Ho ra máu – Lao, Ung thư hay bị bệnh gì?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Ho ra máu là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như giãn phế quản, thuyên tắc phổi, bệnh lao hay thậm chí là ung thư phổi. Cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời. 

Ho ra máu là gì?

Ho ra máu là hiện tượng khạc ra máu từ cổ họng, đường hô hấp trên, phổi hay dạ dày khi ho. Trong y học, tình trạng này còn được gọi với thuật ngữ là xuất huyết.

ho ra máu
Ho ra máu là triệu chứng của nhiều bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp

Tùy mức độ bệnh nhẹ hay nặng, bạn có thể ho ra một lượng nhỏ đỏ tươi, hoặc đờm có vệt máu kèm bong bóng. Hoặc đôi khi máu màu đậm như bã cà phê, lẫn đờm và thức ăn nếu nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ hệ thống tiêu hóa.

Về bản chất, ho ra máu là triệu chứng của của một vấn đề nào đó về sức khỏe. Nó thường không xuất hiện đơn độc mà thường kèm theo một số dấu hiệu khác như:

  • Sốt
  • Đau tức ngực
  • Nhức đầu
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Sút cân không rõ lý do
  • Thở khò khè
  • Đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu

Nguyên nhân gây ho ra máu

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này, bao gồm:

nguyên nhân gây ho ra máu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ho ra máu như tổn thương phổi, giãn phế quản…

1. Nguyên nhân

  • Ho nặng kéo dài: Tình trạng này khiến cho các mạch máu dưới niêm mạc họng bị vỡ ra
  • Các nhiễm trùng ở ngực: Bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Bạn nên thận trọng với những căn bệnh này khi bị ho xuất huyết kèm theo các biểu hiện như sốt cao, khó thở, ho ra đàm đặc có màu xanh, màu vàng, chứa mủ , đau thắt ngực, đau đầu…
  • Giãn phế quản: Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho nhiều, khạc ra đàm hoặc máu, thở khò khè, khó thở…
  • Máu chảy từ mũi hoặc miệng xuống: Đôi khi, tình trạng chảy máu có thể xuất phát từ mũi hoặc miệng. Máu chảy xuống và đọng lại ở cổ họng gây kích thích khiến bạn bị ho khạc ra máu.
  • Dùng thuốc chống đông máu: Hiện tượng này còn xảy ra ở một số đối tượng đang được điều trị bằng các thuốc ngăn chặn quá trình đông máu như Warfarin, Dabigatran hoặc Rivaroxaban.
  • Thuyên tắc phổi: Bệnh xảy ra khi có sự hình thành của cục máu đông trong phổi. Nó khiến người bệnh bị khó thở đột ngột kèm đau ngực và có thể gây ho có máu.
  • Phù phổi: Phổi chứa đầy chất lỏng sẽ dẩn đến phù. Bệnh thường xảy ra ở những người có vấn đề về tim từ trước. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm: Khó thở dữ dội, thở khò khè, lo lắng, da tái xanh, ho khạc đờm lẫn tia máu, ra nhiều mồ hôi, phù chân, tăng cân do ứ dịch.
  • Ung thư phổi: Bạn có nhiều khả năng bị ho máu do ung thư phổi nếu trên 40 tuổi và có tiền sử hút thuốc lá nhiều.
  • Bệnh lao: Bệnh xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như phổi, hạch, màng tim, màng não hay bộ phận sinh dục… trong đó lao phổi là phổ biến nhất. Đây là một dạng nhiễm trùng phổi nghiêm trọng do vi khuẩn lao tấn công vào trong phổi. Chúng gây sốt, đổ nhiều mồ hôi, đau tức ngực, ho khạc đàm đôi khi vướng cả tia máu…
  • Các bệnh khác: Ung thư vòm họng hoặc ung thư khí quản, suy tim sung huyết, dị dạng động tĩnh mạch phổi, bệnh Dieulafoy

2. Yếu tố nguy cơ

  • Suy giảm hệ miễn dịch do nhiễm virus
  • Sử dụng thuốc lá hoặc ma túy trong thời gian dài
  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch
  • Trong gia đình có người bị lao
  • Mang thai
  • Nằm trên giường lâu ngày sau phẫu thuật
  • Dùng thuốc chứa chứa estrogen hoặc thuốc ức chế miễn dịch
  • Bị ngã hoặc chấn thương ở ngực

=> TÌM HIỂU THÊM: Triệu chứng ho nhiều về đêm là bệnh gì và cách trị như thế nào? [TÌM HIỂU NGAY]

Phương pháp chẩn đoán ho ra máu

Quá trình chẩn đoán ho ra máu sẽ được bắt đầu với việc kiểm tra thể chất. Một số câu hỏi liên quan cũng sẽ được bác sĩ đưa ra như:

  • Bạn bắt đầu bị ho ra máu từ khi nào? 
  • Tình trạng này diễn ra trong bao lâu rồi?
  • Lượng máu ho ra nhiều không?
  • Ngoài máu, bạn còn ho ra thứ gì khác không, chẳng hạn như đàm nhầy
  • Có triệu chứng nào khác đi kèm không? Chẳng hạn như tức ngực, khó thở, sụt cân nhiều, mệt mỏi…
  • Bạn có đang hút thuốc lá hoặc từng hút thuốc không? Số lượng hút?
  • Tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình. Các vấn đề về phổi, ung thư hoặc rối loạn chảy máu sẽ được bác sĩ đặc biệt quan tâm
  • Bạn có đang dùng thuốc hay thực phẩm chức năng nào không?…
chẩn đoán ho ra máu
Có rất nhiều kỹ thuật được thực hiện để chẩn đoán ho ra máu do bác sĩ chỉ định

Ngoài ra, còn có nhiều kỹ thuật như:

  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp CT scan
  • Nội soi phế quản
  • Tổng phân tích tế bào máu ( CBC)
  • Các xét nghiệm khác như Xét nghiệm nước tiểu, sinh hóa máu, xét nghiệm chức năng đông máu, phân tích khí máu động mạch, làm xung oxy…

5 phương pháp điều trị ho ra máu

Việc điều trị ho ra máu chủ yếu nhằm mục đích giảm ho, cầm máu và khắc phục nguyên nhân gây bệnh.

1. Dùng thuốc

thuốc chữa ho ra máu
Dùng thuốc là phương pháp điều trị nội khoa cho những trường hợp bị ho ra máu nhẹ
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho các trường hợp bị viêm phổi, lao phổi hoặc nhiễm trùng phế quản theo phác đồ của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê đơn Morphin nếu bạn bị ho ra máu nặng
  • Thuốc giảm ho, long đờm, giảm đau ở mức độ trung bình: Thường dùng là Terpin Codein
  • Thuốc cầm máu: Bao gồm các thương hiệu thuốc như Adrenoxyl, Adona hay Adrenosem… Chúng hoạt động bằng cách làm tăng sức bền cho thành mạch, làm giảm thời gian chảy máu.
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết: Trường hợp cấp cứu khẩn cấp, bác sĩ có thể dùng thuốc Acid tranexamique dạng tiêm tĩnh mạch. Sau đó chuyển sang dùng thuốc viên theo đường uống khi tình trạng này đã được kiểm soát ổn định.
  • Thuốc an thần: Diazepam được chỉ định ở liều thấp
  • Thuốc kháng viêm Steroid 
  • Thuốc hóa trị: Dùng cho các trường hợp nguyên nhân do ung thư

2. Thuyên tắc động mạch phế quản 

Còn được gọi là kỹ thuật nút động mạch phế quản. Phương pháp này được chỉ định để điều trị bệnh ở mức độ nhẹ đến nặng và trung bình tái phát. Trước khi tiến hành, bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn và thực hiện một số xét nghiệm như đo điện tim, kiểm tra chức năng đông máu và chức năng thận.

3. Nội soi phế quản

Thông qua nội soi phế quản, bác sĩ có thể đưa một số công cụ vào trong nhằm điều trị nguyên nhân gây ho ra máu và cầm máu. Chẳng hạn như bơm căng một quả bóng bên trong đường thở để cầm máu.

nội soi phế quản chữa ho ra máu
Một ca điều trị ho ra máu bằng phương pháp nội soi phế quản

4. Phẫu thuật

Bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp:

  • Bị ung thư: Phẫu thuật được chỉ định cho bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn sớm. Bác sĩ có thể kết hợp với xạ trị hoặc hóa trị để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư.
  • Có hiện tượng chảy máu nhiều ở phổi
  • Gây suy hô hấp
  • Người bệnh có tổn thương khu trú nhưng chức năng hô hấp vẫn đủ điều kiện để làm phẫu thuật.

5. Các phương pháp khác

  • Hút máu và dịch tiết ở đường hô hấp giúp thông khí phế nang, cho phép người bệnh hít thở dễ dàng hơn.
  • Thở ôxy, thở máy trong các trường hợp bị suy hô hấp nặng
  • Truyền máu bằng cách đặt đường truyền cỡ lớn để bù lại lượng máu đã mất và đảm bảo đủ khối lượng máu tuần hoàn.
  • Bổ sung các chất điện giải. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. 

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
7 cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi (có đờm, sổ mũi) CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Phụ huynh có thể áp dụng 8 cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi dưới đây để giúp con…

Hướng dẫn chữa ho có đờm bằng mật ong đúng cách [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa ho có đờm bằng mật ong là phương pháp dân gian khá an toàn và hiệu quả, được nhiều…

Kháng sinh trị ho chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ Thuốc kháng sinh trị ho – Khi nào nên dùng và có các loại nào?

Dùng thuốc kháng sinh trị ho là một trong những biện pháp trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, theo khuyến…

Khạc đờm màu trắng là dấu hiệu của bệnh gì và cách trị? Khạc đờm màu trắng là dấu hiệu của bệnh gì và cách trị?

Hiện tượng khạc đờm màu trắng xảy ra phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Trong…

Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ chữa bệnh ho uy tín

Theo báo cáo y tế hằng năm, bệnh ho bùng phát mạnh mẽ nhất vào thời điểm giao mùa. Đặc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua