Bé bị ho và nôn khi ngủ – Nguyên nhân và cách khắc phục HIỆU QUẢ NHẤT

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bé bị ho và nôn khi ngủ do bệnh lý hay sinh lý đều là những triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như giấc ngủ của trẻ. Phụ huynh cần chú ý để phát hiện sớm và can thiệp phù hợp để khắc phục càng sớm càng tốt, đảm bảo sự phát triển tối đa cho con.

Nguyên nhân khiến bé bị ho và nôn khi ngủ

Một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho và nôn khi ngủ như:

nguyên nhân bé bị ho và nôn khi ngủ
Bé bị ho và nôn khi ngủ là dấu hiệu của rất nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau

1. Trẻ chưa thích nghi với nhiệt độ

Nhiệt độ không khí thường xuống thấp về đêm, đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ bị nhiễm lạnh và bất chợt lên cơn ho khi ngủ. Một số trường hợp còn kèm theo nôn ói nếu nguyên nhân có liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa. 

2. Bệnh hen suyễn

Ttrẻ bị ho và nôn về đêm rất có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, đặc biệt là những bé có bố mẹ phụ huynh bị hen suyễn. Đặc trưng là tình trạng khó thở, thở khò khè khi ho. Trẻ bị suyễn thường thành ho từng cơn rất khó chịu khi thời tiết thay đổi, nhất là khi bé tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng như mạt bụi, sợi bông, lông động vật.

3. Bệnh viêm xoang

Nhận biết các dấu hiệu trẻ bị viêm xoang thường bị nhầm lẫn với hen suyễn. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang, đặc trưng bởi triệu chứng phù nề, tắc nghẽn, đau nhức mũi… Dịch nhầy tích tụ nhiều chảy xuống cổ họng và gây ho, kèm theo nôn trớ. 

4. Viêm họng

Bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ho về đêm và nôn trớ. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng đối với trẻ nhỏ thì bệnh chủ yếu hình thành do virus. Viêm họng không nguy hiểm, nhưng việc điều trị cần tiến hành sớm để bé lấy lại nhịp sinh hoạt bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Trào ngược dạ dày thực quản

Nôn trớ thường xuyên là triệu chứng đặc trưng của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra rất phổ biến ở những trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi. Nguyên nhân thường là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, hoạt động còn kém. 

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ho và nôn về đêm
Trẻ bị nôn về đêm có thể xảy ra do trào ngược dạ dày thực quản

=> XEM NGAY: Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng phải làm sao?

6. Trẻ bị dị ứng với môi trường

Một số trẻ có cơ địa dị ứng thường bị ho, kèm hắt hơi và sổ mũi trong môi trường có bụi, hoặc không khí lạnh. Dị ứng là tình trạng cơ thể trẻ phản ứng với các dị nguyên khi bé hít phải chúng. Trong đó các loại phấn hoa, lông thú, hay mạt bụi là những dị nguyên gây dị ứng thường gặp nhất.

7. Những nguyên nhân khác

Bao gồm: 

  • Trẻ nằm sai tư thế khi ngủ; 
  • Trẻ hít nhiều không khí khô; 
  • Ăn tối no hay quá muộn;
  • Phòng ngủ mất vệ sinh;
  • Xuất hiện dị vật ở đường thở; 
  • Dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp như bệnh lao phổi, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, ho gà, cảm cúm,…; 

Hướng dẫn 8 cách xử lý khi bé bị ho và nôn khi ngủ

Trẻ bị ho và nôn khi ngủ có thể gây lo lắng cho cha mẹ. Dưới đây là một số cách điều trị và xử lý tình trạng này:

vỗ ợ hơi phòng tránh tình trạng trẻ bị ho và nôn về đêm
Sau khi bú, phụ huynh nên để bé chơi một lúc để tránh tình trạng trẻ ho về đêm và nôn
  1. Rửa mũi cho trẻ với nước muối: Nhằm loại bỏ các dịch nhầy và vi khuẩn tồn tại trong khoang mũi của trẻ, kiểm soát cơn ho và dịch đờm nôn ói hiệu quả. 
  2. Đặt gối nâng đầu: Để tránh sự tràn dịch từ dạ dày lên họng và giảm nguy cơ nôn, bạn có thể đặt một gối phía dưới đầu của trẻ để nâng đầu lên khi trẻ ngủ. Điều này giúp duy trì độ cao cho phần trên của cơ họng và giảm nguy cơ nôn.
  3. Tránh thức ăn và đồ uống trước giờ đi ngủ: Hãy đảm bảo rằng trẻ không ăn và uống quá nhiều trước khi đi ngủ, đặc biệt là thức ăn và đồ uống có khả năng gây chảy dạ dày như sữa.
  4. Tạo môi trường ngủ thoải mái: Đảm bảo rằng trẻ có môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát và thoải mái. Điều này giúp trẻ ngủ ngon hơn và giảm nguy cơ bị ho và nôn.
  5. Tránh ăn sát giờ đi ngủ: Nếu có thể, hãy cố gắng đảm bảo rằng trẻ đã ăn cơm ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Điều này giúp tiêu hóa thức ăn trước khi trẻ nằm xuống ngủ và giảm nguy cơ nôn.
  6. Theo dõi tình trạng sức khỏe: Nếu tình trạng trẻ tiếp tục kéo dài và trở nên nghiêm trọng hoặc liên tục xảy ra, hãy thăm bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  7. Tránh cho trẻ nằm ngay sau khi ăn: Không đặt trẻ ngủ ngay sau khi ăn, tốt nhất hãy giữ cho trẻ ngồi hoặc đi lại từ 15 – 20 phút để tránh nguy cơ nôn.
  8. Dùng thuốc Tây: Trong trường hợp cần thiết, sau thăm khám bác sĩ có thể kê đơn sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm ho, nôn khi ngủ. Tùy theo độ tuổi có thể sử dụng loại thuốc khác nhau như thuốc giảm ho, thuốc tiêu đờm, kháng sinh, kháng histamine… dạng xịt, siro hoặc viên uống..

Cha mẹ không nên lơ là trước tình trạng bé bị ho và nôn khi ngủ. Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường kèm theo, cha mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Ho có đờm vàng là bị bệnh gì? Phương pháp điều trị HIỆU QUẢ NHẤT hiện nay

Ho có đờm vàng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp. Một số căn…

Ích phế Nam – Giải pháp vàng chữa bệnh ho cho bé

Bệnh ho ở trẻ nhỏ thường diễn biến phức tạp, dai dẳng và khó chữa dứt điểm hơn người lớn.…

Các loại thuốc tiêu đờm tốt nhất hiện nay cho người lớn

Đờm là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở đường hô hấp ở người lớn như…

Các loại thuốc tây trị ho có đờm hiệu quả cho người lớn [ĐỪNG BỎ QUA]

Terpin hydrate, Natri benzoate, Acetylcystein, Bromhexin,... là các loại thuốc tây trị ho có đờm cho người lớn, được sử…

Hướng dẫn chữa ho có đờm bằng mật ong đúng cách [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa ho có đờm bằng mật ong là phương pháp dân gian khá an toàn và hiệu quả, được nhiều…

Chia sẻ
Bỏ qua