Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt – Bệnh lý thường gặp, dễ điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Khi mắc phải căn bệnh này, làn da của trẻ bị ửng đỏ, rớm máu, mụn vỡ khiến trẻ vô cùng đau đớn, khó chịu.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt khá phổ biến hiện nay

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt là tình trạng rất thường hay gặp khiến các bé thường xuyên bị ngứa ngáy, khó chịu, nổi mụn đỏ khắp người. Chỉ cần gãi ngứa đã rất dễ khiến mụn vỡ, làn da bị trầy xước, rớm máu và hàng loạt các vấn đề tổn thương đến da.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt
Trẻ thường xuyên bị ngứa, đỏ da, nổi mụn, khó chịu ở mặt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt như:

  • Môi trường nhiều bụi bẩn, ô nhiễm gây ra tình trạng ứ tắt, tích tụ bụi bẩn trên làn da của trẻ
  • Việc vệ sinh, tắm rửa cho bé không sạch, không thoát được mồ hôi,…
  • Mẹ cho bé mặc quá nhiều quần áo gây ứ động, bít tắt, mồ hôi bài tiết không được
  • Bé bị sốt cao, thân nhiệt tăng khiến lượng mồ hôi tiết ra càng nhiều hơn bình thường dẫn đến hiện tượng rôm sảy
  • Trẻ bị kích ứng với các thành phần của sản phẩm tắm gội, nước giặt xả quần áo. 

Trong đó, nguyên nhân chính là do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhưng hệ điều hòa thân nhiệt chưa phát triển chưa hoàn chỉnh dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Điều này sẽ khiến cho mao mạch trên da nhanh chóng bị giãn ra tạo điều kiện thuận lợi để bụi bẩn và các loại vi khuẩn xâm nhập ứ đọng trên da và gây rôm sảy cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Mặc dù vậy, các mẹ cũng không nên quá chủ quan. Các nốt mụn sẽ nhanh chóng vỡ ra, bong tróc, tạo thành từng mảng, khiến trẻ ngứa ngáy và thường xuyên quấy khóc. Nếu không chăm sóc da và điều trị rôm sảy đúng cách, trẻ sẽ rất dễ đối diện với nguy cơ bị mụn mủ, thậm chí là nhiễm trùng huyết.

Phương pháp điều trị khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

Với tình trạng trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Tùy thuộc vào tình trạng rôm sảy của bé ở mức độ nào, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tuy nhiên, vì rôm sảy xuất hiện ở mặt nên việc chữa trị sẽ phức tạp hơn những khu vực khác. Bên cạnh đó, điều trị không đúng cách có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho làn da của trẻ. Tốt nhất, các mẹ nên thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bé.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt
Thoa kem giúp giảm tình trạng rôm sảy ở mặt cho bé

Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc như Lanolin, Calamine, Steroid,… Những loại thuốc này khi thoa lên mặt sẽ giúp làm lành các tổn thương ở da, tái tạo cấu trúc da mới. Đặc biệt, thuốc có tính kháng viêm cao, có khả năng giảm ngứa, giúp trẻ dễ chịu, thoải mái hơn.

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị cho trẻ, các mẹ không nên bôi quá nhiều. Đồng thời, phụ huynh chỉ nên bộ một phần da của trẻ, nếu bị kích ứng thì nên dừng lại. Đặc biệt, Steroid chỉ được sử dụng trong trường hợp làn da mặt của bé bị rôm sảy ở mức độ nặng. Nếu da bé quá mỏng, bạn không nên sử dụng để chữa trị cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt

Bên cạnh việc điều trị, chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt có vai trò rất quan trọng. Để bệnh nhanh chóng khỏi, các mẹ cần phải chú ý một số điều nên và không nên trong việc chăm sóc trẻ được chia sẻ dưới đây.

Điều nên làm:

  • Vệ sinh, tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, thường xuyên. Với làn da mặt, mẹ nên sử dụng khăn sạch lau nhẹ nhàng, tránh trầy xước da bé.
  • Sử dụng phấn rôm sảy để thoa lên da mặt trẻ. Các mẹ nên sử dụng phấn khô ráo, không gây nhờn rít, bít lỗ chân lông.
  • Nếu làn da bị rôm sảy của trẻ xuất hiện nhiều mủ, phụ huynh không nên thoa bất cứ loại thuốc nào mà hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám sớm.
  • Sử dụng nước muối để vệ sinh da mặt cho bé
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho con, tránh gây kích ứng, ảnh hưởng đến làn da của bé.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, đảm bảo quần áo trẻ đang mặc luôn khô thoáng.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng cho trẻ, nhất là các loại vitamin C. Thành phần này sẽ giúp tái tạo các tế bào da, giúp làn da nhanh chóng lành các tổn thương.
  • Thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ, đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết nóng bức.
  • Cho các bé uống đủ nước mỗi ngày. Các mẹ nên cho trẻ uống nước đều đặn, không để đến khi bé khát mới cho uống.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt
Vệ sinh da sạch sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh rôm sảy ở mặt

Điều không nên thực hiện:

  • Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt tuyệt đối không được sử dụng nước lá để tắm khi da trẻ đang bị trầy xước.
  • Không được dùng tay để nặn mụn vì rất dễ gây nhiễm trùng da.
  • Khi là da của bé bị trầy xước, tổn thương, bạn không được thoa phấn rôm.
  • Không được massage da cho bé bằng dầu oliu, dầu dừa vì sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bít và xuất hiện nhiều rôm sảy hơn.
  • Không sử dụng sữa tắm, xà phòng vì các sản phẩm này có chứa chất tạo mùi, khiến làn da bị kích ứng, nhiễm trùng.
  • Không được đưa trẻ đến những nơi đông người chỉ khi thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, nếu đưa các bé đi, bạn nên đội mũ rộng vành, tránh tình trạng trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Không nên cho trẻ uống sữa chứa nhiều đường.
  • Mặc quần áo hoặc bỉm cho bé không đúng như kích thước
  • Không được cho trẻ tiếp xúc với các loại chất bẩn, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Không nên dùng tay để thoa thuốc trực tiếp trên làn da của bé vì sẽ rất dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm da. Tốt nhất, các mẹ nên sử dụng tăm bông lấy thuốc để đảm bảo an toàn.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt là bệnh lý rất thường hay gặp nhưng lại tương đối dễ điều trị. Vốn dĩ bệnh lý này có thể tái phát nhiều lần nên các mẹ cần chú ý đến sức khỏe và làn da của con. Khi điều trị bệnh cho bé, bạn cần phải thực hiện kiên trì và tiến hành đúng các yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

→ Có thể bạn quan tâm: 7 Cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả từ các thảo dược dễ tìm

Chia sẻ:
viêm da dầu ở đầu Viêm da dầu ở đầu: Phòng ngừa đúng cách bệnh không tái phát

Viêm da dầu ở đầu là tình trạng viêm nhiễm ở trên da đầu, viêm nang tóc. Tình trạng này…

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mề đay Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mề đay, dị ứng 10 người dùng 9 người khỏi

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc đặc trị mề đay nổi danh do Trung tâm Thuốc dân tộc…

Dày sừng nang lông là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Dày sừng nang lông là một dạng bệnh da liễu phổ biến không quá nguy hiểm. Tổn thương thường xuất…

Chữa hắc lào tại nhà là khuynh hướng được nhiều người lựa chọn 8 Cách Chữa Hắc Lào Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Những cách chữa hắc lào tại nhà bằng rau răm, củ riềng hay chuối xanh... đều đang được dân gian…

TOP 5 thuốc trị nấm da đầu tốt nhất – Hiệu quả tận gốc

Thuốc trị nấm da đầu là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng. Thuốc có thể giúp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua