Viêm nang lông da đầu – Cách nhận biết và điều trị dứt điểm
Viêm nang lông da đầu rất phổ biến. Đặc trưng bởi tổn thương trên da đầu, chân tóc gây ngứa ngáy, khó chịu, rụng tóc và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, thẩm mỹ của người bệnh.
Bệnh viêm nang lông da đầu là gì?
Viêm nang lông da đầu là tình trạng viêm nhiễm các nang lông trên da đầu. Ban đầu, vùng viêm nhiễm có diện tích nhỏ sau đó lan rộng ra các vùng da khác, phổ biến là ở gáy, cổ, mặt, lưng, chân, tay…
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm nang lông da đầu. Đặc trưng bởi những nốt sần nhỏ quanh chân lông, đóng vảy, khi bong không để lại sẹo thâm. Hậu quả gây ngứa ngáy, khó chịu và mất tự tin trong cuộc sống nếu không được điều trị triệt để.
=> XEM NGAY: Viêm Nang Lông Ở Mông: Cách Nhận Biết và Điều Trị
Nguyên nhân gây viêm nang lông ở da đầu
Nguyên nhân gây ra viêm nang lông da đầu là do vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus auteus, nấm Trichophyton và một số vi khuẩn sống trên da đầu.
Cùng với một số yếu tố nguy cơ sau:
- Tác động của môi trường: Ô nhiễm môi trường, khói bụi, nguồn nước không sạch,…;
- Gội đầu sai cách, sử dụng dầu gội đầu chứa chất kích ứng…;
- Cào gãi mạnh gây trầy xước;
Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông da đầu
- Sưng, đỏ và đau: Các vết viêm nang lông thường xuất hiện như mụn đỏ, sưng to và đau khi chạm vào.
- Mụn mủ: Nếu viêm nang lông trở nên nghiêm trọng hơn, có thể thấy mụn mủ ở đỉnh của các nang lông bị viêm.
- Ngứa ngáy: Da đầu có thể bị ngứa hoặc khó chịu do viêm nang lông
- Bong tróc vảy da: Trong một số trường hợp, viêm nang lông có thể gây ra vảy da hoặc da bong tróc xung quanh vùng bị viêm.
- Các triệu chứng khác: rụng tóc, nổi mụn mủ, rỉ dịch, có mùi tanh hôi…
Gợi ý 2 cách điều trị viêm nang lông da đầu
Để quá trình điều trị mang lại hiệu quả, bạn cần kết hợp sử dụng thuốc và các biện pháp chăm sóc da đầu đúng cách. Một số biện pháp trị liệu phổ biến là:
1. Chữa viêm nang lông ở da đầu tại nhà
- Rửa da đầu bằng xà phòng hoặc sản phẩm dịu nhẹ làm sạch da đầu;
- Tránh sử dụng sản phẩm làm tóc hoặc da đầu chứa hóa chất;
- Tránh cạo, gãi hoặc nặn vùng bị mủ tại vị trí viêm nang lông;
- Sử dụng nước ấm và khăn sạch để làm sạch vùng bị viêm;
- Tránh áp dụng nhiệt độ cao lên da đầu, chẳng hạn như sử dụng máy sấy tóc quá nhiều hoặc quá nóng;
Trong một số trường hợp, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian như chanh tươi, dầu dừa, mật ong, muối, bồ kết… để cải thiện triệu chứng.
=> ĐỌC NGAY: 12 Cách Trị Viêm Nang Lông Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả
2. Dùng thuốc trị viêm chân tóc
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng khuẩn tại chỗ và một số thuốc chống ngứa, chống dị ứng. Tuy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng và mức độ viêm nhiễm gặp phải.
- Viêm nang lông do tụ cầu: Ở trường hợp này sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin, nhóm β-lactamin, Amoxillin.
- Viêm nang lông do nấm: Nếu bị viêm nang lông do nám sợi gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc chống nấm bôi trực tiếp lên da kết hợp với thuốc uống.
- Thuốc bôi: Nizoral, Mycoster, Canesten
- Thuốc uống: Terbinafine hoặc Itraconazole
- Thuốc hỗ trợ đIều trị: Thuốc kháng sinh histamin, cồn Niode giúp giảm ngứa và tránh kích ứng tại chỗ.
*Lưu ý: Khi sử dụng các loại kem bôi ngoài da không nên lạm dụng vì có thể gây rụng tóc, khô và bong tróc da đầu.
Tham khảo thêm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!