Vì Sao Bị Ngứa Mũi Chảy Nước Mũi? Cách Xử Lý Nhanh
Cảm giác ngứa mũi, chảy nước mũi là triệu chứng rất phổ biến và rất khó chịu. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không được xử lý sớm có thể chuyển thành mãn tính.
Nguyên nhân gây ngứa mũi, chảy nước mũi
Cấu trúc hốc mũi được lót bằng một lớp niêm mạc, trên này có thêm một lớp màng nhầy giúp giữ lại vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó khiến lớp mô này bị kích thích, làm tuyến chế tiết hoạt động mạnh mẽ hơn, từ đó tiết ra nhiều dịch nhầy gây ngứa mũi, chảy nước mũi.
Các nguyên nhân gây ra ngứa mũi, chảy nước mũi như:
1. Các tác nhân kích thích từ môi trường
Một số chất kích thích mũi thường gặp như khói bụi, khói thuốc lá, mùi nước hoa, mùi hóa chất…
2. Viêm mũi dị ứng
Khác với tình trạng viêm mũi không dị ứng, viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn những chất kích thích từ môi trường bên ngoài có khả năng gây hại cho cơ thể.
Có thể xảy ra theo đợt, theo mùa hoặc kéo dài suốt cả năm, tăng nguy cơ viêm nhiễm gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
3. Cảm mạo do virus
Cảm mạo, cảm lạnh do nhiễm virus có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng phổ biến nhất là vào mùa xuân và mùa đông.
4. Viêm xoang
Viêm xoang được chia làm 2 dạng là viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính.
5. Polyp mũi
Tình trạng ngứa mũi, chảy nước mũi do polyp mũi thường xảy ra ở những người bị viêm xoang mạn tính. Đây là tình trạng các khối polyp xuất hiện trong các hốc mũi nhưng không phải khối u ung thư.
6. Chứng đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu không chỉ gây ra những cơn đau đầu khó chịu mà còn kéo theo nhiều triệu chứng khác như ngứa mũi, sổ mũi, chảy nước mũi sau họng có mùi hôi, chảy nước mắt…
7. Bị khô mũi
Khô mũi thường xảy ra do bạn xì mũi quá nhiều khi trời lạnh hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc dị ứng.
8. Có khối u trong mũi
Sự xuất hiện của khối u trong mũi, có thể là lành tính hoặc ác tính. Các triệu chứng ung thư đường mũi thường gồm ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, không ngửi được mùi,…
9. Sử dụng máy áp lực dương thường xuyên
Máy áp lực dương (continuous positive airway pressure – CPAP) là một loại máy thở được sử dụng cho những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, việc sử dụng loại máy này liên tục có thể gây ra ngứa mũi, khô mũi và chảy nước mũi.
Nên làm gì để xử lý tình trạng ngứa mũi, chảy nước mũi?
1. Điều trị bằng thuốc
- Thuốc kháng histamine
- Thuốc xịt corticoseroid tại chỗ
- Thuốc trị cảm lạnh, cảm cúm …
Có thể sử dụng máy khí dung để đưa thuốc vào cơ thể nếu trẻ không thể uống thuốc.
Lưu ý: Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc trị bệnh nào cũng đều cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Đọc thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính: Dấu hiệu và cách điều trị bệnh
2. Chăm sóc điều trị tại nhà
Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Rửa mũi, xịt mũi sẽ giúp rửa trôi các chất dị ứng nằm trong khoang mũi, hốc mũi, làm giảm triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi hiệu quả.
Nên chọn lựa các loại dung dịch sát khuẩn mũi có chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng có nồng độ vừa phải. Nhờ đó vừa giúp làm sạch khoang mũi vừa làm săn se, tốt cho niêm mạc mũi.
Giữ ấm cơ thể
- Mặc áo ấm, đeo khăn quàng che kín cổ, quấn khăn quanh mũi.
- Kết hợp massage nhẹ nhàng vào hai bên cánh mũi, vừa thực hiện vừa hít vào thở ra.
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng nước ấm.
- Sử dụng một số loại các loại thảo dược như bạc hà, kim ngân hoa, thương nhĩ tử…
Tham khảo thêm: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
- Vitamin A: Rau dền, rau ngót, quả gấc, gan gà…
- Vitamin B: Các loại đậu, hạt, ngũ cốc, hạt vừng, mầm lúa mì…
- Vitamin C: Bông cải xanh, rau đay, rau mồng tơi, cam, quýt, bưởi, đu đủ…
- Vitamin D: Hải sản, lòng đỏ trứng gà, gan cá…
- Sắt: Đậu tương, nấm hương, nấm mèo, lòng đỏ trứn vịt, cua đồng…
- Kẽm: Thịt, cá, trứng, hàu, tôm, nghêu, sò, sữa…
- Selen: Cá thu, cá ngừ, cá cơm, cà hồi, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, mầm lúa, thịt bò, thịt gà…
Các biện pháp khác
- Tránh tiếp xúc với nguồn lây vi khuẩn, các dị nguyên dị ứng, tạo thói quen rửa tay, vệ sinh cá nhân.
- Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
- Tạo thói quen ăn chín uống sôi, cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Tập thể dục đều đặn.
- Sống lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Ngứa mũi, chảy nước mũi là tình trạng phổ biến, không quá nguy hiểm nhưng không nên vì thế mà người bệnh có thể chủ quan, lơ là và bỏ qua. Thay vào đó, hãy chủ động thăm khám để được hướng dẫn cách điều trị dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm
- Máy trị viêm mũi dị ứng hiệu quả không? Loại nào tốt?
- 10 thuốc trị viêm mũi dị ứng được tin dùng hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!