Bệnh sán chó: Dấu hiệu, Hình ảnh sán chó & Cách trị, Phòng ngừa
Bệnh sán chó là tình trạng nhiễm trùng do ký sinh trùng Toxocara canis gây ra. Bệnh lý này có mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra các biến chứng như hoại tử gan, tổn thương hệ thần kinh trung ương, mù lòa, tử vong,… nếu không can thiệp kịp thời.
Bệnh sán chó là gì?
Bệnh sán chó còn có tên là bệnh nang sán chó, bệnh sán dây chó, bệnh kén sán chó,… là tình trạng nhiễm trùng do ký sinh trùng Toxocara canis (con sán chó) gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 3 – 10 tuổi và hiếm khi gặp ở người trưởng thành.
Các thể thường gặp của bệnh sán chó
Bệnh sán chó được chia thành các thể lâm sàng như sau:
Thể ấu trùng di chuyển nội tạng:
Thể bệnh này đặc trưng bởi triệu chứng gan to và hoại tử, hen suyễn, sốt, tăng số lượng bạch cầu và các globulin miễn dịch. Nếu ký sinh trùng lan đến hệ thần kinh, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như viêm cơ tim và bệnh lý về não.
Thể ấu trùng di chuyển nội tạng được xem là thể bệnh nặng nhất và có nguy cơ tử vong cao. Thể bệnh này thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi.
Thể ấu trùng di chuyển mắt:
Thể bệnh này thường gặp ở trẻ từ 5 – 10 tuổi và đặc trưng bởi các triệu chứng khu trú ở mắt (lé mắt, giảm thị lực, rối loạn điều tiết,…). Thể ấu trùng di chuyển mắt có thể dẫn đến mù lòa nếu không kiểm soát và can thiệp kịp thời.
Ngoài 2 thể bệnh chính trên, bệnh sán chó còn được có 3 thể phụ ít gặp hơn, bao gồm:
- Thể thần kinh: Đặc trưng bởi triệu chứng khu trú ở dây thần kinh như viêm rễ thần kinh, viêm màng não, viêm mạch máu não, động kinh, sa sút trí tuệ, viêm dây thần kinh thị giác,…
- Thể thông thường: Đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng, nổi ban, mệt mỏi, khó thở, ngứa ngáy và bứt rứt.
- Thể che đậy: Chủ yếu gặp ở trẻ em, đặc điểm của thể bệnh này là triệu chứng ho thường xuyên, đau bụng, nhức đầu,…
Nguyên nhân gây bệnh sán chó
Nguyên nhân khiến cơ thể nhiễm sán chó là do ăn hoặc uống phải trứng của ký sinh trùng. Ngoài ra việc tiếp xúc gần gũi với các động vật bị bệnh cũng là tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.
Thói quen ăn hải sản sống, rau sống,… cũng là một trong những yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Toxocara canis.
ĐỌC NGAY: Bệnh sán chó có lây không – Người sang người & chó sang người?
Dấu hiệu và hình ảnh nhận biết bệnh sán chó
Tùy thuộc vào thể bệnh và độ tuổi, người bệnh có thể có những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau.
1. Dấu hiệu
Dấu hiệu và triệu chứng chung
Ban đầu bệnh thường không gây ra các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng. Hầu hết các triệu chứng đều khu trú ở da và có tính chất tương tự như mề đay mẩn ngứa, bao gồm:
- Ngứa ngáy
- Nổi mẩn đỏ
- Da đỏ
- Xuất hiện mủ trên da
Tuy nhiên sau một thời gian nhất định, ký sinh trùng có xu hướng lây lan sang các cơ quan khác như gan, phổi, não và làm phát sinh các triệu chứng sau:
- Vàng da
- Đau bụng
- Khó thở
- Ho
- Đau ngực
- Sụt cân bất thường
- Co giật
- Đau đầu
- Đau bụng
- Đau ngực
Dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ em
Đối với hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng
- Đau đầu động kinh
- Rối loạn hành vi
- Yếu liệt
- Cử động bất thường
- Da nổi mề đay hoặc nổi cục u, sưng phù một vùng da
- Ho kéo dài không giảm khi điều trị, xét nghiệm máu có bạch cầu ái toan tăng cao
- Rối loạn tiêu hóa
- Tiêu chảy
- Đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, có bạch cầu ái toan tăng cao, tất cả các xét nghiệm thông thường đều âm tính
- Buồn nôn và nôn ói
- Đau khớp
- Gầy ốm, xanh xao, mệt mỏi, kém tập trung và chán ăn
- Viêm cầu thận cấp
- Hội chứng thận hư
Đối với hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt
- Mờ mắt
- Viêm kết mạc
- Niêm mạc viêm nhẹ, hơi đỏ
- Ngứa mắt
- Viêm màng bồ đào
Dấu hiệu và triệu chứng ở người lớn
- Đau đầu
- Sưng đau cơ
- Co giật
- Liệt, yếu nửa người
- Chóng mặt
- Động kinh
- Viêm não, viêm màng não
- Nổi mề đay
- Nổi cục u dưới da
- Rối loạn tiêu hóa dễ nhầm lẫn với viêm đại tràng mạn
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Ho kéo dài
- Xuất hiện những triệu chứng của tràn dịch phổi
- Có biểu hiện tổn thương nhiều cơ quan (thể giả hệ thống)
- Thiếu máu
- Da xanh xao
- Mệt, gầy ốm
- Bạch cầu ái toan tăng cao
- Huyết thanh dương tính với toxocara spp.
2. Hình ảnh nhận biết
Một số hình ảnh của bệnh sán chó:
Các triệu chứng của bệnh sán chó thường không có tính đặc trưng cao. Vì vậy để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh sán chó gây biến chứng gì?
Ký sinh trùng Toxocara canis có thể xâm nhập vào phổi, não, gan và gây tổn thương ở các cơ quan này. Trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng, bạn có thể đối mặt với các biến chứng nặng nề như:
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương (bệnh lý về não, co giật, triệu chứng tâm thần kinh,…)
- Viêm cơ tim
- Gan to, hoại tử gan
- Viêm thận
- Tổn thương phổi dẫn đến hen suyễn
- Tử vong
Chẩn đoán bệnh sán chó
Các triệu chứng lâm sàng do ký sinh trùng sán chó gây ra thường không có tính đặc trưng cao và dễ bị nhầm lẫn với những tình trạng da liễu khác.
Vì vậy bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sán chó cần thiết, bao gồm:
- Xét nghiệm hình ảnh (siêu âm, chụp CT hoặc X-quang): Sau khi ký sinh trùng xâm nhập, chúng thường có xu hướng sinh sản và tạo thành các nang ở trong cơ thể. Thông qua xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể xác định sự hiện diện của các nang này.
- Xét nghiệm máu, sinh thiết: Có thể tìm thấy kháng thể do hệ miễn dịch tiết ra nhằm ức chế ký sinh trùng Toxocara canis.
- Xét nghiệm chức năng gan: Trong trường hợp có các triệu chứng vàng da, đau bụng,… bác sĩ có thể xét nghiệm chức năng gan để xác định sự hiện diện của ký sinh trùng.
- Xét nghiệm chức năng miễn dịch: Khi cơ thể nhiễm sán chó, số lượng bạch cầu và bạch cầu ái toan thường tăng cao hơn hình thường.
Tiến triển bệnh ở mỗi cá thể thường không đồng nhất. Vì vậy bác sĩ sẽ căn cứ vào biểu hiện lâm sàng để chỉ định các thủ thuật chẩn đoán cần thiết trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Các cách trị bệnh sán chó
Ngay khi được chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng sán chó, bạn cần tiến hành điều trị để ngăn chặn mức độ ảnh hưởng và các biến chứng của bệnh lý này.
Điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm để diệt ký sinh trùng. Việc dùng thuốc diệt sán thường được kiểm soát chặt chẽ bởi nhân viên y tế. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thuốc chống ngứa để cải thiện các triệu chứng ở trên da do ký sinh trùng Toxocana gây ra.
Dưới đây là một số thuốc thường dùng dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Điều trị giun đũa chó: Dùng albendazole kéo dài 5 ngày. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm corticoid để ngăn ngừa phản ứng dị ứng.
- Không có triệu chứng hoặc có hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng nhẹ: Dùng thuốc kháng histamin dạng viên uống để ngăn các phản ứng dị ứng.
- Có triệu chứng từ trung bình đến nặng:
- Uống Albendazole 400 mg/ lần x 2 lần/ngày hoặc Mebendazole 100mg – 200 mg/ lần x 2 lần/ ngày. Điều trị trong 5 ngày
- Dùng kết hợp Corticosteroid (20mg – 40 mg Prednisone/ lần/ ngày) hoặc thuốc kháng histamin nếu triệu chứng nặng.
- Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt: Dùng Corticosteroid bao gồm cả đường uống và tại chỗ để giảm viêm trong mắt. Đôi khi Albendazole được sử dụng kết hợp với Corticosteroid để giảm tái phát bệnh.
Bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ các nang sán với những trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng với điều trị bảo tồn.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó
Sán chó là bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tim, não, phổi và thậm chí gây tử vong. Vì vậy bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh lý này cho bản thân và những người xung quanh – đặc biệt là trẻ nhỏ.
Phòng ngừa bệnh sán chó với các biện pháp sau:
- Tránh chạm tay vào mèo hoặc chó hoang.
- Trước khi chế biến món ăn, cần vệ sinh tay với xà phòng. Đồng thời hướng dẫn con trẻ vệ sinh tay trước và sau bữa ăn.
- Dọn dẹp phân của chó mèo đúng cách.
- Vệ sinh nơi ở của vật nuôi đều đặn mỗi tuần.
- Tẩy giun định kỳ cho thú nuôi.
- Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần cho các thành viên trong gia đình để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Hiện nay việc điều trị bệnh sán chó còn gặp nhiều khó khăn và bất lợi. Vì vậy bạn đọc cần có chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của chính minh và những người xung quanh.
THAM KHẢO THÊM
- Giun Đũa Chó Và Sán Chó: Giống Hay Khác Nhau? Loại Nào Nguy Hiểm?
- Nhiễm Ấu Trùng Sán Lợn – Bệnh lý nguy hiểm cần phòng ngừa
Bình luận (3)
E bi ngứa nguyen khuôn mặt luôn. Nó cứ châm chít ma ko rõ nguyên nhân. Vậy co khi nào bi san cho ko
Em bị ngứa da nhưng em gãy nó có thêm mấy mục trắng có phải mik ngiễm sán chó ko
Em thường ngứa nổi mụt nhỏ đỏ nhiều rảy là có đường đường phai benh sáng chó hk ạ mổi lần bị đau là nó tự nổi lên hết nguoi rat khó chiu