Nổi mẩn ngứa có mủ và những bệnh lý bạn nên cảnh giác
Nổi mẩn ngứa có mủ là một triệu chứng trên da nghiêm trọng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý cần được chăm sóc kịp thời. Liệu hiện trạng này là triệu chứng của bệnh lý nào? Làm sao để khắc phục? Tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề này với những thông tin từ bài viết dưới đây.
Nổi mẩn ngứa có mủ có thể là dấu hiệu bệnh gì?
Nổi mẩn ngứa trên da là vấn đề rất dễ gặp, tuy nhiên nếu cùng với đó là dịch mủ thì bạn cần cẩn trọng. Đây là vấn đề về da không đơn giản và cần được chăm sóc kịp thời. ư
Nổi mẩn ngứa có mủ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý dưới đây:
1. Bệnh chàm bội nhiễm
Đây là một dạng tiến triển nặng của bệnh chàm thông thường. Bệnh thường khởi phát khi bị các loại virus hay vi khuẩn tấn công như herpes simplex, tụ cầu khuẩn…
Bệnh chàm bội nhiễm thường gây ra những tổn thương nặng trên da, có thể dẫn đến nhiễm trùng da, hoại tử… Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh đó là mẩn ngứa kèm theo dấu hiệu mưng mủ, rỉ dịch.
Bệnh chàm bội nhiễm thường sẽ phải điều trị trong thời gian khá dài. Tùy thuộc vào tổn thương của vùng da bị bội nhiễm mà việc điều trị có thể kéo dài từ 2 – 6 tuần. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. Bác sĩ có thể kê toa các thuốc kháng sinh, thuốc chống ngứa hay Corticoid để điều trị bệnh lý này.
2. Zona thần kinh
Zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng về da do virus varicella-zoster gây nên. Bệnh lý này có những dấu hiệu đặc trưng là:
- Phát ban màu đỏ hồng trên da
- Mẩn ngứa có thể kèm theo mụn nước, dịch mủ
- Đau rát, ngứa ngáy
Triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng lây lan sang các vùng da khỏe mạnh nếu không sớm được khắc phục. Lưng, cổ, mặt là những vị trí dễ khởi phát bệnh nhất. Zona thần kinh mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể phát sinh biến chứng nếu điều trị không đúng cách.
Để điều trị bệnh lý này, bác sĩ có thể sẽ kê toa một số loại thuốc kháng virus sau:
- Valacyclovir
- Famciclovir
- Acyclovir
Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có thể sử dụng thêm các thuốc điều trị tại chỗ hay thuốc tiêm để hỗ trợ điều trị.
3. Mụn rộp sinh dục
Bệnh này còn được biết đến với tên gọi khác là Herpes sinh dục, bởi đây là một bệnh lý nhiễm khuẩn về đường sinh dục do virus Herpes Simplex gây ra. Khi nhiễm virus Herpes Simplex, bạn có thể bị các vết loét hoặc mụn nước có dịch mủ ở quanh bộ phận sinh dục, môi hay hậu môn.
Thống kê cho thấy, bệnh lý này thường phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới. Bệnh lý này thường rất dễ lây lan và tái phát nhiều lần nếu không sớm điều trị và chăm sóc đúng cách.
Đối với bệnh mụn rộp sinh dục, liệu pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng virus như Zovirax, Famvir hay Valtrex. Các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi… Chính vì thế, bạn cần cẩn trọng trong suốt thời gian sử dụng thuốc.
4. Bệnh thủy đậu
Khi bạn gặp phải triệu chứng nổi mẩn ngứa có mủ thì nguy cơ bạn đang sống chung với bệnh thủy đậu là rất cao. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra. Bệnh có thể xuất hiện rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, nhất là vào mùa xuân.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh chính là sự xuất hiện của các đám mụn nước phồng rộp ở khắp cơ thể. Triệu chứng này còn có thể xuất hiện ở cả trong miệng và niêm mạc lưỡi. Bệnh lý này rất dễ lây nhiễm, có thể thông qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
Nếu không sớm phát hiện và khắc phục, bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như nhiễm trùng bội nhiễm thứ phát, viêm màng não, viêm phổi, viêm thanh quản… Đặc biệt nếu bị bệnh lý này trong thời kỳ mang thai sẽ rất nguy hiểm, thai nhi có thể nhiễm bệnh từ mẹ, bị khuyết tật hay thậm chí là tử vong.
Thông thường, để khắc phục bệnh lý này, dung dịch thuốc tím hay dung dịch xanh Methylen sẽ được dùng để bôi lên mụn nước. Ngoài ra các thuốc như Chloramphenicol, Acgyrol hay thuốc hạ sốt thông thường cũng có thể được dùng để khắc phục những triệu chứng liên quan.
5. Viêm da dạng herpes
Đây cũng là một bệnh lý mà bạn nên cảnh giác nếu gặp phải hiện tượng nổi mẩn ngứa có mủ. Tổn thương chủ yếu mà bệnh gây ra trên da là những đám bọng nước nhỏ gây ngứa ngáy, rất khó chịu.
Viêm da dạng herpes không phải là một bệnh lý phổ biến, thường xuất hiện nhiều hơn ở những đối tượng trong độ tuổi từ 20 – 60. Bệnh rất dễ khởi phát khi bạn đang bị rối loạn hormone hay suy giảm miễn dịch.
Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc sau trong điều trị viêm da dạng herpes:
- Eosin 2%
- Xanh methylen
- Steroid
- Thuốc kháng histamine
- Sulfapyridine
- Dapsone
- Calamine lotion
6. Viêm da mủ
Đây cũng là bệnh về da thường gặp mà bạn nên cẩn trọng khi trên da xuất hiện mẩn ngứa kèm theo dịch mủ. Biểu hiện thường gặp của bệnh viêm da mủ là các mụn mủ nhỏ xuất hiện ở lỗ chân lông.
Bệnh lý này thường khởi phát khi tạp khuẩn trên da tăng sinh, đồng thời tăng độc tố, tấn công và khiến da bị tổn thương. Vấn đề sẽ rất dễ diễn tiến nghiêm trọng hoặc tái phát nếu không sớm khắc phục đúng cách.
Đối với bệnh viêm da mủ, thường bác sĩ sẽ chỉ định các loại kháng sinh mạnh ngay từ đầu để điều trị. Các loại thuốc tiêm như Gentamycin, Lincomycin, Rocephin hay Claforal thường rất thông dụng khi bạn mắc bệnh lý này. Ngoài ra việc dùng các thuốc hỗ trợ giảm đau, kháng viêm cũng sẽ được kết hợp.
Cần làm gì khi bị nổi mẩn ngứa có mủ
Tình trạng nổi mẩn ngứa thông thường là vấn đề dễ gặp và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu các vết mẩn ngứa kèm theo dịch mủ bên trong thì bạn cần hết sức chú ý.
Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần thực hiện một số khuyến nghị sau:
- Cần thăm khám ngay để nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh để đưa ra phác đồ điều trị tương ứng.
- Tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, nếu thuốc không đáp ứng được triệu chứng, bạn cần chủ động thông báo. Thường xuyên tái khám để kiểm soát tốt nhất hiện trạng bệnh.
- Hầu hết các loại thuốc Tây điều trị các bệnh lý liên quan đến tình trạng nổi mẩn ngứa có mủ đều tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Báo ngay cho bác sĩ khi xuất hiện các vấn đề không mong muốn trong quá trình dùng thuốc.
- Tuyệt đối không tự ý xử lý và khắc phục triệu chứng. Đặc biệt là tránh sử dụng các mẹo dân gian trong trường hợp này. Bởi có thể sẽ làm cho tổn thương da nghiêm trọng thêm khiến nhiều vấn đề nguy hiểm phát sinh.
- Vệ sinh da cẩn thận, đúng cách. Mỗi bệnh lý cần có một cách chăm sóc da khác nhau để đảm bảo an toàn. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về cách chăm sóc và vệ sinh da phù hợp.
- Chú ý đến việc điều chỉnh chế đọ dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuyệt đối tránh những thực phẩm xúc tác phản ứng viêm và quá trình mưng mủ trên da. Điển hình như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn…
Nổi mẩn ngứa có mủ trên da là một vấn đề phức tạp bạn cần chú ý. Nó có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng về da. Bạn hãy sớm thăm khám và nghiêm túc điều trị theo phác đồ điều trị từ bác sĩ.
Tham khảo thêm:
- Nguyên nhân và cách chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa
- Nổi mẩn ngứa khi trời nóng và cách xử lý hiệu quả, an toàn
- Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa có lây không? Có di truyền?
Bình luận (3)
e bị nổi mụn nhung k rõ nguyên nhân
Viêm da mủ có thuốc uống không ạ
Trên lưng có nhìu mụn đỏ có nước có mủ mọc thành từng đám từ trên vai xuống . Có lúc ngứa lúc k. Ngày mộc càng nhìu xin hỏi bệnh này là bệnh j ah. Có nguy hiểm k và có thuốc trị k ah