Bệnh giun đũa chó mèo có nguy hiểm không? Điều trị & ăn uống

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Giun đũa chó mèo là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên có nguy cơ mắc rất cao ở trẻ nhỏ, ở những người nuôi thú cưng và những người có thói quen ăn đồ sống. Vậy bệnh giun đũa chó mèo có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh khá nguy hiểm, vì vậy, mọi người cần thăm khám, xét nghiệm nếu có các dấu hiệu bất thường. 

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh giun đũa chó mèo rất cao
Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh giun đũa chó mèo rất cao

Bệnh giun đũa chó mèo có nguy hiểm không?

Bệnh giun đũa chó mèo là tình trạng nghiêm trọng khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể người, di chuyển qua các cơ quan gây tổn thương với các triệu chứng lâu dài như ngứa da, gan to, sốt, ho, đau ngực, và khó tiêu.

Mức độ tổn thương của bệnh giun đũa chó mèo gây ra còn tùy thuộc vào số lượng ấu trùng bên trong cơ thể, ảnh hưởng có thể biến chứng nặng như tổn thương gan, phổi, mất thị lực, viêm cơ tim, viêm thận, hoặc tổn thương hệ thần kinh, thậm chí tử vong nếu não bị ảnh hưởng.

Như vậy căn bệnh giun đũa chó mèo rất nguy hiểm, người bệnh nên chú ý khi có các dấu hiệu bất thường nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra, phát hiện sớm để có biện pháp điều trị nhanh chóng. Tránh để lâu gây ảnh hưởng lớn đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, tổn thương não nguy cơ dẫn đến tử vong.

Bệnh giun đũa chó mèo là gì?

Giun đũa chó mèo là căn bệnh gây ra do ký sinh trùng có bên trong chó mèo lây truyền sang người. Tác nhân gây ra bệnh là Toxocara canis có trong chó và Toxocara Cati có trong mèo. Trứng của giun sau khi được đẻ ra sẽ đi theo phân của vật chủ và phát triển thành ấu trùng. Con người có thể nhiễm trùng chủ yếu qua đường tiêu hóa khi tiếp xúc với trứng giun từ môi trường bị ô nhiễm hoặc qua da. 

điều trị bệnh Toxocariasis
Người bị nhiễm giun đũa chó mèo nếu không được điều trị có nguy cơ gây mù mắt

Sau khi trứng giun vào được cơ thể người, chúng sẽ nở ra thành ấu trùng trong ruột non, từ đó ấu trùng có thể xuyên qua thành ruột và đi vào máu, lan truyền đến nhiều cơ quan nội tạng như gan, phổi, tim, mắt và não, gây ra các triệu chứng của bệnh.

Xem thêm: Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi được không? Dùng mẹo hay thuốc gì?

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh giun đũa chó mèo là căn bệnh lây nhiễm nên cơ chế gây bệnh chủ yếu là sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bên ngoài vào cơ thể:

  • Chủ yếu là lây qua đường ăn uống do nuốt phải giun có trong đất hoặc là nước nhiễm phân chó mèo.
  • Thói quen ăn rau sống, đồ chưa nấu chín như đồ tái hoặc thịt chó mèo chưa được chế biến kỹ.
  • Nhà có nuôi chó mèo và chúng có thói quen phóng uế bừa bãi cũng sẽ khiến tác nhân gây bệnh tồn tại nhiều nơi xung quanh nhà, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ký sinh trùng Toxocara canis (chó) và Toxocara Cati (mèo)
Ký sinh trùng Toxocara canis (chó) và Toxocara Cati (mèo) là tác nhân chính gây ra bệnh

Triệu chứng thường gặp của bệnh giun đũa chó mèo

Khi trứng của ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể sẽ nở ra, các ấu trùng này sẽ di chuyển khắp cơ thể người trong vài tháng hoặc là nhiều năm, gây tổn thương đến các cơ quan mà chúng di chuyển đến. Tuy nhiên nếu loại ký sinh trùng này gây bệnh ở nội tạng sẽ có các triệu chứng dưới đây:

Bệnh ở trẻ nhỏ:

Thường gặp ở trẻ từ 1 – 4 tuổi với các triệu chứng rất dễ nhận biết và thường tự mất đi sau nhiều tuần khi ấu trùng chết đi.

  • Sốt nhẹ
  • Ăn ít
  • Gầy yếu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đau người…

Bệnh ở người lớn:

Bệnh giun đũa chó mèo ở người lớn thường có các dấu hiệu không rõ ràng như:

  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Mẩn ngứa
  • Khó thở dạng suyển
  • Viêm phổi
  • Giảm thị lực một mắt
  • Đau ở vùng gan, lách to
  • Nổi hạch… 
Biểu hiện của bệnh giun đũa ở trẻ em và người lớn
Bệnh giun đũa chó mèo gây ra tình trạng ngứa da kéo dài, không thể điều trị dứt điểm

Giun đũa chó mèo là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, để phát hiện, bạn cần đế cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán để tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp chẩn đoán bệnh giun đũa

– Chẩn đoán trên chó, mèo 

  • Xét nghiệm phân chẩn đoán dựa trên đặc điểm trứng hoặc thấy giun trong mẫu phân.

– Chẩn đoán trên người

  • Tăng BC eosine, IgE.
  • Kiểm tra huyết thanh miễn dịch ELISA .
  • Kiểm tra trong da hay lấy da Toxocara cho phản ứng dương tính giả.

– Chẩn đoán chính xác

  • Sự hiện diện của các triệu chứng lâm sàn như gan to.
  • Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàn như tăng bạch cầu,…
  • Kiểm tra huyết thanh dương tính với kháng thể kháng Toxocara sp trong huyết thanh.

Xem ngay: 10 cách tẩy giun bằng phương pháp dân gian không cần thuốc

Cách điều trị bệnh giun đũa chó mèo

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh này rất hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng cụ thể nhằm được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn điều trị giun đũa chó mèo bằng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, hai lần/ngày trong 21 ngày.
  • Thuốc Dietylcarbamazine 3mg/kg cân năng 3 lần/ ngày trong 21 ngày.
  • Thuốc Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trên truờng hợp nhiễm giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.
  • Thuốc chống dị ứng: Telfast, cetirizine, loratadine…
  • Một số trường hợp bị nhiễm Toxocara ở mắt, có thể phải phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật.

Biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa

Để phòng tránh căn bệnh này, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

cách trị giun đũa chó tại nhà
Tắm rữa cho chó mèo thường xuyên giúp giảm nguy cơ nhiễm giun sán chó mèo
  • Giảm tối đa việc tiếp xúc với chó, mèo hoặc môi trường có nguy cơ mầm bệnh, đặc biệt ở những nơi công cộng như công viên.
  • Nuôi vật nuôi trong khu vực rõ ràng, dùng dây xích để kiểm soát chúng, tránh để chạy rông.
  • Kiểm tra phân vật nuôi hàng tuần và tẩy giun hàng tháng cho đến khi kết quả âm tính với ký sinh trùng Toxocara. Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.
  • Loại bỏ nhanh chóng các môi trường có thể chứa phân chó mèo như thùng cát, và giữ cho khu vực chơi của trẻ em sạch sẽ.
  • Ăn thức ăn đã nấu chín, hạn chế ăn thực phẩm sống hoặc tái như rau sống và thịt tái để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Tham gia lớp học về giáo dục sức khỏe và phòng chống bệnh từ thú y, giáo dục cha mẹ về các nguy cơ tiềm ẩn.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh giun đũa chó mèo bạn có thể tham khảo, giúp bổ sung thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn. Khi thấy có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán chính xác để có biện pháp điều trị kịp thời. Không nên để lâu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy cơ dẫn đến tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Miễn phí 10 ngày dùng Sơ can Bình vị tán - Giải pháp không thể thiếu với người bệnh dạ dày Trung tâm Thuốc dân tộc chữa bệnh dạ dày MIỄN PHÍ với liệu trình 10 ngày dùng thử (đã có 796 người đăng ký)

Ngày 15/02 vừa qua, Trung tâm Thuốc dân tộc đã chính thức bắt đầu chương trình dành tặng 1000 phần…

Sơ can Bình vị tán chữa trào ngược dạ dày được đánh giá cao (mọi góc nhìn)

Bệnh lý trào ngược dạ dày gây nên triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị vô cùng…

Thuốc dạ dày Hàn Quốc TOP 3 Thuốc Dạ Dày Hàn Quốc Tốt Có Bán Tại Nước Ta

Thuốc dạ dày Hàn Quốc là sản phẩm đang được nhiều người tin tưởng chọn lựa sử dụng. Vì vốn…

thuốc pantoprazole Thuốc Pantoprazole 40mg – Công dụng, liều dùng và giá bán

Thuốc thuốc Pantoprazole 40mg thường được bác sĩ kê đơn cho người mắc các bệnh đường tiêu hóa như viêm…

viêm dạ dày ruột Viêm Dạ Dày Ruột Là Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương xảy ra ở lớp lót bên trong dạ dày…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua