Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm niệu đạo do lậu xảy ra khi niệu đạo bị tấn công bởi vi khuẩn lậu. Căn bệnh xảy ra phổ biến ở cả nam và nữ giới trường thành. Bệnh lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn.

Viêm niệu đạo do lậu là bệnh gì?

Thường thì viêm niệu đạo do lậu sẽ ở thể cấp tính với những đặc trưng như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu kèm máu hoặc mủ, vùng kín sưng phù, đỏ, mép lở loét,…

Viêm niệu đạo do lậu là bệnh gì?
Viêm niệu đạo do lậu là một dạng của bệnh lậu, nguyên nhân từ vi khuẩn lậu gây ra

Thời gian ủ bệnh lậu kéo dài từ 3-5 ngày, một số bệnh nhân có những biểu hiện điển hình của viêm niệu đạo do lậu thì sẽ dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm niệu đạo không lậu. Bệnh lậu ở giai đoạn cấp tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người bệnh.

Bệnh viêm niệu đạo do lậu không được điều trị đúng cách , thời gian lâu dài sẽ phát triển thành bệnh lậu lâu năm hay còn gọi là bệnh lậu mãn tính gây nguy hiểm đến chức năng sinh sản và sinh dục.

Gợi ý: Viêm niệu đạo có lây không? Lây qua đường nào?

Dấu hiệu bệnh viêm niệu đạo do lậu

Dấu hiệu bệnh viêm niệu đạo do lậu
Nam giới bị viêm niệu đạo do lậu có thể có nguy cơ vô sinh nếu không điều trị sớm

Dấu hiệu bệnh viêm niệu đạo do lậu ở nam giới

  • Người bệnh bị ngứa, tấy đỏ ở mép miệng sáo, khi đi tiểu xuất hiệu cảm giác nóng bỏng.
  • Miệng sáo xuất hiệu tiết dịch mủ nhầy có màu vàng xanh, có thể có máu, dịch.
  • Triệu chứng ngứa và tiết mủ có thể diễn ra gián đoạn hoặc chỉ vào buổi sáng.
  • Xảy ra tình trạng tiểu buốt, khó tiểu, đau rát khi đi tiểu, tiểu rắt…
  • Đau hoặc khó chịu ở hố chậu, bìu, đùi, cơn đau thường xuất hiện khi xuất tinh.

Dấu hiệu bệnh viêm niệu đạo do lậu ở nữ giới

  • Âm đạo tiết dịch không bình thường hoặc lượng dịch nhiều hơn.
  • Màu sắc khí hư bất thường, có thể là màu vàng đặc hoặc trắng đục.
  • Đau vùng kín và buốt khi đi tiểu hoặc đau trong lúc quan hệ tình dục.
  • Thường xuyên bị đau bụng và đau lưng, chảy máu vùng kín dùng chưa đến kinh nguyệt.
  • Trong trường hợp viêm nhiễm nặng người bệnh có thể bị sốt.
  • Có thể kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng trực tràng: tiết dịch; ngứa hậu môn; đau nhức; chảy máu; đại tiện đau…

Nguyên nhân nào gây ra viêm niệu đạo do lậu?

Viêm niệu đạo do lậu là bệnh lý đường sinh dục gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoea. Vi khuẩn lây qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ với nhiều người. 

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh lậu thường xảy ra nhất ở người từ độ tuổi 15 đến 24. Người bị lậu hoặc quan hệ tình dục không an toàn với những người bị lậu.  Ngoài ra bệnh lậu cũng lây nhiễm qua con đường tiếp xúc y tế, khi không may sử dụng phải thiết bị khám phụ khoa/nam khoa có vi khuẩn lậu của người bệnh.

Tham khảo thêm: 10 địa chỉ khám viêm niệu đạo uy tín an toàn 

Phân biệt bệnh viêm niệu đạo và viêm niệu đạo do lậu

Phân biệt bệnh viêm niệu đạo và viêm niệu đạo do lậu
Đặc trưng của triệu chứng viêm niệu đạo do lậu là tình trạng chảy mủ ở vùng kín

Người bệnh có thể phân biệt qua những đặc điểm sau:

  • Viêm niệu đạo: Bệnh thường có biểu hiện chậm và thời gian ủ bệnh lâu hơn. Sau khi nhiễm bệnh khoảng từ 7 đến 20 ngày, tại âm đạo/dương vật xuất hiện tiết dịch, kèm theo hiện tượng tiểu buốt, tiểu khó và cảm giác bỏng rát khi tiểu…. Tuy nhiên khi người bệnh xét nghiệm thì không phát hiện thấy song cầu khuẩn Gram(-).
  • Viêm niệu đạo do lậu: Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 3 đến 10 ngày. Ban đầu sẽ xuất hiện dấu hiệu đặc trưng như chảy mủ niệu đạo nhiều, đặc sánh, dịch âm đạo/dương vật màu vàng nhạt hoặc trắng. Triệu chứng tái diễn nhanh,  người bệnh tiểu buốt, phù nề bao quy đầu, sưng đau mào tinh hoàn ở nam giới. Nữ giới ra nhiều khí hư, màu xanh hoặc trắng vàng, âm đạo bị đỏ, có nhiều hạt lổn nhổn, chảy mủ trắng hoặc vàng nhạt từ hậu môn, tiểu khó…. Triệu chứng chung là cơn đau âm ỉ hoặc đau xương mu khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, khi đi xét nghiệm thấy song cầu khuẩn Gram (-).

Bệnh viêm niệu đạo do lậu có nguy hiểm không?

Viêm niệu đạo do lậu nói riêng hay bệnh lậu nói chung đều là những căn bệnh đường sinh dục tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng vi khuẩn lậu cầu có thể gây viêm dưới niêm mạc niệu đạo và tạo thành nhiều túi mủ xung quanh niệu đạo.

Cần cảnh giác nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn cấp tính, vì dễ phát triển thành viêm tuyến Cowper, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn…

Đối với người bệnh là nữ, viêm niệu đạo do lậu sẽ gây viêm đường sinh dục. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh sản dễ dẫn đến vô sinh.

Bệnh viêm niệu đạo do lậu có nguy hiểm không?
Bệnh viêm niệu đạo do lậu làm tăng nguy cơ hiếm muộn – vô sinh và mang thai ngoài tử cung ở nữ giới

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm niệu đạo và bệnh lậu

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo do lậu

  • Xét nghiệm mẫu bệnh trực tiếp bằng cách nhuộm và soi mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi.
  • Nuôi cấy và phân lập mẫu bệnh trong môi trường có khí CO2, nhiệt độ 35°C- 36°C, Thayer- Martin chứa Vancomycin…
  • Áp dụng kỹ thuật PCR là – một kỹ thuật có độ nhạy rất cao được sử dụng trong chẩn đoán bệnh lậu.

Xem thêm: Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì mau hết bệnh?

Phương pháp điều trị viêm niệu đạo do lậu

Bệnh có tiến triển khá phức tạp nên cả bác sĩ và người bệnh cần tuân theo những nguyên tắc như:

  • Điều trị theo tình trạng nhạy với kháng sinh của những loại vi khuẩn.
  • Người bệnh nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
  • Điều trị tuân theo phác đồ quy định. Cần điều trị cho cả vợ và chồng để tránh lây lan lại.
  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh đi xe đạp hoặc xe máy.
  • Tránh để bệnh viêm nhiễm phụ khoa/nam khoa xảy ra trong thời gian điều trị.
  • Điều trị lậu cầu kèm với điều trị nhiễm trùng sau lậu.
  • Người bệnh tuân thủ lịch tái khám định kỳ sau điều trị.

Để chữa viêm niệu đạo do lậu ở nam giới do lậu bằng thuốc khi chưa có biến chứng. Bác sĩ có thể sử dụng Spectinomycin 2g tiêm tĩnh mạch chậm, 12 giờ/lần. Điều trị tác nhân gây bệnh kết hợp dùng Doxycyclin. Khi bệnh đã cải thiện, chuyển sang 1 trong các kháng sinh sau ít nhất 1 tuần với Cefixim 400mg, uống 2 lần/ngày.Cefpodoxim 400mg uống 2 lần/ngày.

Trong trường hợp bệnh viêm niệu đạo do lậu đã gây ra những biến chứng thì phác đồ điều trị kết hợp Ceftriaxone 1 gram/1 ngày, tiêm bắp trong 3- 7 ngày. Doxycyclin 100mg/2 viên/ngày trong 7 ngày. Nếu bệnh nhân có biến chứng viêm màng não hoặc viêm nội tâm mạc thì cần kéo dài thời gian dùng những loại thuốc trên trong vòng 4 tuần.

Chế độ sinh hoạt phù hợp phòng bệnh tái nhiễm

Nguyên tắc phòng bệnh xảy ra gồm có:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su;
  • Rửa tay thường xuyên để tránh lây lan;
  • Không quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh;
  • Nếu bạn tình của bạn bị bệnh, nên khuyên họ đi khám để được điều trị đồng thời.
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ.
Chế độ sinh hoạt phù hợp phòng bệnh tái nhiễm
Quan hệ tình dục an toàn là phương pháp phòng tránh bệnh lậu và viêm niệu đạo do lậu hiệu quả nhất

Viêm niệu đạo do lậu là một dạng của bệnh lậu. Nếu không điều trị sớm thì sẽ để lại một số biến chứng trầm trọng. Do đó nam và nữ giới cần am hiểu về vấn đề tình dục an toàn, quan trọng hơn khi có những biểu hiện nghi ngờ viêm niệu đạo do lậu thì tuyệt đối không quan hệ tình dục mà nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:20 - 29/02/2024 - Cập nhật lúc: 11:21 - 23/05/2024
Chia sẻ:
viêm niệu đạo ở trẻ em Viêm niệu đạo ở trẻ em và thông tin cần biết
Viêm niệu đạo ở trẻ em được đánh giá là bệnh lý khá nghiêm trọng nếu không sớm khắc phục. Phụ huynh cần sớm đưa trẻ tới bệnh viện khám…
Viêm niệu đạo ở nữ giới nguy hiểm không? Cách điều trị

Phụ nữ là đối tượng rất dễ bị viêm niệu đạo do cơ quan này nằm khá gần hậu môn.…

Các bài thuốc đông y chữa viêm niệu đạo hiệu quả Các bài thuốc đông y chữa viêm niệu đạo hiệu quả

Viêm niệu đạo là bệnh lý đường tiết niệu thường gặp ở nam và nữ giới.  Bên cạnh phương pháp…

thuốc trị viêm niệu đạo Các thuốc trị viêm niệu đạo và lưu ý khi sử dụng

Dùng thuốc điều trị viêm niệu đạo hiện đang là giải pháp chính đối với bệnh lý này. Tùy thuộc…

Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất? Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở nam và nữ giới trong mọi độ tuổi. Bên cạnh việc…

viêm niệu đạo có mủ Viêm niệu đạo có mủ là gì? Cách điều trị và lưu ý

Viêm niệu đạo có mủ là giai đoạn diễn tiến nặng của tình trạng nhiễm trùng ở ống dẫn nước…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua