Triệu chứng ho nhiều về đêm là bệnh gì và cách trị như thế nào? [TÌM HIỂU NGAY]

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Ho nhiều về đêm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Triệu chứng này có thể liên quan đến hàng loạt các bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe cần được trị y tế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà cũng có thể giúp ích.

ho về đêm
Tình trạng ho nhiều về đêm có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý, nhất là bệnh hô hấp

Ho nhiều về đêm là do bệnh lý nào gây ra?

Tình trạng ho nhiều về đêm thường sẽ khiến cho người bệnh mất ăn mất ngủ. Lâu dần sẽ khiến cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Triệu chứng này có thể là do thời tiết thay đổi do cơ thể bị thiếu sắt, do tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ho nhiều về đem còn liên quan trực tiếp đến các vấn đề bệnh lý. Chẳng hạn như:

1. Cảm cúm

Ho là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh cảm cúm. Và đa phần những bệnh nhân cảm cúm phàn nàn rằng họ thường bị ho nhiều hơn khi về đêm. Nguyên nhân là do vào ban đêm, lượng dịch nhầy ở mũi và cổ họng đều sẽ tăng lên gây kích ứng.

Bệnh cúm là do các virus cúm tấn công và gây nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ho nhiều thì người bệnh còn sẽ gặp các triệu chứng khác đi kèm. Ví dụ như sốt cao, ớn lạnh, hắt hơi, đau họng, đau cơ, dạ dày khó chịu, mắt nhạy cảm với ánh sáng…

2. Viêm xoang

Bệnh viêm xoang đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm phát sinh ngay tại lớp niêm mạc hô hấp lót bên trong các xoang cạnh mũi. Tình trạng phù nề sẽ gây tăng tiết nhầy làm tắc nghẽn xoang.

Ở bệnh lý này, tình trạng tiết nhầy sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Đặc biệt là khi ngủ, dịch nhầy sẽ có xu hướng chảy xuống phía cổ họng. Từ đó gây kích ứng niêm mạc cổ họng và làm phát sinh các cơn ho với mức độ dữ dội.

Nếu là do nhiều về đêm do viêm xoang thì có thể nhận diện qua các triệu chứng đi kèm sau đây:

  • Đau nhức khắp vùng mặt, nhất là trán và khu vực gò má
  • Dịch nhầy ứ đọng trong mũi và hốc xoang
  • Chảy nước mũi, dịch mũi thường màu vàng lục hay có mùi hôi.
  • Đau rát họng, hơi thở có mùi.
  • Nghẹt tắc mũi gây khó thở.
ho nhiều về đêm là bệnh gì
Bệnh viêm xoang có thể khiến tình trạng ho xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm

3. Dị ứng

Tình trạng này sẽ phát sinh khi người bệnh hít phải không khí có chứa các chất dị nguyên. Phấn hoa, mạt bụi, lông thú chính là những tác nhân gây dị ứng đường hô hấp thường gặp nhất.

Dị ứng sẽ khiến cho người bệnh gặp phải các triệu chứng như ho về đêm, hắt hơi, ngứa mũi, mắt hay nóng rát ở cổ họng. Nếu bạn bị ho nhiều về đêm trong thời gian dài mà không biết lý do thì dị ứng chính là một nguyên nhân đáng nghi gây ra sự khó chịu.

4. Hen suyễn

Tình trạng ho nhiều về đêm có thể liên quan trực tiếp đến bệnh hen suyễn. Ở bệnh lý này, triệu chứng ho sẽ xuất hiện thường xuyên hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột. Hoặc điển hình là khi tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng như mạt bụi, lông thú, phấn hoa…

Đặc biệt, bệnh viêm xoang còn khiến cho đường thở bị viêm và thu hẹp, cùng với đó việc thở cũng trở nên khó khăn hơn. Trường hợp ngủ ở tư thế nằm ngang thì luồng không khí đi vào đường thở sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó gây ho và khó thở cho người bệnh.

Hen suyễn không chỉ gây ho nhiều về đêm mà còn kích hoạt đồng thời cùng các triệu chứng như:

  • Khó thở, thở khò khè
  • Đau và co thắt ở vùng ngực.
  • Người luôn cảm thấy mệt mỏi, không tập trung.
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

XEM THÊM: Ho nhiều về đêm có đờm – Nguyên nhân và cách trị

5. Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng xuất hiện khi virus hay vi khuẩn mắc kẹt ở trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và gây ra những ổ nhiễm trùng. Đây chính là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng ho nhiều về đêm.

Đây là bệnh lý có thể đe dọa đến cả tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bệnh có nguy cơ cao xuất hiện ở cả trẻ nhỏ sau một đợt cảm cúm.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm bao gồm:

  • Khó thở, thường xuyên thở nhanh, thở gấp.
  • Sốt hay ớn lạnh run người.
  • Ho dai dẳng kéo dài.
  • Lồng ngực lõm xuống.
  • Tím tái khắp người.

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Tình trạng này thường phát sinh khi acid dịch vị dạ dày tăng tiết, cùng với đó là van thực quản đóng mở không đúng cách, cho phép acid trào ngược lên. Trào ngược có thể diễn ra vào ban đêm, ngay cả trong lúc ngủ khiến người bệnh gặp phải những cơn ho đột ngột.

ho khó thở về đêm
Ho nhiều về đêm cũng có thể do những cơn trào ngược dạ dày thực quản gây ra

Ho nhiều về đêm do trào ngược dạ dày thực quản có thể đi kèm với các triệu chứng như:

  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Khó nuốt, đau tức vùng thượng vị và vùng ngực.
  • Có vị chua trong miệng hay hôi miệng.

7. Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản phát sinh khi niêm mạc phế quản từ nhu mô phổi đến thanh quản bị các phản ứng viêm tấn công. Nó có thể dẫn tới hàng loạt các vấn đề khác như viêm mũi, họng và cả thanh quản…

Bệnh lý này thường phát triển do nhiễm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp. Triệu chứng mà bệnh gây ra thường là ho có đờm vàng, xanh vào ban đêm. Mệt mỏi, ớn lạnh, sốt và khó thở là những dấu hiệu khác có thể đi kèm.

8. Bệnh lao phổi

Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi trùng lao gây ra. Ho nhiều có thể là ho khan, ho có đờm hay thậm chí là ho ra máu đều có thể là những triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, cơn ho có thể diến biến nặng nề hơn về đêm.

Có thể nhận biết ho do lao phổi thông qua các triệu chứng đi kèm như sau:

  • Đau ngực, thỉnh thoảng còn khó thở.
  • Cơ thể luôn luôn mệt mỏi.
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh khi về chiều.
  • Chán ăn, gầy yếu.
  • Đổ mồ hôi trộm về đêm.

Ngoài ra, tình trạng ho nhiều về đêm còn có thể là do có dị vật mắc trong cổ họng, bệnh ho gà hay là do nhiều bệnh lý liên quan khác. Tuy nhiên, dù cho bất cứ nguyên nhân nào gây ra thì người bệnh cũng cần can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính mình.

ĐỌC NGAY: Ho Đờm Có Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm? Điều Cần Biết

Các giải pháp khắc phục ho nhiều về đêm tại nhà

Nếu chỉ bị ho do dị ứng hay nhiễm virus thì các biện pháp điều trị tại nhà có thể đáp ứng. Còn với trường hợp là do bệnh lý thì những cách dưới đây cũng có thể hỗ trợ rất tốt:

1. Trà mật ong gừng

Gừng có vị cay, tính ấm lại kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Vị thuốc này có tác dụng làm loãng dịch đờm, ức chế hoạt động của vi khuẩn và virus rất tốt. Đồng thời có thể hỗ trợ làm giảm ho. Cùng với đó khi kết hợp với mật ong sẽ giúp làm giảm kích ứng và làm dịu niêm mạc cổ họng.

ho nhiều về đêm có đờm
Có thể uống trà gừng mật ong để làm dịu niêm mạc cổ họng

Cách thực hiện:

  • Cần có 50g gừng, cạo vỏ, rửa sạch và thái thành sợi nhỏ.
  • Cho vào ly và đỏ thêm 150ml nước sôi nóng vào.
  • Để trong 15 phút rồi thêm 2 thìa cà phê mật ong vào và khuấy đều.
  • Nên uống trực tiếp khi còn ấm vào trước lúc đi ngủ.

2. Dùng ô mai mơ trị ho

Trường hợp bị ho nhiều về đêm có đờm thì sử dụng ô mai mơ là cách vừa an toàn lại hiệu quả. Nguyên liệu này có tác dụng tiêu đờm, làm giảm ho và dịu cổ họng đang bị đau rát. 

Cách thực hiện

  • Sử dụng 4 hoặc 5 quả ô mai mơ.
  • Cho vào tách hãm với khoảng 150ml nước sôi ấm trong 15 – 20 phút.
  • Sử dụng trà ô mai mơ đã hãm uống từng ngụm nhỏ.
  • Sau khi uống hết nước thì ăn cả cái để nhận được hiệu quả tốt hơn.

3. Lê chưng đường phèn

Sử dụng lê chưng đường phèn là cách trị ho nhiều về đem rất an toàn. Nó có thể đáp ứng tốt với trường hợp đối tượng là bà bầu và trẻ nhỏ. Lê khi kết hợp với đường phèn sẽ có sẽ có tác dụng giảm đau rát họng và làm dịu cơn ho, đồng thời hỗ trợ tăng cường đề kháng cho người bệnh. 

triệu chứng ho khó thở về đêm
Lê chưng đường phèn là giải pháp an toàn khi bị ho nhiều về đêm

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 quả lê tươi đem gọt vỏ rồi cắt thành nhiều miếng vuông vừa ăn.
  • Cho thêm vài sợi gừng tươi cùng 1 ít đường phèn và hấp cách thủy trong 15 phút.
  • Dùng ăn trực tiếp khi còn ấm nóng.

4. Chườm ấm cổ giúp giảm ho về đêm

Nếu bạn đang thường xuyên gặp rắc rối với tình trạng ho nhiều về đêm thì nên thử cách chườm ấm quanh vùng cổ. Nhiệt độ ấm sẽ giúp kích thích tích cực đến niêm mạc cổ họng và hỗ trợ làm giảm ho hiệu quả. Ngoài ra, cách này còn giúp người bệnh được thư giãn rất tốt.

Cách thực hiện

  • Cần có 1 chiếc khăn tay cùng 1 ít nước ấm.
  • Dùng thăm thấm vào nước ấm rồi vắt cho khô bớt.
  • Đặt khăn lên 2 bên cổ cho đến khi khăn nguội hẳn.
  • Có thể thực hiện vào trước khi đi ngủ hay bất cứ khi nào cơn ho xuất hiện.

5. Xông hơi với tỏi

Hoạt chất Allicine trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn mạnh có thể dùng để tiêu diệt virus cũng như vi khuẩn tấn công đường hô hấp trên. Nếu thường xuyên bị ho nhiều về đêm thì người bệnh có thể dùng tỏi để hỗ trợ khắc phục triệu chứng.

Cách đơn giản nhất trong trường hợp này là dùng tỏi để xông hơi. Biện pháp này rất khả quan trong việc làm loãng dịch đờm, đồng thời ức chế tác nhân gây hại và khai thông đường thở.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 2 lít nước sôi nóng.
  • Bóc khoảng 7 – 10 tép tỏi tươi, đem đập dập hay giã nát rồi cho vào nước sôi.
  • Dùng trăn trùm kín đầu và ghé sát mặt vào xông hơi khoảng 15 phút.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần trong liên tục vài ba ngày để nhanh chóng khắc phục triệu chứng.
ho về đêm
Có thể thử xông hơi với tỏi để hỗ trợ kháng viêm và khai thông đường thở

** Chú ý: Khi xông hơi cần giữ khoảng cách an toàn với mặt nước để tránh gây kích ứng da. Đồng thời nên hít thở sâu để tinh dầu tỏi có thể len lỏi vào khoang mũi cũng như cổ họng

BẬT MÍ: 4 Cách trị ho bằng tỏi hiệu quả có thể dùng cho mọi đối tượng

6. Các biện pháp chăm sóc khác

Ngoài các cách trị ho nhiều về đêm được đề cập ở trên thì người bệnh cũng cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc tại nhà. Do đó, để hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng, người bệnh nên:

  • Uống nhiều nước, ngoài nước ấm thì bạn có thể bổ sung thêm nước ép rau củ hay trái cây để giúp cơ thể tăng cường đề kháng. Khi bị ho nhiều về đêm, người bệnh cần hạn chế uống sữa bởi sữa có thể làm tăng lượng đờm, đồng thời khiến cơn ho dai dẳng kéo dài.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý để dẫn lưu dịch mũi ra ngoài và loại bỏ các tác nhân gây kích ứng.
  • Dùng nước muối để súc miệng hằng ngày nhằm sát khuẩn cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
  • Khi thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí quá thấp nên sử dụng máy tạo độ ẩm, nhất là vào ban đêm khi ngủ.
  • Người bệnh có thể dùng tinh dầu khuynh diệp để thoa xung quanh cổ và mũi giúp tránh gió, giảm ho và tắc nghẽn mũi.
  • Việc tắm nước ấm trước khi ngủ cũng là một cách chăm sóc tốt. Cách này giúp người bệnh được thư giãn, đồng thời hỗ trợ làm dịu niêm mạc mũi họng và làm giảm ho nhiều về đêm.
  • Giữ ấm cho cơ thể, bịt kín khẩu trang khi đi ra ngoài, đồng thời tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hay môi trường ô nhiễm hoặc có chứa dị nguyên dễ gây kích ứng.

Ho nhiều về đêm là triệu chứng tưởng chừng như không nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Cần chú ý chăm sóc và thăm khám bác sĩ khi cần thiết để tránh những vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

THAM KHẢO THÊM

Ngày đăng 21:30 - 19/12/2023 - Cập nhật lúc: 21:41 - 19/12/2023
Chia sẻ:
5 cách trị ho bằng rau tần dày lá hiệu quả cho mọi đối tượng

Cách trị ho bằng rau tần dày lá là mẹo dân gian có từ xa xưa. Hiện nay, mẹo này…

Hướng dẫn cách điều trị ho không kháng sinh cho trẻ. Lời khuyên từ chuyên gia

Do sức đề kháng chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ em trở thành đối tượng…

Ho khan kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Ho khan kéo dài gây đau rát cổ họng, gây khó khăn cho việc nói, nuốt thức ăn... Tình trạng…

Chuyên Gia Đánh Giá Về Hiệu Quả Bài Thuốc Ho Ích Phế Nam Của Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

Ích Phế Nam là bài thuốc trị ho nổi danh của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân…

Lá bạc hà có thể dùng để trị chứng ho hiệu quả. Cách dùng lá bạc hà trị ho hiệu quả cho mọi đối tượng [THAM KHẢO NGAY]

Dùng lá bạc hà trị ho là mẹo dân gian hiệu nghiệm. Vì bạc hà có vị the mát, tính…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua