Bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho là bị gì & cách trị?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bé có đờm nhưng không ho là dấu hiệu của những bệnh lý về đường hô hấp và số ít các bệnh truyền nhiễm. Nếu như phụ huynh chủ quan trong điều trị có thể khiến lượng đờm đặc tắc nghẽn trong hầu họng của bé gây khó thở, ngưng thở đột ngột. 

 bé có đờm ở cổ nhưng không ho
Tình trạng trẻ có đờm trong họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu của các vấn đề ở hệ hô hấp

Nguyên nhân bé có đờm nhưng không ho

Như đã đề cập, tình trạng đờm trong cổ họng bé có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là các vấn đề ở hệ hô hấp. Đờm chính là chất nhầy được các tế bào tiết ra từ đường hô hấp dưới. Trong đờm bao gồm hỗn hợp protein và chất lạ mà phổi hít vào, đờm cũng bao gồm tế bào miễn dịch hay các tế bào bạch cầu.

Chất nhầy là một thành phần quan trọng của đờm được tiết ra để làm sạch các vật lạ trong đường thở và tống chúng ra khỏi phổi. Một lượng đáng kể các tế bào miễn dịch có trong đờm giữ nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn để chứng không thể tồn tại trong phổi và gây ra nguy cơ nhiễm trùng.

Đối với những trường hợp hệ hô hấp bị nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ có trong đờm và khiến lượng đờm này đổi màu hoặc có mùi. Nếu không được loại bỏ khỏi cơ thể, đờm có thể tắc nghẽn và gây ra những khó khăn nhất định khi hô hấp.

Trường hợp bé có đờm nhưng không ho, tuy nhiên vẫn ăn uống, vui chơi bình thường và không có triệu chứng bất thường nào kèm theo thì phụ huynh không nên hoảng hốt. Do cấu tạo của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh khác với người lớn, dạ dày của bé nằm ngang và điều này khiến trẻ thường xuyên bị nôn trớ có đờm không ho. Chất dịch nhầy mà bé nôn ra không hẳn là đờm, đó có thể là dịch dạ trào ngược lên thực quản.

bé có đờm nhưng không ho
Đờm ở hầu họng khiến bé khó nuốt, dễ nôn trớ sau khi ăn

Nguyên nhân có đờm ở trong vòm họng nhưng không ho chính là triệu chứng thường thấy trong một số bệnh lý ở tai mũi họng. Ở bệnh bệnh viêm xoang, viêm amidan, nhất là chứng bệnh viêm họng thường xuất hiện những tổn niêm mạc gây kích ứng cơ chế sản sinh đờm. Những nguyên nhân này có thể thúc đẩy cơn ho hoặc không, tùy đối tượng và độ tuổi, cơ địa của trẻ. Ngoài ra, một phần trẻ có đờm do bệnh sởi, bệnh phổi hoặc thủy đậu,….

Dựa vào màu sắc của đờm mà phụ huynh có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của bé. Trường hợp bé nôn ra đờm màu trắng xanh có thể trẻ đã mắc bệnh hô hấp nào đó. Nếu như đờm có màu trắng đục, có thể bé đang mắc bệnh viêm đường hô hấp như bệnh viêm họng cấp, viêm mũi…

Trường hợp trẻ thường xuyên nôn trớ ra đờm màu xanh, đặc quánh, đây là dấu hiệu viêm đường hô hấp do vi khuẩn tấn công. Phụ huynh cần cảnh giác nếu như trẻ nôn trớ ra đờm trắng đục như mủ, đặc quánh và có mùi hôi. Đây có thể là dấu hiệu bệnh hô hấp chuyển sang mãn tính.

Để có thể biết chính xác bé có đờm nhưng không ho là do nguyên nhân nào thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ khám, chẩn đoán và có kết luận.

Dấu hiệu trẻ viêm họng có đờm nhưng không ho

Viêm họng là bệnh lý phổ biến xảy ra khi thời tiết thay đổi, hoặc do ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt, ăn uống. Nhiễm lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ, nhưng đa số trẻ bị viêm họng ở giai đoạn đầu không có triệu chứng ho. Đây là bệnh viêm đường hô hấp xuất hiện đờm trong cổ họng. Để nhận biết đặc trưng viêm họng để điều trị bệnh nhanh khỏi cho bé, phụ huynh nên chú ý những biểu hiện sau:

  • Trẻ có sốt và quấy khóc hoặc khó chịu khi bú mẹ hoặc nuốt thức ăn.
  • Trẻ có biểu hiện đau ở cổ đối với những trẻ đã lớn, nhau nuốt khó khăn.
  • Có thể xuất hiện kèm theo hạch ở hai bên gần mang tai, ấn vào trẻ khóc vì đau.
  • Vòm họng tấy đỏ, bé có biểu hiện biếng ăn, thường hay quấy không ngủ được.

Ngoài ra, khi trẻ bị viêm họng do virus thì có thể đi kèm cùng những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, cơ thể đau nhức, mệt mỏi. Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ, thường xuyên quấy khóc, không chịu chơi, không ho nhưng thường xuyên khò khè… Chính và vật bố mẹ cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mặc dù viêm họng không nguy hiểm nhưng bệnh sẽ chuyển biến bệnh nhanh ở trẻ và gây ra những hệ lụy khó lường.

Bé có đờm không ho có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đờm ở trẻ mà tình trạng này có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đối với chứng trào ngược thông thường, trẻ chỉ cảm thấy khó chịu trong thời gian nhất định. 

bé có đờm nhưng không ho
Nếu như bé có đờm ở cổ nhưng không ho không kèm theo các triệu chứng bất thường thì phụ huynh không nên lo lắng

Đờm xuất hiện nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, cũng như sức khỏe trẻ. Tình trạng nôn trớ diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến hoạt động dạ dày co bóp thường xuyên, đôi khi bé nôn ra thức ăn và lâu dài gây thiếu hụt sinh dưỡng. Nôn trớ nhiều cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở đối tượng trẻ sơ sinh.

Ảnh hưởng lớn nhất là khi bé có đờm nhưng không ho, đờm làm tắc nghẽn đường thở khiến bé hô hấp nặng nề.  Tình trạng nghẹt mũi có thể gây trở ngại khi bé bú và ngủ. Vì thế nếu cổ họng bé có đờm, tiếng thở thường nghe thấy khò khè là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh sẽ không thể tự dùng sức để trục xuất đờm được, đờm nhiều tạo điều kiện để vi khuẩn phát sinh và kéo dài thời gian mắc bệnh lâu hơn người lớn.

Phụ huynh cần làm gì khi bé có đờm nhưng không ho?

Một số phương pháp long đờm, tiêu đờm tự nhiên từ các loại nguyên dược liệu được áp dụng để làm tan đờm tự nhiên. Với trẻ sơ sinh thì việc chăm sóc đúng cách kết hợp với dùng thuốc long đờm, tiêu đờm sẽ cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn. Thay vì sử dụng thuốc thì cha mẹ nên áp dụng những phương pháp sau cho con:

Dùng lê và củ cải trắng

Chuẩn bị

  • Lê 1 kg
  • Củ cải trắng 1kg
  • Gừng tươi 250g
  • 2 thìa mật ong

Cách thực hiện

  • Đem lê gọt vỏ ép lấy nước, tương tự với lê đem rửa sạch ép lấy nước.
  • Gừng cạo vỏ rồi đem đi rửa sạch, ép lấy nước cốt
  • Cho tổng hợp các loại nước ép lê, nước ép củ cải trắng vào nồi đun sôi.
  • Thêm mật ong vào nguyên liệu đun đến khi hỗn hợp sền sệt quánh thì tắt bếp.
  • Để hỗn hợp nguội bớt cho vào lọ thủy tinh dùng dần trong 1 tháng. 
  • Mỗi làn cho bé uống 1 thìa hỗn hợp với 1 cốc nước ấm, nên uống sau khi ăn 30 phút.
 bé có đờm ở cổ nhưng không ho
Dùng của cải trắng ép lấy nước cho trẻ uống sẽ giúp giảm đờm hiệu quả

Hành tây và đường phèn

Chuẩn bị

  • 1 củ hành tây
  • 3 viên đường phèn

Cách thực hiện

  • Hành tây 1 củ bóc vỏ, sau đó đem đi rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Cho hành tây vào bát cùng với đường phèn và 1 thìa nước để hấp cách thủy. 
  • Lọc lấy nước cho bé uống mỗi lần 1 thìa cà phê và uống liên tục  2 – 3 lần/ngày.
  • Sau 2 – 3 ngày tình trạng đờm đặc tự nhiên hóa lỏng và giảm hẳn.

Dùng lá húng chanh, lá hẹ

Chuẩn bị

  • 5 quả quất non
  • 3 thìa canh đường phèn
  • 1 nắm hẹ nhỏ
  • 25 lá húng chanh
  • 2 – 3 lát gừng.

Cách thực hiện:

  • Cho vào cối lá húng chanh, hẹ và gừng cùng với một ít nước, đem xay nhỏ.
  • Lọc lấy phần nước đã xay cho vào bát, cùng với quất non thái lát chưng cách thủy, cuối cho vào 2 – 3 viêm đường phèn.
  • Đun nồi hấp cách thủy trong vòng 30 phút cho đến khi đường tan hết, sau đó bỏ ra lọc bã lấy nước cốt, ngày dùng 3-4 lần/ ngày.
  • Thực hiện mỗi khi trẻ bị ho hoặc có đờm không ho để làm dịu cổ họng và long đờm hiệu quả.

Cho trẻ uống mật ong chanh

Chuẩn bị

  • 1 quả chanh tươi
  • 3 thìa mật ong lớn.

Cách thực hiện

  • Pha 2 thìa mật ong nguyên chất cùng với 5 thìa nước lọc và 5 thìa nước cốt quả chanh tươi.
  • Cho bé uống hỗn hợp vào buổi sáng khi chưa cho bé ăn gì, có thể pha hỗn hợp cùng 100ml nước ấm cho dễ uống.
  • Sau khi bé uống hỗn hợp, tác dụng của mật ong và chanh sẽ ngấm vào cổ họng của bé, sau đó bé sẽ nôn trớ ra nhiều đờm.

Tham khảo: Cách Vỗ Rung Long Đờm Cho Trẻ Và Lưu Ý Khi Thực Hiện

Chăm sóc trẻ đúng cách khi bé có đờm nhưng không ho

Đa số cha mẹ chủ quan khi chăm sóc bé, thay vào đó phụ huynh thường chú trọng đến việc cho bé uống thuốc để điều trị bệnh đạt hiệu quả nhanh hơn. Tuy nhiên, cách chăm sóc của cha mẹ sẽ quyết định phần lớn sức khỏe của bé. Quan trọng nhất là tăng cường đề kháng và tống đờm ra khỏi hầu họng giúp bé bằng những lưu ý sau:

bé có đờm ở cổ nhưng không ho
Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên để phòng tránh vi khuẩn gây bệnh phát sinh

Chế độ ăn uống khoa học

  • Không nên cho bé ăn thức ăn và đồ uống làm tăng sản sinh ra nhiều đờm nhớt hơn như sữa chua, bơ, pho mát…
  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ (nếu trẻ dưới 6 tháng) và cho bé uống nước bổ sung (trẻ trên 6 tháng) để tăng hoạt động loại thải đờm khỏi cơ thể.
  • Hạn chế những thực phẩm được chế biến từ đậu này sẽ khiến cổ họng bé ứ đọng chất nhầy và tăng thêm nhiều đờm hơn.
  • Thường xuyên cho bé uống nước trái cây (với trẻ trên 6 tháng) để cổ họng thông thoáng và tống đờm ra ngoài dễ hơn. Ngoài ra cũng nên bổ sung nước canh, súp cho bé khi cần thiết.
  • Cho bé ăn thực phẩm  lỏng, ấm để giảm sự tắc nghẽn đờm, bé dễ nuốt và tránh tình trạng nôn trớ xảy ra. Nếu trẻ nôn sau khi ăn thì phụ huynh nên cho bé ăn sau đó 1h.
  • Cho bé uống nước ấm, hoặc sữa ấm để làm loãng đờm hoặc uống trà pha mật ong, quế sẽ là cổ họng bé sạch và thoáng hơn.

Môi trường sống

  • Không gian vui chơi và nghỉ ngơi của trẻ cần được đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng không bụi bẩn và khói.
  • Phụ huynh cần vệ sinh đồ chơi của bé sạch sẽ, vệ sinh sau khi trẻ chơi xong, tránh để bé ngậm đồ chơi.
  • Tạo điều kiện để trẻ vui chơi ở nơi thoáng mát, khi trẻ hít thở không khí trong lành, thoáng đãng thì sức đề kháng sẽ được tăng cường.
  • Khi trẻ có đờm trong cổ họng nhưng không ho, bé có biểu hiện thở khò khè thì phụ huynh không nên cho bé nằm điều hòa.
  • Đảm bảo không khí trong phòng cần duy trì được độ ẩm, điều này sẽ giúp đờm nhầy loãng, dễ tống ra ngoài hơn. 

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

  • Mặc dù trẻ có thể bị bệnh nhưng phụ huynh vẫn cần vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm thường xuyên, đảm bảo phòng tắm không có gió lùa.
  • Vệ sinh tay và răng miệng cho trẻ trước  và sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn gây viêm.
  • Nếu trẻ bị viêm họng, phụ huynh hãy cho bé thường xuyên súc miệng nước muối loãng nồng độ 5%. Mỗi ngày súc miệng từ 5 – 7 lần để có thể đạt được hiệu quả.

Phòng trường hợp trẻ ngạt đờm

Phụ huynh cần cảnh giác trước tình huống xấu nhất là trẻ có thể bị ngạt đờm khi ngủ, hoặc khi đùa giỡn. Nếu như trẻ bị ngưng thở do ngạt đờm, phụ huynh nên xử lý như trường hợp trẻ bị hóc dị vật, cho bé nằm sấp giữa cánh tay của bạn, sau đó cho đầu của em bé thấp hơn so với phần còn lại của cơ thể. Bạn tì cẳng tay của bạn trên chân để hỗ trợ sơ cứu cho bé.

Sau đó vỗ lưng cho em bé một cách nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, dùng lòng bàn tay chụm lại vỗ 5 lần vào giữa lưng. Cùng lúc đó trẻ vẫn cần được đưa đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý. Nhận biết trẻ bị ngạt đờm qua dấu hiệu cơ thể tím tái, ngưng thở. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện hô hấp khó khăn do đờm, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được điều trị dứt điểm bệnh lý hô hấp và tìm ra nguyên nhân chính gây ra ứ đọng đờm ở trẻ.

bé có đờm nhưng không ho
Rửa mũi và hút đờm cho trẻ thường xuyên để phòng tình trạng dịch đờm tắc nghẽn tại hệ hô hấp của bé

Bài viết đã lý giải những thông tin xoay quanh vấn đề trẻ có đờm nhưng không ho. Tình trạng bé có đờm nhưng không ho kéo dài sẽ gây mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt vào ban đêm. Vì thế phụ huynh cần theo dõi tình trạng trẻ thường xuyên, nếu triệu chứng kéo dài trên 2 ngày mà không khỏi cần đưa bé thăm khám và tìm hiểu nguyên gây gây bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Ích phế Nam – Giải pháp vàng trị ho có đờm tại nhà được kết tinh từ nền y học cổ truyền

Những bài thuốc trị ho có đờm phổ biến nhất hiện nay đến từ các sản phẩm Tây y, chữa…

Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang ĐẶC TRỊ ho khan, ho dai dẳng, ho kéo dài Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang ĐẶC TRỊ ho khan, ho dai dẳng, ho kéo dài

Thanh hầu bổ phế thang chữa ho khan, ho dai dẳng, ho kéo dài là một trong những bài thuốc…

Sử dụng lá húng quế trị ho là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay Lá húng quế trị ho HIỆU QUẢ cho cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn

Dùng lá húng quế trị ho là mẹo dân gian lành tính và đem lại hiệu quả tương đối tốt.…

Các loại bệnh ho Các Loại Bệnh Ho Thường Gặp và Cách Phân Biệt, Xử Lý

Ho là một trong những dấu hiệu bệnh lý cho thấy sức khỏe người bệnh đang gặp vấn đề. Tuy…

Bệnh ho gà là gì, điều trị thế nào Bệnh ho gà là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Ho gà là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp mang tính chất cấp tính, bệnh ho gà phát triển…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua