Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và những điều cần lưu ý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh không quá nghiêm trọng nhưng dễ tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp hạn chế rủi ro, bệnh mau khỏi.

Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh
Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh khởi phát do nhiều nguyên nhân, có thể chữa điều trị khỏi

Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh là gì? 

Nổi mề đay ở trẻ sơ sinh là tình trạng ngứa ngáy và nổi sẩn đỏ với hình dạng và kích thước khác nhau. Khi mắc bệnh, vùng da bị kích ứng bị phù nề, sậm màu hơn so với vùng da bình thường.

Những triệu chứng thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, có thể tự khỏi nhưng nhanh chóng tái phát. Điều này không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh thường không quá nghiêm trọng, triệu chứng có thể khỏi nhanh, đặc biệt là khi được chăm sóc đúng cách. Hiếm khi tình trạng này gây biến chứng. Tuy nhiên những trường hợp nặng và không điều trị có thể dẫn đến những vấn đề sau:

  • Trẻ mất ngủ, quấy khóc, biếng ăn dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch
  • Bội nhiễm da do cào gãi
  • Sốc phản vệ có thể gây tử vong khi không được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ sơ sinh

Mề đay, mẩn ngứa xảy ra khi cơ thể sản sinh quá mức histamine. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột

Nhiệt độ bên ngoài thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi, dẫn đến kích ứng hoặc rối loạn nội tiết tố bị rối loạn đột ngột. Triệu chứng xảy ra phổ biến nhất vào thời điểm thời tiết lạnh, hanh khô.

Xem thêm: Nổi mề đay mẩn ngứa khi trời lạnh và cách chữa nhanh

  • Bị côn trùng đốt

Phản ứng với nọc độc của côn trùng, chẳng hạn như muỗi hoặc ong đốt sẽ dẫn đến nổi mề đay ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường nhẹ và có thể tự khỏi.

Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh
Nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi, không gây nguy hiểm
  • Phản ứng với dị nguyên bám trong khăn, tã, quần áo

Làn da trẻ sơ sinh còn rất mỏng manh và dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với tã, khăn hoặc quần áo bẩn. Khi có ma sát, da của trẻ có thể bị nổi mẩn ngứa và gây khó chịu.

  • Dị ứng thuốc

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị mẩn ngứa khi tiếp xúc với một số loại thuốc, chẳng hạn như kháng sinh. Các chuyên gia hàng đầu khuyến nghị, trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng tuổi nên hạn chế sử dụng nhóm thuốc này.

  • Tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng

Làn da của trẻ nhạy cảm và dễ nổi mẩn ngứa hơn khi tiếp xúc với lông mèo, phấn hoa, bụi trong không khí và khói thuốc lá. Không chỉ gây phản ứng trên da, những tác nhân này còn làm cho hệ hô hấp và đề kháng của trẻ bị suy yếu. 

  • Nhiễm khuẩn

Trẻ có nguy cơ bị mề đay, mẩn ngứa rất cao khi bị nhiễm lạnh hoặc bị vi khuẩn, virus tấn công. Thông thường, mề đay mẩn ngứa do vi khuẩn thường kéo dài hơn 1 tuần, xuất hiện nhiều nốt sẩn đỏ và ngứa ngáy.

Phân loại và triệu chứng

Tương tự như người lớn, bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 dạng gồm:

  • Mề đay cấp tính: Bệnh thường xuất hiện và biến mất trong khoảng vài giờ, có thể tái phát nhiều đợt khác nhau.
  • Mề đay mãn tính: Triệu chứng kéo dài (hơn 8 tuần), có thể ngắt quãng hoặc liên tiếp trong nhiều ngày. Bệnh đôi khi khiến cho trẻ cảm thấy khó thở, mệt mỏi.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết:

  • Trẻ chán ăn, quấy khóc, khó ngủ
  • Xuất hiện những nốt mẩn đỏ và phù nề trên da với hình dạng và kích thước khác nhau, tập trung ở một khu vực hoặc toàn thân
  • Trung tâm mảng mề đay có màu trắng xanh, bên ngoài có viền màu đỏ hồng, ấn nhẹ có dấu hiệu căng tức
  • Trẻ thường hay đưa tay cào gãi, đặc biệt là khi mồ hôi
  • Các mảng mề đay bùng phát khi da trẻ tiếp xúc với khí lạnh khoảng nửa giờ
  • Các mảng phù thường tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày
Lạm dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh cần thận trọng
Xuất hiện những nốt mẩn đỏ và phù nề trên da kèm theo ngứa ngáy

Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Đưa trẻ đến bệnh viện nếu:

  • Trẻ bị nổi mề đay tại một số vị trí trên cơ thể, bao gồm triệu chứng sưng phù mặt và lưỡi.
  • Trẻ gặp phải vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như thở dốc, khò khè,…
  • Trẻ bị mê man, bất tỉnh.
  • Có biểu hiện buồn nôn, nôn hoặc khó nuốt.

Điều trị mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh cần dựa trên phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Những trường hợp nhẹ sẽ được theo dõi và áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Nếu có biểu hiện nghiêm trọng, các thuốc trị nổi mề đay cho trẻ em sẽ được dùng. Bác sĩ sẽ cân nhắc loại thuốc phù hợp và an toàn nhất đối với trẻ.

  • Thuốc kháng Histamine: Thuốc có tác dụng giảm ngứa và dị ứng bằng cách ngăn chặn quá trình sản sinh histamin. Những loại thường dùng gồm Hydroxyzine, Fexofenadine.
  • Corticosteroid tại chỗ: Thuốc bôi Eumovate hoặc một loại khác có thể được cân nhắc sử dụng để kháng viêm, giảm ngứa, đau và sưng phù.
  • Thuốc bôi Phenergan: Điều trị tại chỗ.

Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị mề đay mẩn ngứa

Mẹ cần lưu ý những điều sau khi trẻ sơ sinh bị mề đay mẩn ngứa:

  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu vitamin, omage-3 và khoáng chất. Mẹ cần tránh ăn thực phẩm gây dị ứng, cay nóng khi trẻ còn bú mẹ.
  • Tuyệt đối không sử dụng lotion, xà phòng, nước xả vải trong thời điểm da trẻ đang nhạy cảm.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ đạc, quần áo, khăn mặt và ga giường cho trẻ. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với thú cưng, đồ vật dễ bị bụi bẩn như thú bông, rèm cửa.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm, tránh để ra nhiều mồ hôi khiến cho tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm, không được quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Nên sử dụng xà phòng chuyên dụng cho làn da bị mề đay, ít tẩy rửa phù hợp với làn da mỏng của trẻ.
  • Nên lựa chọn quần áo, tã cotton mềm, thoáng, dễ thấm hút và không bị gò bó.
  • Thường xuyên vệ sinh và thay quần áo cho trẻ để làm giảm bớt triệu chứng khó chịu khi bị nổi mề đay.
  • Sử dụng găng tay, cắt ngắn móng tay để ngăn chặn trẻ cào gãi mạnh khi bị ngứa ngáy.
  • Bổ sung đủ lượng nước, khoáng chất và vitamin cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch đồng thời đẩy lùi các triệu chứng mề đay mẩn ngứa. 

Thông thường những biện pháp cải thiện mề đay mẩn ngứa trên đây chỉ là giải pháp cải thiện bệnh tạm thời và bệnh có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi nhận thấy triệu chứng mề đay tồn tại trên da trẻ quá lâu và không thuyên giảm thì mẹ có thể đưa trẻ đi khám chuyên khoa.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Rắn hổ hành chữa mề đay Rắn Hổ Hành Chữa Bệnh Mề Đay Có Tốt không? [Tìm hiểu]

Rắn hổ hành chữa bệnh mề đay là một cách trị bệnh được lưu truyền trong dân gian. Thực hư…

Bị mẩn ngứa ở bao quy đầu của bộ phận sinh dục nam do đâu?

Không ít nam giới bị nổi mẩn ngứa ở bao quy đầu của bộ phận sinh dục. Tình trạng gây…

Ngứa da nổi mẩn đỏ và cách xoa dịu tức thì với liệu trình đầu tiên

Hỏi: “Thời gian gần đây tôi để ý thấy da mặt khô ngứa mẩn đỏ mà không biết vì sao.…

Bệnh mề đay mẩn ngứa Nguyên nhân và cách chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Bệnh mề đay mẩn ngứa xảy ra do nhiều nguyên nhân và được điều trị bằng nhiều cách. Điều quan…

Da kỳ đà chữa nổi mề đay Da Kỳ Đà Chữa Mề Đay Có Hiệu Quả Không? Lưu Ý Gì?

Cách dùng da kỳ đà chữa nổi mề đay có thể giúp giảm ngứa ngáy và nổi sẩn đỏ. Ngoài…

Chia sẻ
Bỏ qua