Viêm niệu đạo có lây không? Qua đường nào?
Viêm niệu đạo là bệnh lý có thể ảnh hưởng tới cả nam giới và phụ nữ. Vậy bệnh viêm niệu đạo có lây không? Qua con đường nào? Nắm rõ vấn đề này sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa.
Tìm hiểu bệnh viêm niệu đạo có lây không?
Viêm niệu đạo là bệnh thường gặp. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại ảnh hưởng rất nhiều tưới chất lượng cuộc sống. Đặc biệt bệnh còn có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua nhiều con đường khác nhau.
Việc tìm hiểu các con đường lây lan của bệnh viêm niệu đạo chính là yếu tố quan trọng giúp bạn chủ động trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Những thay đổi tích cực trong thói quen sinh hoạt cũng như lối sống là các vấn đề quan trọng cần thực hiện.
Xem thêm: Viêm niệu đạo ở nữ giới nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị
Các con đường lây nhiễm bệnh viêm niệu đạo
Dưới đây là 3 con đường lây lan chính của bệnh viêm niệu đạo:
1. Lây nhiễm do tiếp xúc với mầm bệnh
Các tác nhân gây viêm niệu đạo như vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng hoàn toàn có thể tồn tại được trong môi trường bên ngoài cơ thể. Việc tiếp xúc với mầm bệnh sẽ khiến những người khỏe mạnh có nguy cơ cao nhiễm bệnh.
Đặc biệt là gián tiếp tiếp xúc với dịch nhầy (bệnh phẩm) từ cơ thể người bị viêm niệu đạo thông qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân là con đường lây nhiễm bệnh thường gặp.
2. Bệnh viêm niệu đạo lây qua đường tình dục
Khả năng lây nhiễm thường cao hơn trong trường hợp bệnh là do vi khuẩn lậu gây ra. Hơn nữa, nhiều trường hợp còn không xác định được bạn bị mắc bệnh lậu trước hay bị viêm niệu đạo trước. Cần chú ý rằng, việc quan hệ với nhiều bạn tình cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị lây nhiễm chéo.
3. Mẹ bầu bị viêm niệu đạo có thể lây cho con
Mẹ bầu bị viêm niệu đạo vẫn có khả năng lây nhiễm cho thai nhi trong trường hợp mẹ sinh thường. Nhất là khi sinh bé có tiếp xúc với dịch nhầy từ niệu đạo của mẹ.
Tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể trẻ có thể làm phát sinh các triệu chứng nghiêm trọng. Điển hình như gây bệnh về da, bệnh viêm đường hô hấp hay ảnh hưởng đến mắt, trong nhiều trường hợp còn có thể gây mù lòa.
Gợi ý: Bệnh viêm niệu đạo mãn tính – Có nguy hiểm không?
Lưu ý trong dự phòng lây nhiễm và điều trị viêm niệu đạo
– Kiêng quan hệ tình dục:
Quan hệ tình dục khi đang bị viêm niệu đạo không chỉ làm bệnh nặng thêm mà còn tăng nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình. Vì vậy, khi đang bị bệnh tốt nhất bạn nên kiêng cữ việc giao hợp cho đến khi chữa khỏi hoàn toàn.
Việc quan hệ tình dục chỉ nên bắt đầu trở lại khi bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn. Lúc này, bạn cần chú ý quan hệ an toàn, sử dụng bao cao su và chỉ nên chung thủy với 1 đối tác duy nhất.
– Tuyệt đối không dùng chung đồ cá nhân với người khác:
Ngay cả khi bạn có mắc bệnh viêm niệu đạo hay không thì cũng đừng nên dùng chung đồ cá nhân với người khác. Đặc biệt là mặc chung quần áo lót hay dùng chung khăn tắm.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ:
Cần tắm rửa mỗi ngày, lau khô người trước khi mặc quần áo và cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh vùng kín. Đồng thời, hãy hạn chế tắm bồn nếu bạn đang mắc bệnh viêm niệu đạo.
– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể:
Hãy chú ý uống đủ nước, ăn uống và sinh hoạt điều độ, đừng quên dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày.
Bài viết đã giải đáp rõ vấn đề bệnh viêm niệu đạo có lây không? Qua những con đường nào? Đồng thời chia sẻ các lưu ý hữu ích cho việc dự phòng cũng như điều trị bệnh. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và cả những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 cách chữa viêm niệu đạo tại nhà hiệu quả, an toàn
- Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì mau hết bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!