Giun đũa chó và sán chó giống hay khác nhau, loại nào nguy hiểm?
Giun đũa chó và sán chó hoàn toàn khác nhau về bản chất lẫn cách điều trị. Thế nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai cách. Hai bệnh này không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn và điều trị sai cách có thể gây tử vong.
1. Giun đũa chó
Giun đũa chó có tên khoa học là Toxocara canis. Đây là loại giun thường được kí sinh ở ruột non của chó và mèo. Chúng sẽ đẻ trứng và theo phân ra ngoài. Uống phải nước bị nhiễm phân chó mèo hay ăn thịt chó mèo bị nhiễm loại giun này mà chưa nấu chín có thể khiến giun lây qua cơ thể người. Tuy nhiên, bệnh giun đũa chó không lây trực tiếp từ người qua người.
1.1. Chu kỳ phát triển của bệnh giun đũa chó
Trứng giun bị nuốt vào cơ thể sẽ được nở ra và giải phóng ấu trùng trong ruột non. Ấu trùng chui qua thành ruột và di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng theo máu di chuyển đến các cơ quan khác của cơ thể như phổi, mắt… Chúng sẽ gây tổn thương đa nội tạng.
Ấu trùng giun đũa chó có thể ở trong cơ thể người nhiều năm nhưng không thể phát triển thành giun trưởng thành và lặp lại chu kỳ sống. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, ấu trùng này sẽ gây nhiều biến chứng khôn lường đối với các cơ quan nội tạng của con người.
1.2. Biểu hiện bệnh giun đũa chó
Các biểu hiện lâm sàng khi bị nhiễm giun đũa chó không rõ ràng. Do đó, người bệnh thường không biết mình có bị nhiễm sán hay không cho đến khi bệnh tình trở nặng.
Một số người sẽ bị gan to và sốt khi nhiễm giun đũa chó. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng ở phổi có thể là dấu hiệu của bệnh như: ho và đau ngực. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ còn gặp chứng khó tiêu và tăng globulin máu (gây suy yếu hệ tuần hoàn).
Các triệu chứng trên sẽ kéo dài cả năm nếu không được điều trị. Chúng sẽ gây ra tình trạng viêm phổi, viêm nội nhãn, đau bụng mãn tính, thậm chí rối loạn thần kinh khu trú.
2. Sán chó
Sán chó còn được biết đến với tên gọi khác là sán kim (tên khoa học là Echinococcus granulosus).
2.1. Con đường phát triển của sán chó
Sau khi ký sinh và phát triển trong cơ thể chó mèo, trứng sáng sẽ ra ngoài cùng phân. Chúng sẽ đọng lại rất nhiều ở hậu môn. Chó và mèo khi liếm vào hậu môn rồi liếm lên lông chúng và các vật dụng khác sẽ phát tán trứng sán đi khắp nơi.
Trứng sán vào trong cơ thể chúng ta sẽ phát triển thành nang sán. Mỗi nang sán chứa khoảng 2 triệu đầu sán. Khi nan vỡ, sán non sẽ theo máu ký sinh khắp cơ thể. Đặc biệt là ở phổi, gan, lá lách và não.
Nang sán gây chèn ép nội tạng cơ thể. Đến giai đoạn nan vỡ sẽ gây nhiễm độc và dị ứng khắp cơ thể. Khi phát triển thành nang sán thứ phát (khoảng 2-5 năm sau khi nang sán đầu tiên bị vỡ) sẽ gây tử vong ở người.
2.2. Biểu hiện bệnh sán chó
Bệnh sán chó khởi đầu không có triệu chứng. Khi đã kéo dài nhiều năm, bệnh sẽ gây đau bụng, sụt cân và vàng da. Khi nang sán di chuyển đến phối có thể gây đau ngực, khó thở và ho.
Người ta thường chỉ phát hiện bệnh qua ảnh chụp CT scan và người chẩn đoán phải có chuyên môn sâu mới nhìn ra. Một số trường hợp còn nhầm lẫn các nang sán với khối u. Đến khi phẫu thuật cắt bỏ khối u mới phát hiện bên đó là nang sán và bên trong chứa hàng triệu đầu sán non.
3. Giun đũa chó và sán chó, loại nào nguy hiểm hơn?
Cả giun đũa chó và sán chó đều không nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, việc nhầm lẫn hai loại này và điều trị sai cách khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu phát hiện sớm và xác định bệnh đang mắc phải là giun đũa chó thì người bệnh không cần phẫu thuật, chỉ cần uống thuốc là khỏi. Trong khi đó, nếu là bệnh sán chó, người bệnh phải phẫu thuật để bóc tách nang.
4. Phòng bệnh giun đũa chó và sán chó
Đa số các trường hợp mắc phải bệnh giun đũa chó và sán chó là do tiếp xúc với phân chó mèo nhiễm bệnh. Do đó, người nuôi chó mèo cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, phân chó mèo phải được bỏ đúng nơi quy định.
Ăn chín, uống sôi cũng là việc nên làm để hạn chế thấp nhất nguy cơ tiếp xúc với giun sán. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đùa giỡn với chó mèo để giun sán không có cơ hội ký sinh trong cơ thể.
Bên cạnh đó, người nuôi cần định kỳ cho chó mèo kiểm tra có nhiễm sán hay không và tẩy giun cho chúng theo hướng dẫn của thú y.
Hãy tắm rửa cho chó mèo thường xuyên để hạn chế nguy cơ phát tán giun sán. Các bác sĩ cũng khuyên người nuôi chó mèo nên hạn chế ôm hôn những thú cưng này vì rất có thể lông chúng đang nhiễm trứng sán hoặc ấu trùng giun đũa.
Ngoài ra, kiểm tra định kỳ sức khỏe và đẩy giun sán chính bản thân cũng sẽ giúp chúng ta phòng tránh hiệu quả giun đũa chó và sán chó.
Chó, mèo cũng cần được tắm rửa thường xuyên và không nên hôn hít, ôm hôn chúng. Bạn cũng cần phổ biến kiến thức cho mỗi thành viên trong gia đình rằng, hành động trên có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng từ chó mèo.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!