Mổ sỏi thận khi nào? Các phương pháp mổ và lưu ý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Mổ sỏi thận là phương pháp điều trị ngoại khoa có thể giúp loại bỏ viên sỏi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng được chỉ định phẫu thuật. Vậy mổ sỏi thận khi nào được thực hiện? Có những phương pháp mổ nào? Dưới đây là những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.

Mổ sỏi thận khi nào?

Nhiều người cứ nghĩ rằng, cứ bị sỏi thận là chắc chắn phải mổ. Tuy nhiên trên thực tế, một số trường hợp vẫn có thể trị khỏi bệnh bằng phương pháp điều trị nội khoa, tức sử dụng thuốc.

mổ sỏi thận khi nào
Mổ sỏi thận là phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng cho người có viên sỏi to

Mổ sỏi thận mặc dù có thể giúp lấy viên sỏi ra ngoài một cách nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn một số rủi ro nhất định với sức khỏe. Phương pháp này cũng khiến bệnh nhân phải tốn kém một khoản chi phí nhất định. Chính vì vậy, bệnh nhân chỉ được cân nhắc phẫu thuật nếu rơi vào các trường hợp sau:

  • Đã dùng thuốc tây một thời gian nhưng không thấy kết quả, tức không đáp ứng được với điều trị nội khoa.
  • Kích thước viên sỏi quá lớn, không thể tự thoát ra ngoài qua đường tiết niệu.
  • Viên sỏi ngày càng có khuynh hướng phát triển to hơn
  • Sỏi thận mắc kẹt ở trong làm thu hẹp dòng chảy của nước tiểu dẫn đến các biểu hiện bất thường trong hoạt động tiểu tiện, chẳng hạn như tắc tiểu, tiểu không tự chủ…
  • Sỏi thận gây biến chứng, khiến đường tiết niệu bị nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần
  • Viên sỏi cọ sát gây tổn thương cho các mô khỏe mạnh ở thận dẫn đến chảy máu liên tục.

Các phương pháp mổ sỏi thận

Hiện nay có nhiều phương pháp mổ sỏi thận đang được thực hiện tại các bệnh viện. Mỗi phương pháp có quy trình thực hiện và chi phí khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là một trong những phương pháp mổ sỏi thận tiên tiến nhất hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser với bước sóng thích hợp tác động trực tiếp vào viên sỏi thận khiến nó vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ. Sau đó những viên sỏi nhỏ sẽ được lấy ra ngoài thông qua ống nội soi.

So với các phương pháp mổ sỏi thận truyền thống, phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser được giá là có tính an toàn cao, có thể áp dụng để xử lý viên sỏi có nhiều kích thước và vị trí khác nhau, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị tái phát sỏi thận cho người bệnh.

Do ống nội soi dùng bán phá sỏi được đưa vào trong từ niệu đạo nên khi thực hiện không có bất kỳ vết mổ nào được tạo ra. Điều này giúp người bệnh tránh được biến chứng nhiễm trùng hoặc mất nhiều máu so với phương pháp mổ hở. Thời gian nằm viện ngắn và sức khỏe cũng nhanh hồi phục hơn.

Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser được chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Viên sỏi đài bể thận có kích thước dưới 3 cm, sỏi đơn thuần hoặc có nhiều viên cùng lúc
  • Sỏi thận còn sót lại hoặc bị sỏi tái phát sau mổ hở
  • Sỏi ở đường niệu quả trên di chuyển trong thận sau khi được điều trị bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng với ống cứng hoặc ống bán cứng.
  • Viên sỏi nằm ở 1/3 giữa hoặc đoạn 1/3 dưới niệu quản ở nam giới
  • Sỏi thận nằm ở vị trí đốt sống L3, L4 trong trường hợp bệnh nhân là nữ giới.

Hiện nay, chi phí cho 1 lần tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser dao động trong khoảng 7 – 10 triệu tùy theo địa chỉ điều trị.

2. Mổ lấy sỏi qua da

Lấy sỏi qua da là phương pháp mổ sỏi thận ít xâm lấn đang được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện. Sau khi được gây mê, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch trên da ở vùng lưng hoặc thắt lưng của người bệnh một vết nhỏ khoảng 0,5 – 1 cm.

Thông qua hướng dẫn của siêu âm, một đường hầm nhỏ vào thận sẽ được thiết lập. Máy nội soi được đưa vào trong đường hầm để tìm sỏi, sau đó sử dụng nguồn năng lượng laser phá vỡ khối sỏi thành nhiều mảnh nhỏ để dễ dàng hút ra ngoài.

Cuối cùng bác sĩ tiến hành đặt một ống thông nối từ thận xuống bàng quang để dẫn lưu nước tiểu được tốt hơn. 

các phương pháp mổ sỏi thận
Mổ sỏi thận qua da là phương pháp điều trị đang được áp dụng phổ biến tại nhiều bệnh viện ở nước ta

Bệnh nhân thường được chỉ định tái khám sau đó khoảng 1 tháng. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp x-quang nhằm đánh giá hiệu quả sau điều trị, đồng thời rút ống sonde JJ ra.

Phương pháp mổ sỏi thận qua da có nhiều ưu điểm như:

  • Ít gây đau
  • Không mất nhiều máu
  • Vết mổ nhỏ nên hồi phục nhanh và hầu như không để lại sẹo.
  • Thời gian nằm viện ngắn. Bệnh nhân chỉ cần nằm lại bệnh viện theo dõi 1 – 2 ngày là có thể trở về nhà. 
  • Giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến thận.
  • Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể kiểm tra mọi ngóc ngách ở các đài thận để đảm bảo toàn bộ viên sỏi được loại bỏ, không bị sót sỏi.

Các trường hợp bị sỏi thện có kích thước lớn, sỏi nằm trong bể thận hoặc đài thận dưới, sỏi cứng, sỏi san hô. Chi phí cho một lần mổ sỏi thận qua da là từ 8 – 12 triệu.

3. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng sóng từ trường được phát ra từ máy tán sỏi đâm xuyên qua da và tác động trực tiếp lên viên sỏi khiến viên sỏi bị vỡ vụn ra và được đào thải qua nước tiểu. Trong hầu hết các trường hợp, sỏi không thể hết trong 1 lần tán.

Tùy theo từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định tán sỏi qua da thêm một vài lần nữa cho đến khi nào xác định sỏi đã được loại bỏ hoàn toàn thì ngưng.

Các trường hợp được chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể bao gồm:

  • Người có sỏi thận kích thước dưới 15mm
  • Sỏi niệu quản kích thước dưới 10mm nằm ở đoạn 1/3 trên

Chi phí mổ sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi qua da không quá cao, khoảng 2 – 4 triệu đồng. 

4. Mổ hở lấy sỏi

Đây là phương pháp mổ sỏi thận truyền thống được áp dụng lâu đời nhất. Viên sỏi sẽ được trực tiếp lấy ra thông qua một vết mổ hở. Ngày nay, phương pháp này ít được chỉ định do có khả năng gây nhiều biến chứng sau phẫu thuật như: Đau kéo dài, vết mổ dài và sâu nên để lại sẹo mất thẩm mỹ, mất nhiều máu, dễ bị nhiễm trùng, bệnh nhân lâu hồi phục sức khỏe.

Hiện nay, chỉ những bệnh nhân có sỏi thận kích thước quá lớn hoặc chức năng thận bị suy giảm mới được chỉ định mổ hở lấy sỏi. Chi phí cho một ca mổ dao động từ 2 – 5 triệu đồng.

5. Mổ sỏi thận bằng robot

Phương pháp phẫu thuật bằng robot thích hợp với người bị sỏi thận có kích thước to. Bệnh nhân không phải nằm viện và thời gian hồi phục khá nhanh. Tuy nhiên, chi phí cho một lần phẫu thuật rất cao và không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để thực hiện.

mổ sỏi thận bằng robot
Mổ sỏi thận bằng robot là phương pháp mới cho hiệu quả cao nhưng chi phí khá đắt đỏ

Một ca phẫu thuật lấy sỏi thận bằng robot có thể lên đến 20 – 30 triệu. Một số bệnh viện lớn ở nước ta hiện đang áp dụng phương pháp này để điều trị cho bệnh nhân.

Lưu ý khi mổ sỏi thận

  • Việc phẫu thuật nếu được thực hiện không tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để mổ lấy sỏi nhằm đảm bảo ca phẫu thuật thành công hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
  • Sau mổ, cần chú ý có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để sức khỏe nhanh hồi phục. Thực hiện chế độ ăn lỏng, dễ tiêu hóa, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể.
  • Người nhà cần theo dõi sát sao sức khỏe của người bệnh. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường như vết mổ bị lở loét, chảy máu, nhiễm, trùng, tiểu són, nước tiểu có máu hoặc mất tự chủ trong hoạt động tiểu tiện thì cần thông báo ngay cho bác sĩ biết.
  • Khi vết mổ đã đỡ đau, nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để máu được lưu thông tốt, giúp vết mổ nhanh lành.
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi và đánh giá được kết quả của ca mổ sỏi thận.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý
Có nhiều loại sỏi thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi điều trị, người bệnh cần biết loại sỏi thận mà mình đang mắc phải để…
Gợi ý 6 cách dùng cây rau om trị sỏi thận đơn giản, dễ mua

Cách dùng cây rau om trị sỏi thận mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng lưu lượng…

Cách chữa sỏi thận bằng đu đủ (quả xanh và hoa đực)

Chữa sỏi thận bằng đu đủ là cách chữa bệnh đang được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong…

Sỏi thận ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị, phòng ngừa Sỏi thận ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị, phòng ngừa

Sỏi thận ở trẻ em là một bệnh khá hiếm nhưng số lượng bệnh nhi ngày càng tăng. Nguyên nhân…

Sỏi niệu quản 1/3 giữa là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Sỏi niệu quản 1/3 giữa là những viên sỏi hình thành ở đoạn bắt chéo động mạch chậu. Tình trạng…

Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không? Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không?

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, tuy nhiên tán sỏi ngược dòng là một trong những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua