Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở nam và nữ giới trong mọi độ tuổi. Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh đúng cách, tình trạng viêm niệu đạo cũng có thể cải thiện khi người bệnh xây dựng chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Bài viết thông tin về vấn đề người bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất.
Bị viêm niệu đạo nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng nhất định đến quá trình điều trị viêm niệu đạo. Trong đó nguyên tắc quan trọng nhất để điều trị bệnh lý này hiệu quả là uống nhiều nước. Ngoài ra một số nguyên tắc dinh dưỡng được khuyến khích cho bệnh nhân bị viêm niệu đạo gồm có:
Bị viêm niệu đạo nên ăn gì?
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Các loại hoa quả và trái cây giàu vitamin C được đánh giá cao trong chế độ dinh dưỡng lợi tiểu. Đồng thời đối với người bị viêm niệu đạo, đây cũng là phương pháp điều trị hỗ trợ hiệu quả.
Các loại quả chứa nhiều vitamin C cung cấp phần lớn các chất chống oxy hóa, những chất này giúp kìm hãm sự phát triển các vi khuẩn gây viêm niệu đạo. Đồng thời vitamin C cũng giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó bệnh được kiểm soát tốt hơn.
Song song với các loại thực phẩm giàu vitamin C thông thường, người bệnh viêm niệu đạo có thể tăng cường lượng vitamin C cho cơ thể bằng cách uống viên sủi vitamin C hàng ngày. Những thực phẩm mà người bệnh nên lưu ý bổ sung gồm:
- Cam
- Quýt
- Bưởi
- Táo
- Nho
- Cà chua
- Dâu tây
- Các loại quả mọng…
Gợi ý: Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Nên làm gì để điều trị
Uống nước mát
Bên cạnh nhu cầu bổ sung nước lọc hàng ngày, bệnh nhân bị viêm niệu đạo cũng cần bổ sung song song các loại nước trái cây, đặc biệt là nước mát. Cần đảm bảo lượng nước cung cấp cho cơ thể vào khoảng 2 – 2,5 lít mỗi ngày, từ đó giúp cơ thể được thanh lọc, giải độc tố, hệ bài tiết hoạt động thuận lợi.
Bằng cách này có thể bệnh nhân có thể trực tiếp đẩy các mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Cũng cần lưu ý, bệnh nhân bị viêm niệu đạo nên uống nước phân thành nhiều lần trong ngày, không uống quá nhiều nước khiến đi tiểu thường xuyên sẽ rất bất tiện.
Ngoài nước lọc tinh khiết, nước mát thì người bệnh cũng có thể sử dụng các loại nước ép trái cây, các loại trà thảo dược như trà bạc hà, trà gừng… Tuy nhiên nước lọc vẫn là lựa chọn ưu tiên hơn tất cả các loại thức uống lựa chọn cho người bị viêm niệu đạo.
Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin E
Người bị viêm niệu đạo nên ăn gì – Thực đơn của bệnh nhân không thể thiếu nhóm thực phẩm giàu Vitamin E. Vitamin E là một nhóm sinh tố có vai trò kháng viêm hiệu quả, dưỡng chất này có tác dụng rất tốt cho người bị viêm niệu đạo, bởi nó có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Tương tự như vitamin C, vitamin C thường có trong một số loại quả, và phổ biến nhất là các loại dầu thực vật, cụ thể như:
- Quả bơ
- Hạt óc chó
- Hạt hạnh nhân
- Hạt macca
- Hạt điều
- Cá hồi
- Dầu cá…
Rau xanh và hoa quả tươi
Chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ và các khoáng chất từ rau xanh đem đến những lợi ích nhất định cho bệnh nhân bị viêm niệu đạo. Trong rau xanh có lượng chất xơ dồi dào, với vai trò chính là nhuận tràng, đồng thời giúp phân hủy nhiều chất thải có trong đường tiết niệu và niệu đạo. Một số loại rau xanh còn có hàm lượng flavonoid cao giúp chống viêm hiệu quả mà bạn được khuyên nên chăm chỉ ăn hàng ngày.
Các loại rau này khá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày với nhiều cách chế biến khác lạ sẽ tạo sự ngon miệng cho người dùng. Trong đó những loại rau xanh bổ dưỡng nhất mà người bệnh nên bổ sung gồm có:
- Rau bắp cải
- Cải bẹ xanh
- Bó xôi
- Rau lang
- Rau muống
- Rau dền
- Rau tần ô
- Giá đỗ
- Hẹ xanh
- Các loại đậu…
Tỏi
Trong thực đơn của bệnh nhân bị viêm niệu đạo, tỏi có vai trò như một chất kháng viêm phát huy hiệu quả từ bên trong. Thành phần chống oxy hóa cao và nguồn vitamin dồi dào của tỏi có thể cải thiện tình trạng xuất huyết, chảy máu và nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.
Bệnh nhân có thể tăng lượng tỏi trong thực đơn hàng ngày để mượn tác dụng kháng sinh của hoạt chất kháng sinh trong tỏi hạn chế tình trạng viêm nhiễm, tăng sức đề kháng cho cơ thể phòng bệnh tốt hơn.
Rau cần tây
Rau cần tây có những tác dụng bất ngờ trong điều trị các bệnh lý phụ khoa và nam khoa, đặc biệt là bệnh viêm niệu đạo. Thói quen uống nước cần tây giúp hệ bài tiết hoạt động tốt và cơ thể bạn cũng được tăng cường hoạt động loại thải độc tố.
Một số thành phần của loại thực phẩm này có chứa acid uric giúp ngăn ngừa bội nhiễm ở đường tiết niệu. Bằng cách uống nước ép cần tây kết hợp với trái cây, hoặc chế biến món ăn với cần tây mà bệnh nhân sẽ bổ sung được những dưỡng chất quan trọng để cải thiện bệnh lý.
Thực phẩm mát gan, lợi tiểu
Trong Đông y, bệnh viêm niệu đạo xảy ra khi cơ thể có nhiều độc tố và phát sinh nhiệt. Vì thế các loại thực phẩm, thức uống có tác dụng mát gan như mướp, bí đao, đậu xanh, đậu đen, râu ngô,… có tác dụng làm mát cơ thể, lợi tiểu, giảm cảm giác đau buốt khi đi tiểu, giúp đào thải vi khuẩn ra khỏi bàng quang.
Đồng thời khi bổ sung nhóm thực phẩm này cũng giúp trao đổi chất diễn ra tốt hơn, từ đó người bệnh tăng cường được sức đề kháng phòng trị bệnh hiệu quả.
Thực phẩm giàu protein
Nhiều bệnh nhân bị viêm niệu đạo kiêng ăn thịt trong quá trình điều trị, điều này khiến sức đề kháng suy yếu và người bệnh lâu hồi phục hơn. Ngoài ra protein trong thịt, cá trứng có tác dụng axit hóa nước tiểu, cần bổ sung ở mức vừa đủ để tình trạng viêm được nhanh chóng bị đẩy lùi.
Tham khảo thêm: Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả an toàn
Nên kiêng gì khi bị viêm niệu đạo?
Những loại thực phẩm có tính nóng, nhiều axit trong thành phần sẽ được khuyến khích kiêng trong thời gian điều trị viêm niệu đạo. Trong đó những thực phẩm mà người bệnh nên kiêng gồm có:
Nhóm thực phẩm cay, nóng
Bệnh nhân viêm niệu đạo, hoặc các bệnh lý liên quan đến phụ khoa/nam khoa cần kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm cay nóng. Cụ thể người bệnh cần loại bỏ các loại gia vị cay, nóng ra khỏi thực đơn hàng ngày, như ớt, tỏi, hạt tiêu… chúng có thể khiến cơ thể tăng nhiệt và bài tiết khó khăn hơn. Chúng cũng là nguyên nhân khiến niệu đạo tăng dịch tiết gây ngứa rát do đó bệnh viêm niệu đạo tiến triển nghiêm trọng.
Kiêng ăn hải sản
Người bệnh viêm niệu đạo cần kiêng các loại thực phẩm tươi sống, đặc biệt là hải sản. Các loại hải sản thường rất giàu đạm và cung cấp nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể.
Nhưng ngược lại với những trường hợp viêm niệu đạo nên kiêng ăn các món này. Do trong các loại hải sản có chứa chất kích thích histamin – một loại kháng sinh tự nhiên trong cơ thể, tăng sự ẩm ướt, ngứa ngáy khiến bệnh sẽ lâu lành hơn.
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo
Người bệnh cần hạn chế tuyệt đối các loại thực phẩm có nhiều chất béo như kem, bơ, mỡ động vật… Ngoài ra kiêng ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ cũng sẽ góp phần giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường niệu đạo và giảm triệu chứng viêm.
Xem thêm: Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới: Những thông tin cần biết
Phương pháp điều trị viêm niệu đạo hiệu quả
Việc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị viêm niệu đạo nên ăn gì và nên kiêng không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm nhưng sẽ hỗ trợ cải thiện bệnh tốt.
Có những phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh lý này, đặc biệt là những trường hợp bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, bệnh nhân bị dị dạng đường tiết niệu hay từng đặt ống tiểu, bác sĩ sẽ phải nuôi cấy vi khuẩn để tìm đúng kháng sinh đặc trị với chủng vi khuẩn đó.
Ngoài ra nếu tình trạng nhiễm trùng kèm theo các biến chứng tại thận, thận mủ, áp-xe thận thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Biến chứng ảnh hưởng đến thận có mức độ nghiêm trọng tương tự như dị tật hệ tiết niệu bẩm sinh, nếu không phẫu thuật, bệnh nhân sẽ dễ bị viêm đường tiết niệu tái lại, lâu ngày dẫn đến những biến chứng nặng nề hơn.
Biến chứng thường gặp khi viêm niệu đạo nghiêm trọng gồm có: viêm bể thận cấp, áp – xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp, mạn…
Thuốc chữa viêm niệu đạo
Đa số các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định sử dụng điều trị viêm niệu đạo từ 1-3 ngày nếu người bệnh không có biến chứng. Tuy nhiên lưu ý quan trọng là tình trạng bệnh và tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc trong bao lâu.
Tác dụng của kháng sinh là liệu pháp chủ lực trong điều trị viêm niệu đạo. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng cấp tính do viêm niệu đạo, người bệnh được kê đơn kháng sinh đường uống theo phác đồ điều trị trong vòng 5 đến 7 ngày.
Trường hợp người bệnh có biểu hiện sốt lạnh run, triệu chứng nhiễm trùng huyết, kèm theo ổ viêm ở đường niệu trên thì cần phải nhập viện để dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Nếu bệnh nhân viêm niệu đạo tái phát nhiều lần, hoặc người bệnh bị dị dạng đường tiết niệu sẽ phải điều trị bằng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn để tìm đúng kháng sinh đặc trị với chủng vi khuẩn đó.
Ngoài ra, nếu như ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hay biến chứng tại thận, thận mủ, áp-xe thận thì cần phải can thiệp phẫu thuật để phòng những biến chứng nặng nề phát sinh.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Song song với điều trị bằng thuốc, bổ sung dinh dưỡng phù hợp thì bệnh nhân viêm niệu đạo cần chủ động chăm sóc vùng kín đúng cách. Người bệnh nên tắm giặt và thay đồ lót thường xuyên, đồng thời mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, ưu tiên chất liệu quần lót bằng vải cotton. Không nên mặc quần áo bó sát, ôm chặt lấy cơ thể sẽ gây tái bệnh thường xuyên.
Người bệnh cũng nên hình thành thói quen rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời đảm bảo vùng kín luôn khô ráo, có như vậy mới phòng tránh được vi khuẩn xâm nhập gây viêm niệu đạo cũng như các bệnh lý nam khoa/phụ khoa khác.
Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách
Nam và nữ giới đều có lưu ý cơ bản khi vệ sinh bộ phận sinh dục hạn chế tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ sẽ giúp cho vi khuẩn không thể đi vào đường niệu đạo, hạn chế sự lan rộng của mầm bệnh.
Không sử dụng dung dịch vệ sinh thường xuyên, người bệnh nên rửa bằng nước ấm và lau khô rồi mới mặc quần áo. Đồng thời nam/nữ giới bị viêm niệu đạo nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để giảm nguy cơ lây nhiễm qua lại.
Bài viết đã chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến vấn đề viêm niệu đạo nên ăn gì và nên kiêng ăn gì. Hi vọng những kiến thức trên có thể giúp người bệnh xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình điều trị bệnh.
Cũng cần lưu ý, việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh chứ không có tác dụng chữa bệnh. Do đó người bệnh cần có kế hoạch thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả dứt điểm bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm niệu đạo không đặc hiệu: Có gây nguy hiểm không?
- Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Bình luận (1)
Vậy tỏi có tội gì mà kiêng còn ko kiêng ạ