7 bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi hiệu nghiệm
Ho lâu ngày không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tiếng ho dai dẳng không chỉ làm phiền người xung quanh mà còn khiến bạn mất ngủ, mệt mỏi và giảm hiệu suất làm việc. Do đó, nhiều bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi từ dân gian an toàn, lành tính được nhiều người áp dụng để cải thiện triệu chứng, xoa dịu niêm mạc họng…
Vì sao nên sử dụng các bài thuốc dân gian để trị ho lâu ngày?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các chất kích thích hoặc vật lạ ra khỏi đường thở. Khi có dị vật, vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào phổi, các cơ quan hô hấp sẽ kích hoạt phản xạ ho để đẩy chúng ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài lâu dài, chúng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân bên trong như: cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày, hen suyễn, viêm phế quản, ung thư phổi, lao phổi… Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các bài thuốc dân gian từ lâu đã được xem là một phương pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. So với thuốc tây y, các loại thảo dược tự nhiên này có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- An toàn: Nguyên liệu là các loại thảo dược tự nhiên, lành tính.
- Dễ tìm: Hầu hết các nguyên liệu đều dễ tìm thấy trong tự nhiên hoặc tại các cửa hàng đông y.
- Chi phí thấp: So với việc mua thuốc tây, sử dụng bài thuốc dân gian thường tiết kiệm chi phí hơn.
- Ít tác dụng phụ: Khi sử dụng đúng liều lượng và cách dùng, các bài thuốc dân gian ít gây ra tác dụng phụ.
- Có thể sử dụng lâu dài: Vì khá an toàn, các bài thuốc này thích hợp với cơ địa của nhiều người, có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài mà không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp này cũng có một số hạn chế:
- Hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa: Hiệu quả của bài thuốc có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Cần kiên trì: Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần kiên trì sử dụng bài thuốc trong một thời gian dài.
Tham khảo thêm: Cách chữa ho khan về đêm hiệu quả, dứt ngay cơn ho
7 bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi an toàn, hiệu quả
Các bài thuốc trị ho này không chỉ giúp làm dịu cổ họng, giảm ho mà còn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
1. Gừng tươi
Gừng chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng làm sạch dị vật có trong đường hô hấp và vòm họng. Hỗ trợ làm loãng đờm và làm dịu niêm mạc họng, hạn chế tình trạng kích ứng gây ho.
Ngoài ra, hoạt chất gingerols chứa trong gừng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và chống viêm, giảm sưng, giúp cải thiện triệu chứng ho.
Cách làm trà gừng mật ong:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 2 thìa mật ong, nước sôi.
- Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng hoặc đập dập.
- Cho gừng vào cốc, thêm nước sôi vào và đợi khoảng 5-10 phút để tinh chất gừng ngấm vào nước.
- Thêm mật ong vào, khuấy đều và uống khi còn ấm.
- Trà gừng mật ong giúp làm dịu cổ họng, giảm ho hiệu quả.
Gừng tươi ngâm mật ong:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, mật ong.
- Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng và cho vào lọ thủy tinh.
- Đổ mật ong vào cho ngập gừng và đậy kín nắp.
- Ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể sử dụng.
- Mỗi lần ho, bạn có thể ngậm 1-2 lát gừng ngâm mật ong để giảm triệu chứng ho
Dùng gừng tươi và chanh:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 1 quả chanh, 2 thìa mật ong, nước ấm.
- Gừng rửa sạch, gọt vỏ và thái lát.
- Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt.
- Cho gừng vào cốc, thêm nước sôi để ngâm, sau đó thêm nước cốt chanh và mật ong vào khuấy đều.
- Uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày để giúp giảm ho, long đờm.
Gừng tươi và muối:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 1 thìa muối hạt.
Cách làm: Gừng rửa sạch, giã nhuyễn hoặc ép lấy nước cốt. Trộn nước cốt gừng với muối hạt, dùng tăm bông chấm hỗn hợp này rồi thoa nhẹ lên cổ họng. Muối kết hợp với gừng có tác dụng sát khuẩn, giảm ho.
Tham khảo thêm: 10 cách chữa ho khan nhanh nhất, hết ngứa cổ, rát họng
2. Mật ong
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên chứa hàm lượng chất antioxidant cao. Đây là chất kháng khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm sạch vòm họng. Đồng thời, chúng còn có tác dụng làm lành các tổn thương ở niêm mạc, giảm kích ứng ho và giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Dùng mật ong nguyên chất:
- Lấy một muỗng mật ong nguyên chất, ngậm trong miệng và nuốt từ từ.
- Bạn có thể dùng 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ để giảm ho vào ban đêm.
Mật ong chanh:
- Chuẩn bị 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, 1 cốc nước, 1/2 quả chanh
- Đun nước và để nguội đến nhiệt độ ấm (khoảng 40 – 50°C), tránh nước quá nóng có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng trong mật ong.
- Cho 2 thìa cà phê mật ong vào cốc nước ấm, khuấy đều cho đến khi mật ong tan hoàn toàn trong nước.
- Vắt thêm 1/2 quả chanh vào cốc nước mật ong.
- Uống từng ngụm nhỏ để nước mật ong lan toả đều trong cổ họng, giúp làm dịu cảm giác ngứa rát và giảm ho.
3. Dứa
Enzyme bromelain có trong dứa có đặc tính chống viêm, đồng thời có tác dụng làm loãng đờm, giúp tống xuất ra ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó, loại enzyme này còn giúp làm giảm triệu chứng ho. Người bệnh chỉ cần mỗi ngày uống 1 ly nước ép dứa sẽ giúp làm dịu niêm mạc hong, hạn chế tình trạng ngứa và ho.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ dứa, bỏ mắt và lõi dứa, sau đó cắt dứa thành từng miếng nhỏ để dễ ép.
- Cho miếng dứa vào máy ép trái cây hoặc máy xay sinh tố, nếu sử dụng máy xay sinh tố, bạn có thể thêm một ít nước lọc để dễ xay hơn.
- Sau khi xay nhuyễn, bạn lọc qua rây để loại bỏ bã, chỉ lấy phần nước ép.
- Nếu muốn tăng thêm hương vị và hiệu quả trị ho, bạn có thể thêm 1-2 muỗng canh mật ong và vắt thêm nước cốt của 1 quả chanh vào nước ép dứa.
- Uống nước ép dứa này 2-3 lần mỗi ngày để giảm ho.
- Nước ép dứa nên được dùng ngay sau khi làm để giữ nguyên dưỡng chất.
Tham khảo thêm: Cách dùng hạt kha tử chữa ho, viêm họng tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện
4. Củ cải trắng
Củ cải trắng là một trong những bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi được nhiều người bệnh lựa chọn. Với tính mát và vị ngọt, vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, làm mát họng và giúp cải triệu chứng ho.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ cái trắng, 2 muỗng canh mật ong hoặc đường phèn
- Rửa sạch củ cải trắng, gọt vỏ và cắt thành từng lát mỏng hoặc hạt lựu nhỏ.
- Cho củ cải đã cắt vào bát, sau đó thêm mật ong hoặc đường phèn vào.
- Đặt bát củ cải vào nồi hấp và hấp cách thủy khoảng 20 – 30 phút, cho đến khi củ cải chín mềm và ra nước.
- Lấy nước cốt củ cải ra, để nguội bớt.
- Uống từ từ nước cốt này. Bạn có thể uống 2-3 lần mỗi ngày để làm dịu cơn ho.
Tham khảo thêm: Cách dùng cây lược vàng chữa ho, viêm họng dứt điểm tại nhà
5. Húng tây
Húng tây ngoài công dụng dùng làm thực phẩm trong ẩm thực chúng còn là phương thuốc giúp làm giảm viêm họng, viêm phế quản, trị ho và cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
Uống nước húng tây:
- Rửa sạch lá húng tây, sau đó giã nát.
- Cho lá húng tây đã giã vào một ly nước ấm.
- Thêm một chút muối, khuấy đều và uống ngay khi nước còn ấm.
Xông hơi bằng húng tây:
- Đun sôi nước, sau đó cho lá húng tây vào nồi nước sôi.
- Đậy nắp và đun nhỏ lửa khoảng 5-10 phút.
- Mở nắp và dùng hơi nước từ nồi để xông mũi, miệng.
- Hít thở sâu để hơi nước có thể làm dịu cổ họng và đường hô hấp.
Húng tây và mật ong:
- Rửa sạch lá húng tây, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Trộn lá húng tây đã giã với một ít mật ong.
- Ngậm hỗn hợp này trong miệng khoảng 5-10 phút, sau đó nuốt từ từ.
7. Trà cây du trơn
Cây du trơn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao có tác dụng làm giảm ngứa, dịu vòm họng và xua tan triệu chứng ho. Để cải thiện ho bằng loại thảo dược này, người bệnh chỉ cần sử dụng 1 muỗng bột cây du trơn pha với nước và uống.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 1-2 muỗng cà phê bột, tùy thuộc vào độ đậm của trà mà bạn muốn.
- Cho bột cây du trơn vào một cốc nước sôi, khuấy đều để bột hoà tan trong nước tạo thành một chất nhầy hòa tan.
- Để trà ngâm trong khoảng 5-10 phút để các hoạt chất trong bột cây du trơn hòa quyện vào nước.
- Có thể thêm mật ong để tăng hương vị và có tác dụng kháng viêm.
- Khi trà đã nguội bớt, bạn có thể uống từ từ, có thể được uống 2-3 lần mỗi ngày để giảm ho và làm dịu cổ họng.
Tham khảo thêm: Có nên dùng thuốc tây để chữa ho có đờm? Lời khuyên từ bác sĩ
Những lưu ý khi sử dụng các bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi từ dân gian
Khi áp dụng các bài thuốc dân gian để trị ho lâu ngày, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh tác dụng phụ không mong muốn:
- Đảm bảo sử dụng nguyên liệu sạch, không có hóa chất hay thuốc trừ sâu.
- Trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu bạn có bệnh lý nền.
- Chỉ sử dụng trong khoảng thời gian nhất định, không nên lạm dụng các bài thuốc này.
- Nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc không cải thiện sau một thời gian, nên ngưng sử dụng.
- Thuốc nam có thể gây tương tác với một số loại thuốc khác, cần lựa chọn kỹ càng.
- Một số bài thuốc có thể không an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, cần thận trọng.
- Hiệu quả thường chậm, cần sử dụng đúng liều lượng, chỉ định.
- Nếu không đạt được hiệu quả, nên thăm khám để được chẩn đoán, điều trị.
Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi bằng dân gian, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bệnh nhân nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bởi triệu chứng ho lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm nào đó, cần phát hiện sớm để được can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài bằng những mẹo đơn giản, hiệu quả
- Dùng hoa đu đủ đực chữa ho liệu có hiệu quả không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!