Nguyên nhân và cách chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh mề đay mẩn ngứa xảy ra do nhiều nguyên nhân và được điều trị bằng nhiều cách. Điều quan trọng là phải chăm sóc và chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm khắc phục.

Bệnh mề đay mẩn ngứa
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả cho bệnh mề đay mẩn ngứa

Biểu hiện của bệnh mề đay

Bệnh nổi mề đay thường xuất hiện một phần hoặc toàn thân, phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Các triệu chứng đặc trưng đó là:

  • Xuất hiện các mảng phù màu đỏ, hồng.
  • Nốt sẩn có vị trí và kích thước khác nhau
  • Thở khò khè
  • Mệt mỏi
  • Sốc phản vệ (hiếm gặp)

Những triệu chứng thường xuất hiện ở mọi vị trí như chân, tay, lưng, bụng, đùi và không để lại dấu vết khi khỏi.

Phân loại bệnh mề đay mẩn ngứa

Bệnh mề đay mẩn ngứa được phân thành 2 loại:

  • Mề đay cấp tính

Mề đay xuất hiện đột ngột ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, biểu hiện trên da sần, phù nề, mẩn ngứa. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày, có thể thêm từng đợt nổi mẩn kế tiếp nhau.

Tìm hiểu rõ hơn: Bệnh mề đay cấp tính – Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

  • Mề đay mãn tính

Mề đay mãn tính sẽ kéo dài trên 8 tuần, đôi khi ngắt quãng trong vài ngày với nhiều dạng khác nhau:

  • Mề đay xuất huyết: Hình thành những vệt dài, thành vòng
  • Mề đay mụn nước: Mụn nước dạng sần thường xuất hiện ở trẻ em
  • Mề đay khổng lồ: Đột ngột xuất hiện các nốt đỏ sưng phù trên mặt, môi, mi mắt, thậm chí là bộ phận sinh dục. Các biểu hiện này thường sau vài giờ sẽ lặn, không gây ngứa hay căng tức khó chịu.
  • Mề đay do Cholin: Thường xảy ra khi cơ thể vận động, đi ra nắng, xúc cảm và hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay sẽ xuất hiện đột ngột, lan rộng toàn cơ thể gây cảm giác rất ngứa, khó chịu.
Bệnh mề đay mẩn ngứa
Bệnh mề đay mẩn ngứa được phân thành 2 dạng cấp tính và mãn tính

Nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa

Bệnh nổi mề đây mẩn ngứa xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Thức ăn gây dị ứng: Tôm, cua, mực, thịt bò, thịt gà, thịt vịt là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Việc tiêu thụ có thể gây nổi mề đay, đặc biệt là người có cơ địa dị ứng.
  • Dị ứng thuốc hoặc kem bôi: Một số kem bôi và thuốc (như vắc xin, thuốc ức chế men chuyển…) có thể khiến bạn bị dị ứng và nổi mề đây. Những trường hợp này thường nghiêm trọng, cần được vệ sinh kỹ lưỡng vùng da tiếp xúc và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.
  • Viêm nhiễm vi khuẩn, virus: Viêm gan siêu vi B, C, các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng cũng có thể gây bệnh nổi mề đay.
  • Nổi mề đay do thời tiết: Bệnh thường bùng phát khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc nóng đột ngột. Chứng mề đay do thời tiết thường kéo dài khoảng vài ngày hoặc vài tuần.
  • Di truyền: Bệnh mề đay có khả năng di truyền qua gen.
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: Khoảng 7/10 người nhiễm ký sinh trùng có dấu hiệu nổi mẩn ngứa, mề đay trong giai đoạn đầu. Giun đũa chó là loại ký sinh trùng phổ biến nhất trên cơ thể người. Chúng thường tồn tại dưới dạng ấu trùng và tạo nên những nốt u sần kéo dài dưới da.
  • Côn trùng đốt: Đôi khi, mề đay cũng xuất hiện trong các phản ứng tự vệ của cơ thể khi bị côn trùng đốt, thường xuất hiện với diện tích hẹp.
  • Nhiễm nấm: Nhiễm nấm Candida có thể gây nổi mề đay. Dùng kháng sinh quá liều làm cho nồng độ hormon trong cơ thể bị suy giảm và tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển. Triệu chứng gồm ngứa ngáy, nổi sẩn tại các vùng nếp gấp trên da. Các mảng sần trên da thường bong tróc và lan rộng trên da.
  • Kháng nguyên hô hấp: Bệnh nhân thường bị nổi mề đay khi tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi, lông thú, mùi dược liệu, khói thuốc lá qua đường hô hấp.
  • Cọ xát hoặc bị lực tác động: Nhiều người bị nổi mề đay mẩn ngứa khi mặc quần áo bó sát, có chất liệu quần áo thô cứng. Điều này làm nổi mẩn đỏ từng mảng và gây ngứa ngáy dữ dội. Tuy nhiên thay đổi trang phục có thể giúp làm dịu nhanh tình trạng.
  • Các bệnh hệ thống: Đa số bệnh hệ thống là bệnh lý tự miễn của các mô liên kết nên thường gây ảnh hưởng đến mọi bộ phận trên cơ thể và hệ thống miễn dịch. Các bệnh lý phổ biến gồm: Viêm mạch, lupus ban đỏ, cường giáp, ung thư, tiểu đường,…
  • Nổi mề đay do tiếp xúc: Bệnh mề đay mẩn ngứa xảy ra khi thường xuyên tiếp xúc với lông chó, mèo hoặc các hóa chất từ nước hoa, son, phấn, thuốc nhuộm, xà phòng, mỹ phẩm không có xuất xứ rõ ràng. Nổi mề đay do tiếp xúc thường để lại nhiều hậu quả vĩnh viễn mà bệnh nhân không thể lường trước được.
  • Mề đay tự phát: Mề đay có thể bùng phát mà không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa
Tiếp xúc với lông động vật, hóa chất, mỹ phẩm kém chất lượng thường gây nổi mề đay mẩn ngứa nghiêm trọng

Cách chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là 4 giải pháp cho bệnh lý này:

1. Dùng thuốc Tây

Thuốc trị nổi mề đay được dùng phổ biến nhất gồm: Hydrocortison, Triamcinolon, Flucina… Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng kem bôi ngoài da quá mức sẽ khiến teo da, da sạm đen, ăn mòn, suy yếu, dễ kích ứng.

Bệnh mề đay mẩn ngứa
Dùng thuốc Tây là một trong những phương pháp chữa mề đay thường được áp dụng nhất

2. Dùng thảo dược

Một số loại thảo dược có thể làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh mề đây mẩn ngứa, bao gồm:

  • Lá khế: Theo Đông y, lá khế có tính lạnh, vị chát, có tác dụng lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, chữa mề đay, rôm sẩy, lở ngứa. Khi chữa bệnh mề đay, lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch, cho vào rang héo, đợi nguội bớt rồi chà nhẹ lên da. Lặp lại vài lần, các vết mẩn ngứa mề đay sẽ biến mất. Hoặc có thể đun nước lá khế để tắm, sau đó dùng bã lá khế vừa nấu chà nhẹ vào vùng da bị nổi sẩn.
  • Đu đủ nấu giấm: Dùng 100g đu đủ, 100ml giấm gạo và 6g gừng tươi, tất cả đem ngâm cùng nhau và nấu cho đến khi cạn hết nước. Dùng hỗn hợp trên chà nhẹ lên da sẽ giúp giảm ngứa và nổi sẩn do bệnh mề đay mẩn ngứa.
  • Uống nước lá tía tô: Lấy khoảng 50g tía tô tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống, phần bã còn lại thì xát nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa. Các này giúp làm dịu da, tăng đề kháng cho da, giảm ngứa và các triệu chứng khác.
  • Nước lá kinh giới: Lá kinh giới kết hợp ngân hoa, cỏ mần trầu, lá đinh lăng giúp chữa mề đay rất hiệu quả. Đem tất cả hỗn hợp trên sắc uống cho đến khi hết bệnh.

3. Bài thuốc dân gian

 Bài thuốc dưới đây có thể giúp cải thiện tình trạng:

Nguyên liệu:

  • Rắn hổ hành: 700g, bỏ da, rửa sạch, phơi khô
  • 200g than củi
  • 1 bếp đất nung

Cách làm:

  • Cắt khúc rắn đã phơi khô thành từng đoạn khoảng 7 – 8cm
  • Đặt rắn trên lò than, chú ý không làm lửa cháy bùng
  • Người bệnh ngồi trước lò nung rắn, dùng một chiếc chăn mềm ngăn không cho khói ra. Sau khoảng 15 phút, khói của rắn phủ lên toàn bộ người là được.
  • Xông khoảng 1 – 2 lần/ ngày.

4. Chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng Đông y

Theo Đông y, mề đay được gọi là tầm ma chẩn hay phong chẩn khối. Bệnh thường do phong hàn hoặc phong nhiệt ẩn tích dưới da, trường vị thấp nhiệt, bị ngoại tà xâm nhập, ăn các thức ăn lạnh, tanh, cũng có thể do nhiễm ký sinh trùng. 

 

Nguyên nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa
Bài thuốc Đông y chữa bệnh mề đay mẩn ngứa

Phương pháp chữa bệnh mề đay theo Đông y cần thanh lọc bên trong cơ thể trước, giải độc, thanh nhiệt, bồi bổ chức năng gan, thận, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thuốc Đông y được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ.

Ngoài ra bài thuốc được điều chế dựa trên căn nguyên, nguồn gốc bên trong cơ thể nên hiệu quả điều trị cao, lâu dài phòng tránh bệnh tái phát. Một số vị thuốc Đông y thường được sử dụng trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa như: Kim ngân hoa, Bồ công anh, Xích đồng, Sài đất, Lá khế, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kinh giới…

Trong điều trị bệnh bệnh mề đay mẩn ngứa, việc quan trọng là xác định nguyên nhân và có những phương pháp thích hợp nhất. Tốt nhất nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng và các bệnh lý liên quan

Trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng là một tình trạng khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết…

Bị Mề Đay Có Phải Kiêng Nước Hay Tắm Không? [Giải Đáp]

Bị mề đay có phải kiêng nước hay tắm không? Việc kiêng nước, kiêng tắm khi bị mề đay là…

Cách trị nổi mề đay tại nhà được kết tinh từ nền y học cổ truyền

“Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn vì…

Bị mẩn ngứa ở bao quy đầu của bộ phận sinh dục nam do đâu?

Không ít nam giới bị nổi mẩn ngứa ở bao quy đầu của bộ phận sinh dục. Tình trạng gây…

Công thức thuốc Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin VTV2 giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang là giải pháp điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng được Trung…

Bình luận (1)

  1. thanh phong
    thanh phong says: Trả lời

    Mình ở bắc giang, bị mề đay mấy năm rồi, chưa bằng tây y không khỏi
    Mình không có điều kiện lên hà nội khám, liệu có thể cắt thuốc gửi về bắc giang được không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua