Rối loạn vi khuẩn đường ruột do đâu? Cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Rối loạn vi khuẩn đường ruột là tình trạng phổ biến xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ngoài gây ra các triệu chứng bất thường thì tình trạng này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa. Cần sớm có biện pháp can thiệp khắc phục kịp thời.

Rối loạn vi khuẩn đường ruột là gì?
Rối loạn vi khuẩn đường ruột là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ

Rối loạn vi khuẩn đường ruột là gì?

Rối loạn vi khuẩn đường ruột hay còn được gọi là loạn khuẩn đường ruột. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Tức là tỷ lệ phù hợp giữa lợi khuẩn và hại khuẩn bị phá vỡ. Trong đó, số lượng vi khuẩn có lợi thường giảm xuống còn hại khuẩn lại tăng lên. Điều này sẽ dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Đồng thời làm phát sinh một số triệu chứng bất thường.

Các khảo sát cho thấy, trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ bị rối loạn vi khuẩn đường ruột nhất. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện và hoạt động còn kém hiệu quả. Trẻ sẽ dễ gặp phải các biểu hiện đi ngoài ra phân lỏng, phân sống hay có dính chất nhầy, máu. Nhiều trường hợp trẻ còn bị đầy bụng đi kèm với triệu chứng sốt nhẹ.

Gợi ý: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Ăn như thế nào mới đúng?

Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột

Trong đường ruột con người tồn tại một hệ vi sinh đa dạng bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn lên tới 500 – 1000 loài. Trong đó có đến 85% là lợi khuẩn còn số lượng hại khuẩn chỉ chiếm khoảng 15%.

Tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn phải luôn được duy trì để đường ruột hoạt động ổn định và hiệu quả. Ngoài phục vụ quá trình tiêu hóa thức ăn thì còn giúp hấp thụ dưỡng chất, thải trừ độc tố. Bên cạnh đó còn hỗ trợ kìm hãm, vô hiệu hóa các vi khuẩn là tác nhân gây bệnh trong đường ruột.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tỷ lệ cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột có thể bị phá vỡ. Từ đó không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác.

1. Các nguyên nhân chính

Dưới đây được xác định là 3 nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột:

– Chế độ ăn uống:

Chế độ ăn uống không chỉ tác động trực tiếp tới hoạt động tiêu hóa thức ăn mà còn ảnh hưởng tới sự cân bằng hệ vi sinh bên trong đường ruột. Duy trì chế độ ăn không lành mạnh thời gian dài sẽ phá vỡ tỷ lệ cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại.

Các nguyên nhân chính
Duy trì chế độ ăn uống kém có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột

Nhất là ở những người dùng thực phẩm không đảm bảo sạch sẽ và vệ sinh. Điều này tạo cơ hội cho hại khuẩn xâm nhập và tấn công đường ruột. Từ đó lấn át lợi khuẩn. Hơn nữa còn khiến cho đường ruột dễ bị nhiễm khuẩn.

– Căng thẳng, stress:

Căng thẳng, stress được cho là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt là tác động đến sự co bóp của dạ dày và ruột. Tâm lý bất ổn khiến cho nhu động ruột bị giảm xuống. Từ đó dẫn tới tình trạng tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn.

Các chuyên gia cho biết, thức ăn mất nhiều thời gian để tiêu hóa sẽ khiến cho hại khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngoài ra còn gây áp lực, đồng thời làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi. Từ đó dẫn tới rối loạn hệ vi sinh trong đường ruột.

– Tác dụng phụ của thuốc Tây:

Sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài rất dễ gặp phải các tác dụng ngoại ý. Nhất là những ảnh hưởng tiêu cực tới các cơ quan tiêu hóa.

Đặc biệt là lạm dụng kháng sinh dài ngày có khả năng tiêu diệt các loại hại khuẩn nhưng cùng với đó cũng sẽ làm mất không ít lợi khuẩn trong đường ruột. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột.

2. Triệu chứng

Sự rối loạn vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Nó thường gây ra các triệu chứng khó chịu. Cụ thể như:

– Đầy hơi chướng bụng:

Rối loạn vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân khiến cho thức ăn lưu trữ trong đường ruột lâu hơn. Tình trạng này có thể tích tụ và sinh ra khí trong bụng. Từ đó khiến bụng trở nên căng hơn và có cảm giác chướng bụng, đầy hơi.

Đi kèm với đó là các tình trạng khó chịu và các triệu chứng tiêu hóa bất thường khác. Đôi khi còn dẫn tới mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng.

Triệu chứng
Đầy bụng, đau bụng là các triệu chứng phổ biến khi bị rối loạn vi khuẩn đường ruột

– Rối loạn đại tiện:

Sự mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hay táo bón. Trong đó đa phần các trường hợp bị tiêu chảy. Nhiều người có thể đi đại tiện 7 – 8 lần/ ngày.

Trường hợp bệnh diễn tiến nặng nề thì người bệnh có thể đại tiện phân lỏng 20 – 30 lần/ ngày. Tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước và mất cân bằng điện giải. Lúc này phân thường lỏng, không thành khuôn. Đôi khi còn lẫn chất nhầy hoặc 1 ít máu.

– Đau bụng:

Không chỉ gây đầy hơi chướng bụng mà rối loạn vi khuẩn đường ruột còn dẫn đến đau bụng. Đây được cho là triệu chứng rất khó tránh khỏi.

Tuy nhiên tình trạng đau là âm ỉ hay dữ dội còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Cơn đau bụng do loạn khuẩn đường ruột thường kích hoạt ở vùng bụng phía trên bên trái. Sau đó sẽ từ từ lan tỏa dần sang các vùng xung quanh.

– Buồn nôn và ói mửa:

Hoạt động của hệ tiêu hóa bị đình trệ cũng sẽ là nguyên nhân khiến cho người bệnh có cảm giác buồn nôn hay nôn ói. Nhiều trường hợp còn đi kèm với tình trạng ợ nóng, ợ hơi.

Tình trạng buồn nôn, nôn ói kéo dài có thể dẫn tới nhiều hệ lụy khác. Điển hình là khiến cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn và ăn uống không ngon miệng. Từ đó sẽ dẫn đến các tình trạng mất nước hay thiết hụt dưỡng chất.

Tham khảo thêm: Các thuốc trị rối loạn tiêu hóa tốt nhất và cách sử dụng

Rối loạn vi khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?

Theo đánh giá của các chuyên gia, rối loạn vi khuẩn đường ruột là tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm. Tình trạng này có thể được khắc phục nhanh chóng nếu sớm can thiệp bằng các giải pháp đúng đắn.

Tuy nhiên, nếu bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài thì người bệnh rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Điều này khiến cho hoạt động tiêu hóa thức ăn cũng như khả năng hấp thụ dưỡng chất giảm sút. Từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tổng thể.

Rối loạn vi khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?
Rối loạn vi khuẩn đường ruột kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa

Người bệnh cần đặc biệt chú ý nếu gặp phải tình trạng tiêu chảy kéo dài do rối loạn vi khuẩn đường ruột. Bởi đây là tình trạng có thể dẫn đến mất nước cũng như mất cân bằng điện giải. Trường hợp không can thiệp kịp thời thì người bệnh rất dễ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.

Chẩn đoán rối loạn vi khuẩn đường ruột

Để chẩn đoán tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột thì trước hết bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng. Việc hỏi người bệnh về triệu chứng, tiền sử bệnh, dùng kháng sinh hay chế độ ăn uống là rất cần thiết.

Tuy nhiên cần nhớ rằng triệu chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa khác. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

Bác sĩ thường sẽ phải thực hiện nội soi để định lượng vi khuẩn trong mẫu dịch hút từ ruột. Ngoài ra thì nghiệm pháp hơi thở cũng có thể sẽ được tiến hành.

Việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sẽ giúp xác định rõ mức độ bệnh. Từ đó đưa ra giải pháp can thiệp điều trị phù hợp với từng đối tượng người bệnh.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh chóng phục hồi

Các phương pháp điều trị rối loạn vi khuẩn đường ruột

Rối loạn vi khuẩn đường ruột mặc dù là tình trạng không quá nghiêm trọng nhưng cần chú ý can thiệp điều trị sớm. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Khi gặp phải tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột thì người bệnh có thể điều trị bằng một số giải pháp sau:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Như đã đề cập, tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột có thể xảy ra do duy trì chế độ ăn uống không lành mạnh. Vì vậy việc điều chỉnh chế độ ăn uống là rất cần thiết trong trường hợp này.

Điều chỉnh chế độ ăn uống
Khi bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống

Dưới đây là một số khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng:

  • Người bệnh nên tránh xa các loại thức ăn khó tiêu. Điển hình như các thực phẩm có quá nhiều chất xơ, đỗ hay ngô nguyên hạt, thực phẩm cứng…
  • Bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể lựa chọn thêm các loại nước ép trái cây, hồng xiêm xay, chuối xay…
  • Tránh tiêu thụ các loại đồ ăn có chứa nhiều mỡ động vật, chất béo hay thức ăn ngọt…
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao nhưng lại dễ tiêu hóa. Phải kể đến như bí đỏ, thịt lợn nạc, thịt gà, sữa chua, cà rốt, sữa đậu nành, chuối tiêu…
  • Cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, ngộ độc…

2. Bổ sung men vi sinh

Rối loạn vi khuẩn đường ruột thường đặc trưng bởi tình trạng giảm số lượng lợi khuẩn và gia tăng hại khuẩn. Vì thế mà việc bổ sung men vi sinh cho đường ruột được cho là vấn đề cần thiết.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng các loại chế phẩm vi sinh phù hợp. Thường là antibio, biolactin hay lactomin plus.

Với việc sử dụng men vi sinh thì bạn cần kiên trì đều đặn theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Tuân thủ cả liều lượng lẫn tần suất dùng. Chỉ sau khoảng vài tuần, tỷ lệ cân bằng vi sinh trong đường ruột sẽ dần ổn định trở lại. Sau đó, nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn về việc giảm liều hay ngưng dùng men vi sinh.

3. Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Với các trường hợp bị rối loạn vi khuẩn đường ruột nặng hay kéo dài thì dùng men vi sinh hay điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ không thể đáp ứng hoàn toàn. Lúc này, các loại vi khuẩn có hại trong đường ruột đã sinh sôi quá nhanh. Đồng thời gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

Điều trị trong trường hợp này, cần dùng kháng sinh đồ trong khoảng từ 10 – 14 ngày. Dưới đây là phác đồ thường được áp dụng phổ biến:

  • Amoxicillin/ clavulanic acid từ 250 đến khoảng 500 mg/ ngày
  • Tetracycline 250 mg
  • Cephalexin 250 mg
  • Rifaximin từ 400 đến 550 mg dùng 2 lần/ ngày
  • Trimethoprim/ sulfamethoxazole 160/800 mg dùng 2 lần/ ngày
  • Metronidazole từ 250 đến 500 mg dùng 3 hoặc 4 lần/ ngày
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị bằng kháng sinh

Việc điều trị bằng kháng sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối tránh tình trạng tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng dùng khi chưa được cho phép. Sử dụng thuốc sai chỉ định sẽ khiến cho vi khuẩn kháng kháng sinh. Đồng thời dễ gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng.

Phòng ngừa rối loạn vi khuẩn đường ruột như thế nào?

Để chủ động phòng ngừa tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Luôn duy trì chế độ ăn uống khoa học. Nên uống đủ nước và tiêu thụ các loại thực phẩm dễ tiêu. Tránh ăn các loại đồ ăn chứa chất kích thích hay quá nhiều chất béo. Đồng thời đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thường xuyên bổ sung các loại lợi khuẩn cho đường ruột. Bên cạnh việc ăn kefir, sữa chua, tempeh… thì bạn có thể cân nhắc việc uống thêm 1 số loại men tiêu hóa. Tham khảo bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt điều độ. Hạn chế tình trạng thức khuya, căng thẳng, stress quá mức. Giữ thói quen chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ.
  • Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng kháng khuẩn. Đặc biệt là trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh tình trạng tự ý sử dụng hay lạm dụng các loại thuốc tây. Đặc biệt là thuốc kháng sinh. Nên dùng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ để hạn chế nguy cơ gặp phải các tác dụng ngoại ý.

Tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột có thể sớm được khắc phục nếu can thiệp kịp thời và đúng cách. Vì vậy khi có triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động thăm khám cũng như dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời chú ý thực hiện tốt công tác phòng bệnh để bảo vệ tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Các thuốc trị rối loạn tiêu hóa tốt nhất và cách dùng
Bệnh rối loạn tiêu hóa thường gây ra nhiều vấn đề như tiêu chảy hoặc táo bón, ăn không tiêu,…
Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh phục hồi
Bệnh rối loạn tiêu hóa tuy xảy ra rất phổ biến ở trẻ, nhưng không phải tất cả các bậc…
Loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì ổn định lại?
Người bị loạn khuẩn đường ruột cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với các thực phẩm…
Vi khuẩn đường ruột là gì? Tính chất và điều cần biết Vi khuẩn đường ruột là gì? Tính chất và điều cần biết
Vi khuẩn đường ruột bao gồm hàng ngàn loại khác nhau, nhưng trong đó chỉ có một số loại vi…
Cách chữa rối loạn tiêu hoá cho trẻ sơ sinh tốt nhất Cách chữa rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh tốt nhất

Rối loạn tiêu hóa là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên…

Bị rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không?

Nước cam là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe, bởi vì nó chứa nhiều vitamin và khoáng…

Rối Loạn Tiêu Hóa – Nguyên nhân Dấu hiệu & Cách chữa ở người lớn

Rối loạn tiêu hóa là một bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Tình…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì ổn định nhanh, an toàn?

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do đây là độ tuổi hệ tiêu hóa…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều phải làm sao?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều có thể gây mất nước nghiêm trọng và khiến bé mệt mỏi,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua