Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ – Phương pháp mang lại hiệu quả cao

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ là một phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay, có khả năng giảm mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, thiền định còn giải phóng các suy nghĩ tiêu cực, giúp tâm trí sáng suốt, tích cực, tràn đầy năng lượng…

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có hiệu quả không?

Ngồi thiền có nguồn gốc từ Phật giáo, mục đích của việc thiền định là giữ tâm an, loại bỏ muộn phiền và thư giãn các bộ phận trong cơ thể. Dần dần, thiền được ứng dụng trong các bộ môn võ thuật và yoga.

Hiện nay, phương pháp này còn được ứng dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh mất ngủ, trầm cảm, căng thẳng, lo âu…

ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
Ngồi thiện giúp thư giãn tinh thần, xua tan áp lực, từ đó giúp dễ ngủ hơn

Tư thế ngồi thiền (hoa sen) tạo áp lực phần dưới cơ thể, mang đến dòng năng lượng lên cột sống và hệ thần kinh trung ương, không chỉ giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn mà còn tác động đến xung thần kinh quanh não, giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu.

Ngoài giảm thiểu chứng mất ngủ do căng thẳng, stress kéo dài, thiền định còn giúp chữa chứng mất ngủ do rối loạn nội tiết tố gây ra. Các chuyên gia cho biết, ngồi thiền kích hoạt hoạt động não bộ, đặc biệt vùng dưới đồi, giúp cơ quan này tạo tín hiệu để sản sinh hormone progesterone và estrogen.

Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh mất ngủ bằng thuốc Nam an toàn hiệu quả nhanh

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ sao cho đúng cách?

Ngồi thiền không đơn thuần là tư thế ngồi thông thường, mà chúng còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần. Để giúp quá trình ngồi thiền đạt được hiệu quả chữa mất ngủ cao, cần thực hiện đúng cách.

1. Giai đoạn chuẩn bị trước khi ngồi thiền

Thiền định đòi hỏi sự phối hợp giữa cơ thể và tâm trí. Vì vậy trước khi ngồi thiền bạn cần chuẩn bị các bước sau:

  • Tìm nơi yên tĩnh và không có tiếng ồn: Trong khi thiền, cần tắt hết âm thanh từ radio, tivi và các nguồn khác để tập trung. Sử dụng tinh dầu, nến thơm và giảm độ sáng để tăng cảm giác thư giãn.
  • Sử dụng nệm ngồi: Quá trình thiền định kéo dài ít nhất 15 – 30 phút nên bạn có thể gặp phải tình trạng mỏi và ê ẩm vùng mông. Chính vì vậy bạn nên tìm tấm nệm nhỏ để sử dụng trong quá trình ngồi thiền.
  • Mặc quần áo thoải mái: Tránh quần áo bó chật và dày, chọn những bộ trang phục thoáng mát để không bị phân tâm.
  • Chọn thời gian phù hợp: Ngồi thiền vào khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, có thể là sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ.
  • Đặt đồng hồ bấm giờ: Ngồi thiền ít nhất từ 15 đến 30 phút. Sử dụng đồng hồ để đảm bảo bạn thiền đủ thời gian cần thiết.
ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
Nên ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi nhẹ, nhắm mắt và tập trung vào hơi thở để thiền định

Tham khảo thêm: Chữa mất ngủ bằng tỏi đúng cách – Hướng dẫn A-Z

2. Giai đoạn ngồi thiền

Ngồi thiền đem lại cảm giác thư giãn và loại bỏ stress, mệt mỏi,… Vì vậy bạn cần tránh tình trạng căng thẳng và quá tập trung khiến não bộ bị áp lực, gây lo âu quá độ. Ban đầu việc ngồi thiền thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên sau khoảng một đến vài tuần, bạn sẽ dễ dàng trong việc thiền định.

Muốn ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ đúng cách thì cần phải lưu ý những điều sau:

  • Ngồi lên tấm nệm với lưng thẳng, có thể xếp chân chéo hoặc duỗi thẳng.
  • Đặt tay lên đầu gối hoặc đùi, thả lỏng tay thoải mái.
  • Cúi nhẹ cằm và nhắm mắt để không bị xao lạc. Nếu cảm thấy không thoải mái khi nhắm mắt, có thể mở mắt khi thiền.
  • Hẹn đồng hồ và bắt đầu từ 5-10 phút, sau đó tăng dần thời gian sau mỗi tuần.
  • Khép miệng lại và thở bằng mũi khi tập trung.
  • Tập trung vào nhịp thở và thở nhẹ nhàng để não bộ loại bỏ căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ tích cực.
  • Nếu suy nghĩ trôi dạt, hãy đếm nhịp thở để tập trung trở lại.

Ở những lần đầu tiên ngồi thiền, có thể bạn dễ mất tập trung. Tuy nhiên, sau một thời gian, não bộ sẽ quen với thiền và tập trung dễ dàng hơn. Chỉ sau khoảng 1-2 tuần thực hành đều đặn, bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện đáng kể các triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu…

ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
Chữa bệnh mất ngủ bằng cách ngồi thiền, bạn cần thực hiện đều đặn để đạt kết quả tốt nhất

Tham khảo thêm: Cách ngủ sớm đơn giản chống lại tình trạng mất ngủ hiệu quả

Những lưu ý khi ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ

Để phương pháp ngồi thiền đạt được kết quả như mong đợi, bạn cần chú ý một số thông tin sau:

  • Thiền vào buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh chóng.
  • Kiên nhẫn và kiên trì với phương pháp, vì ngồi thiền không có hiệu quả ngay lập tức.
  • Sử dụng nhạc nhẹ không lời để giúp thư giãn sâu hơn nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập trung.
  • Đối với những người mất ngủ liên quan đến tâm lý, nếu xuất hiện ý nghĩ tiêu cực, cần tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý để thực hiện các liệu pháp phù hợp.

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Kiên nhẫn thực hiện mỗi ngày sẽ mang lại cải thiện cho cơ thể và tâm trí. Tuy nhiên, trong các trường hợp mất ngủ kéo dài, cần kết hợp với lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc và phương pháp điều trị bài bản từ chuyên gia.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nguyên nhân mất ngủ ở thanh niên và cách khắc phục

Mất ngủ ở thanh niên thường xảy ra do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng…

Top 5 món canh chữa mất ngủ nên ăn thường xuyên để ngủ ngon hơn

Các món canh chữa mất ngủ không chỉ ngon mà còn mang lại lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.…

Thiên vương bổ tâm đan là bài thuốc cho người âm suy hỏa vượng Hé lộ bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên được ít người biết đến

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh không thể ngủ ngon giấc, giấc ngủ chập chờn, hay tỉnh…

Hậu Covid mất ngủ Hậu Covid mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp

Theo thông tin của  Bộ Y tế, có tới 40% bệnh nhân gặp di chứng hậu Covid mất ngủ. Tình…

Bác Sĩ Mất Ngủ Thuốc Dân Tộc – Tận Tâm Vì Giấc Ngủ Người Việt

Từ lâu Trung tâm Thuốc dân tộc đã được biết đến là địa chỉ chữa bệnh mất ngủ bằng Y…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua