫn từ lương y, dẫn đến liều lượng không phù hợp và gây ra phản ứng phụ, làm triệu chứng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sự khác biệt trong khả năng hấp thụ thuốc của từng người có thể dẫn đến hiệu quả điều trị khác nhau.
  • Sử dụng lá vông không phù hợp với bệnh lý gốc. Mất ngủ có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác, nếu không điều trị đúng nguyên nhân, tình trạng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn.
  • Cách chế biến và sử dụng thuốc không đúng.

Người bệnh nên xem bài thuốc chữa mất ngủ bằng lá vông chỉ là một phương tiện hỗ trợ, không thể thay thế cho phương pháp chữa bệnh bài bản. Để giải quyết triệt để triệu chứng mất ngủ, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị dựa trên nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 13:20 - 11/04/2024 - Cập nhật lúc: 18:50 - 15/04/2024
Chia sẻ:
bệnh lupus ban đỏ có di truyền không Bệnh lupus ban đỏ có di truyền không, có thể ngăn ngừa?

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Những người mắc bệnh…

Mất ngủ kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Có sao không?

Mất ngủ kéo dài lâu ngày không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến…

20 cách ngủ ngon – chìm sâu vào giấc ngủ mỗi đêm

Ngủ ngon và đủ giấc mỗi đêm không chỉ giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp…

mất ngủ 1 đêm Mất ngủ 1 đêm có sao không? Làm gì cho khỏe, tỉnh táo?

Nhiều người không gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên mà thỉnh thoảng họ mới bị mất ngủ 1…

Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn giải pháp điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả từ thảo dược trên VTV2

Với kinh nghiệm hơn 20 năm khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, đặc biệt là điều trị căn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua