Dùng hoa đu đủ đực chữa ho liệu có hiệu quả không? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Dùng hoa đu đủ đực chữa ho là mẹo dân gian có từ ngày xưa. Cách này khá hiệu quả với những trường hợp nhẹ, khá lành tính. Tuy nhiên, hiện nay không còn nhiều người áp dụng cách này do sự hiệu nghiệm của các loại thuốc tân dược. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách chữa này trong bài viết dưới đây. 

Dùng hoa đu đủ đực chữa ho được không?

Hoa đu đủ đực khi kết hợp với một số nguyên liệu khác có thể chữa được nhiều chứng bệnh ho như: Ho gà, ho khan, ho có đờm đặc, ho lâu ngày không khỏi, ho do viêm họng hay viêm phế quản

hoa đu đủ đực chữa ho
Hoa đu đủ đực có vị đắng, giúp chữa ho và nhiều bệnh lý khác trong cơ thể

Mặc dù được xem là một vị thuốc “đa chức năng”, nhưng cần lưu ý rằng loại hoa này thường không được coi là một biện pháp chữa trị bệnh ho chính thống.  Vì vậy, để đảm bảo tính phù hợp, người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc, các y bác sĩ trước khi áp dụng.

Hướng dẫn 6 cách chữa ho bằng hoa đu đủ đực

Có thể kết hợp hoa đu đủ đực với các nguyên liệu khác như đường phèn, mật ong, hạt chanh hay vỏ quýt… để chữa ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ theo nhiều cách khác nhau.

Dưới đây là 6 cách thực hiện đơn giản:

1. Kết hợp đường phèn với hoa đu đủ đực

Dùng cho các trường hợp bị ho khan, ho có đờm, đau họng, khàn tiếng…

– Chuẩn bị:

  • Hoa đu đủ đực tươi: 10 – 20g
  • Đường phèn: 2 thìa cà phê
cách chữa ho bằng hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực thường được hấp cách thủy chung với đường phèn để chữa ho

Cách sử dụng: 

  • Rửa sạch hoa đu đủ, đường phèn giã nhuyễn
  • Cho cả hai nguyên liệu vào trong một cái chén ăn cơm bằng sành rồi đem hấp cách thủy
  • Đun bếp cho đến khi đường phèn tan hết và hoa đu đủ đực chín nhừ, tiết ra nhiều hoạt chất hòa tan vào nước đường phèn.
  • Để thuốc nguội bớt, dùng thìa dằm nát hoa đu đủ rồi chắt nước chia 3 lần dùng mỗi ngày.
  • Trẻ em mỗi lần uống 1 muỗng canh, người lớn uống 2 muỗng. Có thể nuốt trực tiếp hoặc pha loãng với một ít nước đun sôi để nguội uống.

2.  Kết hợp với vỏ quýt và các vị thuốc nam khác

Bài thuốc phù hợp với những trường hợp bị ho gà. Với các triệu chứng như ho từng cơn kéo dài cả tháng, mỗi cơn ho liên tục khoảng 15 – 20 tiếng, thở rít cuối mỗi tiếng ho, mặt tím tái rũ rượi…

– Chuẩn bị:

  • Hoa đu đủ đực, vỏ quýt khô ( trần bì ), rễ cây dâu mỗi loại 20g
  • Cây dẹt ác ( bách bộ): 12g
  • Đường phèn: 5g

Cách sử dụng: 

  • Trước tiên đem vỏ rễ cây dâu và hoa đu đủ đực đi rửa sạch. Để cho khô hết nước rồi cho vào chảo nóng sao vàng, giã kỹ đến khi thành bột mịn.
  • Các nguyên liệu còn lại cũng đem tán nhỏ.
  • Trộn chung tất cả với nhau cho đều, cất vào trong hũ kín để sử dụng trong nhiều ngày liền mà không phải mất công sơ chế thuốc nhiều lần.
  • Mỗi ngày 3 – 4 lần, người bệnh lấy 1 – 8g pha với một ly nước ấm và uống từ từ cho đến khi hết. Nên dùng thuốc sau khi ăn

3. Kết hợp mật ong và hoa đu đủ

Cách chữa ho bằng hoa đu đủ đực và mật ong có hiệu quả tích cực đối với các trường hợp bị ho do viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho nhiều đờm.

– Chuẩn bị:

  • Hoa đu đủ đực: Trẻ em dùng 10g, người lớn liều gấp đôi
  • Mật ong nguyên chất: 4 thìa cà phê. Nếu có mật ong rừng thì hiệu quả càng cao
chữa ho bằng hoa đu đủ đực
Công thức chữa ho bằng hoa đu đủ đực và mật ong

– Các bước thực hiện: 

  • Sau khi rửa sạch bụi bẩn và tạp chất trên hoa đu đủ, đem bỏ hết vào chén rồi rưới mật ong lên trên
  • Hấp cách thủy hỗn hợp khoảng 20 – 30 phút
  • Tắt bếp, nhấc chén thuốc ra ngoài. Dằm nhuyễn hoa đu đủ đực bằng một cáo thìa để các hoạt chất tiết hết ra nước. 
  • Chia làm 3 phần đều nhau uống vào bữa sáng, trưa, tối trong ngày
  • Khi dùng trị ho cho trẻ nhỏ có thể hòa với một chút nước rồi lọc bỏ bã bé sẽ dễ nuốt hơn.

=> ĐỌC NGAY: Hướng dẫn chữa ho có đờm bằng mật ong đúng cách [ĐỪNG BỎ QUA]

4. Kết hợp lá hẹ và hạt chanh

Dùng cho các trường hợp bị ho nhiều dẫn đến khàn giọng, mất tiếng.

Chuẩn bị:

  • Hoa đu đủ đực, lá hẹ: Mỗi nguyên liệu cần có 15g
  • Hạt chanh tươi: 10g
  • Mật ong: 5 thìa ( có thể thay thế bằng đường kính)

– Cách sử dụng:

  • Lá hẹ, hoa đu đủ rửa qua nhiều lần nước cho sạch rồi cắt nhỏ, giã nát
  • Hạt chanh lột vỏ, giã dập
  • Cho cả 3 nguyên liệu trên vào chén sứ chung với mật ong
  • Hấp cách thủy hỗn hợp trong 30 phút
  • Lọc bỏ bã, lấy nước uống mỗi lần 2 thìa x 3- 4 lần trong ngày
  • Duy trì dùng hoa đu đủ đực chữa ho theo cách này khoảng 5 ngày liền sẽ thấy cơn ho thuyên giảm

5. Kết hợp hoa đu đủ đực, hoa khế và lá tía tô

Người bị ho do viêm họng có thể dùng hoa đu đủ đực chữa ho theo cách này.

– Chuẩn bị:

  • Ba nguyên liệu trên mỗi vị 10g
  • Đường phèn: 5g
hoa khế, lá tía tô, hoa đu đủ đực trị ho
Hoa đu đủ đực được kết hợp chung với lá tía tô, hoa khế và đường phèn làm thuốc trị ho

– Cách sử dụng:

  • Rửa sạch lá tía tô, bông khế và hoa đu đủ đực. Ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước
  • Cho tất cả vào chén, thêm đường phèn và một ít nước lọc rồi hấp cách thủy
  • Canh cho đến khi đường tan hết thì ngưng
  • Để thuốc nguội còn khoảng 40 độ chắt nước uống
  • Trẻ em mỗi lần uống 3ml, người lớn uống 5 – 10ml tùy theo cân nặng.

6. Kết hợp ho bằng hoa đu đủ đực + lá húng chanh + củ mạch môn + rẻ quạt

Bài thuốc này thích hợp với những người bị ho do viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản.

– Chuẩn bị:

  • Hoa đu đủ đực: 15g
  • Củ mạch môn, rẻ quạt, lá húng chanh mỗi vị 10g
  • Một ít muối

– Cách sử dụng:

  • Các nguyên liệu trên sau khi rửa sạch, cắt nhỏ, bỏ vào chén cùng với vài hạt muối ăn
  • Đem hấp hỗn hợp cho đến khi tất cả chín mềm
  • Nghiền nhuyễn, chia ra ngậm nuốt 2 – 3 lần mỗi ngày

Lưu ý khi dùng hoa đu đủ đực trị ho

Vì hoa đu đủ đực không được xem là một biện pháp trị hiệu quả dứt điểm. Tốt nhất bạn nên kết hợp các phương pháp chữa trị ho khác như:

  • Uống nhiều nước: Giữ cơ họng ẩm và giúp làm loại bỏ các chất gây kích thích ho.
  • Dùng thuốc giảm ho: Có thể sử dụng các loại thuốc giảm ho theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhà y học.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc có thể kích thích hệ hô hấp và làm tăng tình trạng ho.
  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích thích: Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích như khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất.
  • Xông hơi: Hít hơi nước ấm có thể giúp làm dịu cơ họng và giảm triệu chứng ho.

Nếu triệu chứng ho của bạn kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị một cách tốt nhất.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Thuốc trị ho có đờm cho người lớn loại nào tốt?

Neo-codion, Terpin- codein, Ameflu,… là những loại thuốc trị ho có đờm cho người lớn được sử dụng phổ biến.…

7 bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi hiệu nghiệm

Ho lâu ngày không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tiếng ho dai…

Xét nghiệm ho gà khi nào cần thực hiện để chẩn đoán bệnh? [ĐỪNG BỎ QUA]

Xét nghiệm ho gà là điều cần thiết cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng như ho lâu ngày,…

Cách vỗ rung long đờm cho trẻ Cách Vỗ Rung Long Đờm Cho Trẻ Và Lưu Ý Khi Thực Hiện

Cách vỗ rung long đờm cho trẻ là kỹ thuật có khả năng làm giảm ho cho trẻ bị long…

Ho có đờm đặc, lâu ngày làm sao điều trị?

Ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi là tình trạng sức khỏe khá nguy hiểm. Bệnh nhân có thể…

Bình luận (1)

  1. Nguyên nhiên
    Nguyên nhiên says: Trả lời

    Bé nhà em 30tháng đi khám thì bác sĩ nói bị viêm phế quản. Amidan. Đang dùng kháng sinh. Dùng ĐK 3 ngày thì e thấy bé cũng đỡ rồi. Giờ e ngưng và cho bé dùng hoa đủ đực ĐK không ạ. E cám ơn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua