Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu đúng cách mới hiệu quả
Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu là phương pháp điều trị có tác dụng thông kinh hoạt lạc, giảm đau nhức, cải thiện chức năng cơ và phạm vi vận động. Tuy nhiên để đạt được kết quả tối ưu, bạn cần thực hiện mẹo chữa này đúng cách.
Tác dụng của ngải cứu đối với bệnh đau vai gáy
Ngải cứu là vị thuốc quen thuộc đối với người Việt. Thảo dược này có vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, làm ấm kinh, cầm máu và giảm đau nhức. Với những tác dụng trên, ngải cứu thường được nhân dân sử dụng để trị vết thương chảy máu, rối loạn kinh nguyệt, ghẻ ngứa ngoài và đau mỏi vai gáy.
Theo lý giải của y học cổ truyền với tác dụng dược lý đa dạng, ngải cứu có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở khu vực cổ – vai gáy. Từ đó làm giảm hiện tượng co cứng cơ đột ngột và hạn chế áp lực lên vùng đốt sống cổ.
Tuy nhiên các nghiên cứu về tác dụng chữa đau vai gáy của lá ngải cứu chỉ mới dừng lại ở mức sơ bộ. Vì vậy bên cạnh việc áp dụng mẹo chữa này, bạn nên chủ động điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh hoàn toàn.
Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu đúng cách
Ngải cứu đem lại nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách, cơn đau có thể không thuyên giảm sau khi áp dụng cách chữa này.
Để cải thiện triệu chứng đau mỏi vai gáy, bạn có thể áp dụng một trong những bài thuốc sau:
1. Bài thuốc đắp từ ngải cứu giảm đau vai gáy
Với những trường hợp đau nhẹ hoặc cơn đau mới phát sinh, bạn có thể sử dụng bài thuốc đắp từ ngải cứu để giảm viêm, cải thiện cơn đau và tăng cường lưu thông khí huyết, kinh mạch. Chỉ sau khoảng vài lần áp dụng, bạn có thể nhận thấy cơn đau ở vùng cổ và vai thuyên giảm đáng kể.
Chuẩn bị:
- Lá ngải cứu 100 – 150g
- Giấm (vừa đủ)
Thực hiện:
- Dùng ngải cứu sao với giấm
- Bọc dược liệu trong khăn vải rồi chườm trực tiếp vào chỗ đau nhức
Nên chườm cho đến khi dược liệu nguội hẳn. Nếu cơn đau chưa dứt, có thể sao lại cho nóng rồi chườm tiếp lần 2.
2. Ngải cứu rang muối trị đau vai gáy
Ngoài bài thuốc chườm từ ngải cứu và giấm, bạn cũng có thể làm giảm hiện tượng sưng viêm và đau nhức ở vai gáy bằng cách sao ngải cứu và muối. So với cách sao giấm, sao với muối sẽ giúp dược liệu giữ được nhiệt lâu hơn.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá ngải cứu tươi
- 2 thìa muối hạt
Thực hiện:
- Đem rửa sạch ngải cứu rồi đập sơ qua cho dược liệu mềm
- Sao vàng với muối rồi cho vào bọc vải
- Chườm trực tiếp lên vùng cổ vai gáy
Trong quá trình chườm thuốc, bạn có thể dùng tay di chuyển túi chườm từ cổ xuống vai gáy, bả vai để lưu thông khí huyết và giảm tình trạng ứ trệ.
3. Chữa đau vai gáy bằng gừng tươi và ngải cứu
Nếu đau vai gáy kèm theo hiện tượng cứng khớp và khớp đốt sống cổ phát ra âm thanh khi vận động, bạn nên áp dụng bài thuốc từ gừng tươi và ngải cứu.
Gừng tươi có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng khu phong, tán ứ, trừ hàn và hoạt huyết. Kết hợp 2 dược liệu này có thể điều hòa kinh mạch ở vùng cổ – vai – gáy, giảm đau nhức và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Chuẩn bị:
- 1 củ gừng tươi
- 1 nắm lá ngải cứu tươi
- 1 ít muối
Thực hiện:
- Đập dập gừng và rửa sạch ngải cứu
- Sau đó cho vào chảo sao cho vàng đều với muối hạt
- Cho dược liệu túi vải và đem chườm lên vùng đau nhức
Sau khi áp dụng mẹo chữa này, bạn có thể dùng tay xoa bóp vùng vai gáy và cổ để kéo giãn không gian giữa các đốt sống. Từ đó làm giảm đau nhức và cải thiện phạm vi vận động của cơ quan này.
4. Chữa đau vai gáy bằng bài thuốc uống từ ngải cứu
Bài thuốc uống từ ngải cứu thích hợp với những trường hợp đau vai gáy kéo dài do phong hàn và thấp nhiệt ứ trệ. Ngoài tác dụng giảm đau, bài thuốc này còn cải thiện chức năng vận động và bồi bổ sức khỏe.
Chuẩn bị:
- Hà thủ ô chế, tất bát, kinh giới, cẩu tích, kê huyết đằng, rễ cây gấc, lá ngải cứu mỗi vị 12g
- Phòng phong, đơn hoa, cam thảo mỗi vị 10g
- Độc lực, ngũ gia bì, dây đau xương, tang ký sinh mỗi vị 16g
Thực hiện:
- Sắc uống ngày dùng 1 thang
- Chia nước sắc thành 3 lần uống
- Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 10 ngày
5. Giảm đau vai gáy với ngải cứu và thạch xương bồ
Bài thuốc chữa đau vai gáy bằng ngải cứu và thạch xương bồ thích hợp với những trường hợp đau nhiều khi trời chuyển lạnh, mưa nhiều. Ngoài các dược liệu có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, bài thuốc này còn bổ sung bạch truật, cam thảo, thổ phục linh,… nhằm phục hồi khả năng vận động, thông kinh hoạt lạc và bồi bổ can thận.
Chuẩn bị:
- Thạch xương bồ, ngải diệp, cẩu tích, bạch truật mỗi vị 12g
- Thiên niên kiện, cam thảo, trần bì mỗi vị 10g
- Thổ phục linh 20g
- Nam tục đoạn 18g
- Vỏ quế 8g
- Rễ cúc tần, rễ cây gấc, đơn hoa, ngũ gia bì, độc lực mỗi vị 16g
Thực hiện:
- Sắc uống, ngày dùng 1 thang
- Chia nước sắc thành 3 lần uống
Đối tượng không nên chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Ngải cứu là thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao hơn so với thuốc Tây Y. Tuy nhiên tác dụng dược lý của thảo dược này có thể ảnh hưởng xấu đến một số đối tượng đặc biệt. Vì vậy cần tránh áp dụng bài thuốc uống từ ngải cứu cho những trường hợp sau:
- Phụ nữ đang mang thai (bởi ngải cứu có tác dụng hoạt huyết nên có khả năng gây động thai và sảy thai).
- Người âm hư, huyết nhiệt.
- Người có vấn đề về gan và rối loạn đường ruột.
Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy bạn cần kết hợp với chế độ luyện tập khoa học, sinh hoạt và ăn uống điều độ để tác động tích cực đến quá trình chữa trị.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!