Viêm niệu đạo khi mang thai và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm niệu đạo khi mang thai là bệnh lý mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Mẹ bầu cần cẩn trọng và nghiêm túc trong điều trị để kiểm soát tốt bệnh, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.

Viêm niệu đạo khi mang thai – Nguyên nhân và triệu chứng

1. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo khi mang thai

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm niệu đạo là sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây hại. Phổ biến và thường gặp nhất là lậu cầu khuẩn, Trichomonas hay nấm men. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở các mẹ bầu:

viêm niệu đạo khi mang thai
Mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng khi mắc bệnh viêm niệu đạo trong thai kỳ

– Sự thay đổi của hormone:

Khi hormone nội tiết trong cơ thể nữ giới thay đổi. Điều này khiến cho ống niệu đạo nở ra và co bóp chậm hơn. Gây nước tiểu chảy chậm, hình thành các chất dịch tại bàng quang và niệu đạo làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Hơn nữa, sự gia tăng của các hormone nội tiết trong thai kỳ còn khiến khí hư ra nhiều. Điều này dẫn tới mất cân bằng pH vùng kín. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. 

Xem thêm: Viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không? Thuốc gì?

– Tử cung mở rộng:

Tử cung to ra có thể gây áp lực chèn ép cho bàng quang và đường niệu đạo. Từ đó khiến các cơ quan này luôn ở trong trạng thái bị kích thích. Tạo cơ hội cho các vấn đề bất thường phát sinh.

– Mẹ bầu vệ sinh vùng kín kém:

Vệ sinh và chăm sóc vùng kín kém cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo ở phụ nữ mang thai. 

– Quan hệ tình dục thiếu an toàn:

Nhiều cặp vợ chồng thoải mái quan hệ mà không sử dụng bao cao su trong giai đoạn thai kỳ. Chính điều này làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm niệu đạo, phụ khoa.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo khi mang thai
Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ bị viêm niệu đạo khi mang thai

2. Các triệu chứng thường gặp

– Trường hợp do Trichomonas hay nấm:

  • Dịch âm hộ tiết nhiều hơn bình thường
  • Dịch tiết có màu trắng, mủ hay giống như bã đậu
  • Vùng kín có mùi hôi và ngứa rát khó chịu
  • Thường bị đau khi quan hệ tình dục
  • Niệu đạo co thắt mạnh khi bị kích thích

– Trường hợp do vi khuẩn lậu cầu:

  • Mẹ bầu thường bị tiểu nhiều, tiểu rát, tiểu buốt
  • Tiểu ra mủ, trường hợp nặng có thể tiểu ra máu
  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới
  • Ngứa rát âm hộ
  • Khí hư thường có màu vàng xanh và mùi khó chịu
  • Có hạch ở bẹn
  • Cơ thể mệt mỏi, stress
Các triệu chứng thường gặp
Viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, stress

Gợi ý: Viêm niệu đạo có mủ: Cách điều trị và điều cần lưu ý

Bị viêm niệu đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh viêm niệu đạo với người bình thường có thể dễ dàng điều trị và ít gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên với mẹ bầu thì việc điều trị thường khó khăn hơn. 

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Những triệu chứng mà bệnh viêm niệu đạo gây ra rất phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của các bà bầu. Thêm vào đó là các hội chứng hay gặp trong thai kỳ như chuột rút, đau lưng, táo bón… sẽ khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi.

2. Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Một số bệnh thường gặp bao gồm viêm âm hộ, âm đạo, viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng cổ tử cung, viêm bàng quang, viêm nhiễm bể thận… 

3. Đe dọa đến thai nhi

Trong nhiều trường hợp viêm nhiễm lan rộng còn gây ra các biến chứng khác ở bào thai. Ví dụ như bé sinh ra dễ mắc các dị tật bẩm sinh, nhẹ cân, chậm phát triển, nhiễm trùng giác mạc, thể lực kém…

Cách xử lý khi mắc bệnh viêm niệu đạo cho bà bầu

1. Thăm khám và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ

Tốt nhất, khi nhận thấy sự kích hoạt của các triệu chứng, mẹ bầu nên chủ động thăm khám ngay. Tùy thuộc vào từng thời điểm thai kỳ và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bà bầu.

Thăm khám và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ
Mẹ bầu cần chủ động thăm khám ngay khi phát hiện dấu hiệu viêm niệu đạo

Việc dùng thuốc trong thai kỳ thường không được khuyến khích. Bởi nó có thể gây ra những tác dụng phụ. Thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

2. Một số biện pháp điều trị tại nhà

– Sử dụng sữa chua:

Mẹ bầu có thể sử dụng mỗi ngày 1 hũ sữa chua, vừa tốt cho tiêu hóa, đẹp da lại giúp hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo. Ngoài ra cũng có thể dùng ngoài để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín.

– Dùng tinh dầu tràm trà:

Một số biện pháp điều trị tại nhà
Có thể dùng tinh dầu tràm trà để hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo khi mang thai

Cần chuẩn bị khoảng 2 lít nước sạch. Sau đó thêm vào một vài giọt tinh dầu tràm trà rồi khuấy đều. Mẹ bầu dùng nước này để vệ sinh vùng kín. Nên áp dụng đều đặn 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi ngủ.

– Sử dụng giấm táo:

Giấm táo có chứa lượng acid tự nhiên dồi dào được nhiều nghiên cứu ghi nhận là có khả năng cân bằng độ pH trong đường sinh dục. 

Chỉ cần chuẩn bị 1 bồn tắm chứa nước có độ ấm vừa phải. Thêm vào đó khoảng 2 chén giấm táo rồi khuấy đều lên. Sau đó mẹ bầu chỉ cần ngâm mình trong bồn tắm này khoảng 20 phút. 

Tham khảo thêm: Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Nên làm gì?

Biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm niệu đạo khi mang thai

– Bổ sung đủ nước cho cơ thể:

Cơ thể mẹ bầu luôn cần đáp ứng đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hoạt động tốt nhất. Hơn nữa, uống đủ nước còn giúp cải thiện khả năng bài tiết nước tiểu của hệ tiết niệu. Nhờ đó sẽ giúp loại bỏ bớt các hại khuẩn tồn tại trong hệ tiết niệu.

– Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể:

Để cải thiện bệnh cần chú ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Thêm vào đó hãy sinh hoạt điều độ và dành thời gian tối thiểu 30 phút mỗi ngày cho việc rèn luyện thể dục nhẹ nhàng. Sức đề kháng khỏe mạnh chính là tiền đề giúp mẹ bầu chống lại sự xâm nhập của hại khuẩn từ bên ngoài. 

Biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm niệu đạo khi mang thai
Các mẹ bầu nên ăn uống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

– Quan hệ tình dục lành mạnh:

Hiện nay, vấn đề quan hệ tình dục khi mang thai đã không còn là điều cấm kỵ. Tuy nhiên hãy quan hệ an toàn, vừa đủ và nhớ dùng bao cao su khi giao hợp.

– Chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân:

Khi mang thai, vùng kín mẹ bầu thường có xu hướng tiết nhiều dịch âm đạo hơn. Vì vậy cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và giữ cho vùng kín luôn được thông thoáng. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh. 

– Lựa chọn đồ lót phù hợp:

Nên ưu tiên chọn quần chíp vừa vặn và có chất liệu thấm hút tốt. Tuyệt đối không mặc quần chật hay còn ẩm ướt bởi chúng sẽ khiến cho vùng kín luôn bí bách, khó chịu.

Viêm niệu đạo khi mang thai là bệnh lý mà các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Nếu nhận thấy các triệu chứng của bệnh diễn ra, hãy chủ động thăm khám bác sĩ ngay. Nghiêm túc điều trị và chăm sóc theo chỉ dẫn sẽ giúp các mẹ bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 13:30 - 29/02/2024 - Cập nhật lúc: 11:22 - 23/05/2024
Chia sẻ:
viêm niệu đạo có lây không Viêm niệu đạo có lây không? Qua đường nào?

Viêm niệu đạo là bệnh lý có thể ảnh hưởng tới cả nam giới và phụ nữ. Vậy bệnh viêm…

10 địa chỉ khám viêm niệu đạo tốt nhất hiện nay 10 địa chỉ khám viêm niệu đạo tốt nhất hiện nay

Viêm niệu đạo là căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh…

Bệnh viêm niệu đạo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm, sưng, nhiễm trùng, hẹp ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi…

Viêm niệu đạo ở nữ giới nguy hiểm không? Cách điều trị

Phụ nữ là đối tượng rất dễ bị viêm niệu đạo do cơ quan này nằm khá gần hậu môn.…

Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất? Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở nam và nữ giới trong mọi độ tuổi. Bên cạnh việc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua