Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không?
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, tuy nhiên tán sỏi ngược dòng là một trong những cách chữa sỏi thận được áp dụng phổ biến. Phương pháp phù hợp áp dụng điều trị sỏi kích thước trên 5mm và ít gây đau đớn, biến chứng cho bệnh nhân. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây.
Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành từ quá trình lắng đọng cặn canxi và các khoáng chất trong nước tiểu. Đối với những hạt sỏi có kích thước lớn hơn 5mm, sỏi thận có thể bị loại bỏ qua đường tiết niệu, tuy nhiên ở những tinh thể sỏi lớn hơn đòi hỏi can thiệp ngoại khoa. Trong đó phương pháp tán sỏi ngược dòng mặc dù mới áp dụng trong nhiều năm trở lại đây nhưng lại được ưu tiên hơn cả bởi những lợi ích mà nó mang lại.
Điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngược dòng là gì?
Tán sỏi ngược dòng là phương pháp điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu tân tiến. Bằng cách sử dụng tia laser làm vỡ sỏi trong thận hoặc cơ quan tiết niệu thành những viên rất nhỏ, nhờ đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài dễ dàng hơn. Tán sỏi ngược dòng được xếp vào nhóm phương pháp điều trị nội khoa. Hiện nay phương pháp tán sỏi laser ngược dòng đã dần thay thế một số phương pháp điều trị khác như mổ mở, mổ nội soi sau phúc mạc….
Phương pháp tán sỏi ngược dòng thường được áp dụng cho những đối tượng bệnh nhân có sỏi niệu quản kích thước 0,6cm – 2cm. Đối với bệnh nhân có sỏi lớn hơn 0,5cm cần phải điều trị nội khoa trong vòng 1 tuần, nếu không có cải thiện lâm sàng sẽ áp dụng tán sỏi. Tán sỏi ngược dòng cũng được áp dụng cho bệnh nhân nữ có sỏi gần sát bể thận. Nam giới nên áp dụng điều trọ sỏi ở vị trí thấp hơn bằng phương pháp tán sỏi ngược dòng.
Đối với ống nội soi bán cứng có thể tán nội soi ngược dòng cho những viên sỏi nằm ở vị trí niệu quản 1/3 trên. Ngoài phương pháp này cũng được chỉ định nếu sỏi không di chuyển xuống vị trí thấp hơn, sỏi gây hẹp niệu quản, sỏi niệu quản trên vị trí sa lồi niệu quản, sỏi nằm trên polyp.
Thông thường, phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser khắc phục được từ những loại sỏi có kích thước lớn, không gây tổn thương niệu quản kéo dài trong khoảng 50 phút, cho đến sỏi nhỏ vài mm. Thời gian điều trị ngắn hơn, hồi phục nhanh, thời gian nằm viện ngắn (trung bình là 2 ngày) và ít xảy ra biến chứng hậu phẫu.
Ưu điểm của phương pháp là không gây thương tổn đường tiết niệu nên tránh được các biến chứng như nhiễm khuẩn. Bệnh nhân ít bị chảy máu, không gặp nhiều đau đớn sau khi điều trị.
Khi nào bạn cần làm tán sỏi nội soi ngược dòng?
Như đã đề cập, phương pháp tán sỏi ngược dòng có hiệu quả với một số trường hợp nhất định. Trong đó bệnh nhân sỏi thận sẽ được chỉ định tán sỏi nếu kích thước sỏi đạt tiêu chuẩn phù hợp và người bệnh có sức khỏe đảm bảo.
Những trường hợp chống chỉ định tán sỏi ngược dòng gồm:
- Người bệnh bị hẹp niệu đạo ở nam giới
- Bệnh nhân bị hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi
- Người bệnh bị rối loạn đông máu
- Nhóm người bệnh bị nhiễm trùng tiết niệu nặng, thận ứ nước độ III, IV
- Nhóm bệnh nhân bị hẹp niệu đạo, niệu quản
- Nhóm bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu
Sỏi thận lớn hơn 5mm có thể gây cản trở hoạt động của niệu quản (kích thước niệu quản chỉ 2 – 4 mm). Do đó nếu sởi có kích thước quá lớn hoặc số lượng sỏi trong niệu quả nhiều dễ dẫn đến tắc nghẽn đường ống, lúc này tán sỏi sẽ được ưu tiên trong điều trị.
Cụ thể những trường hợp cần được can thiệp tán sỏi ngay lập tích thường nằm trong nhóm đối tượng sau:
- Sỏi thận nằm ở ngang đốt sống lưng L3, L4 đối với nữ giới, kích thước lớn hơn 5mm và không thể tự đào thải ra ngoài.
- Bệnh nhân có kích thước sỏi lớn, nằm ở vị trí 1/3 niệu quản dưới hoặc niệu quản giữa đối với nam giới.
- Sỏi không tan, không có cải thiện khi điều trị bằng thuốc hoặc bị mắc kẹt tại đoạn hẹp của niệu quản và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Sỏi thận gây tắc nghẽn đường dẫn tiểu nghiêm trọng hoặc mắc kẹt tại vị trí bất kỳ trong hệ tiết niệu, dẫn đến ứ nước tại thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
- Phần lớn chỉ định tán sỏi ngược dòng khi bạn bị sỏi thận trong niệu quản, hoặc nghi ngờ bạn có polyp, khối u hoặc mô bất thường ở trong đường tiết niệu.
Trước khi chỉ định tán sỏi ngược dòng trị sỏi thận, bác sĩ điều trị sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân. Bác sĩ có thể sử dụng rọ/kìm gắp sỏi để lấy sỏi, polyp hoặc mẫu mô (sinh thiết) để xét nghiệm thông qua nội soi.
Người bệnh cũng có thể phải tiến hành các xét nghiệm khác nếu như bác sĩ nghi ngờ khả năng người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các vấn đề liên quan, bao gồm:
- Thực hiện xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán nhiễm trùng.
- Thực hiện CT scan để chẩn đoán sỏi thận, xác định kích thước và vị trí của chúng.
- Thực hiện MRI cung cấp hình ảnh chi tiết về thận, bàng quang và các cơ quan khác.
Tán sỏi ngược dòng có đau không? Những biến chứng của phương pháp
Tán sỏi ngược dòng có đau không?
Tán sỏi ngược dòng là kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn trong điều trị bệnh lý sỏi đường tiết niệu. Phương pháp được thực hiện bằng ống soi mềm, khi ống soi qua đường tiểu lên niệu quản – bể thận, vào các đài thận và tán vụn sỏi…
Đây là kỹ thuật giúp bảo tồn tối đa chức năng thận và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, người bệnh có thể ra viện sau 1 – 2 ngày. Những lợi ích của tán sỏi ngược dòng mang lại trong điều trị gồm:
- Giúp bác sĩ có thể quan sát rõ hơn về đường tiết niệu của người bệnh
- Loại bỏ hoặc phá vỡ cấu trúc của sỏi thận
- Lấy mẫu mô đầy đủ để thực hiện sinh thiết
- Tỷ lệ sạch sỏi của nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi là 100%
- Người bệnh có thể về nhà ngay sau khi thực hiện tán sỏi.
- Tán sỏi không tạo ra vết mổ – mọi thao tác được thực hiện qua đường tự nhiên.
Do ống nội soi đi qua niệu đạo, không xâm lấn đến vùng cấu trúc màng. Do đó phương pháp không có vết mổ, không gây đau và không có các biến chứng như phẫu thuật mở.
Tuy nhiên, phương pháp tán sỏi ngược dòng vẫn có thể tiềm ẩn nguy hiểm trong quá trình thực hiện, như khả năng gây chảy máu nhẹ, nhiễm trùng hoặc tổn thương niệu quản. Nguy cơ xảy ra biến chứng thủng niệu quản (do đốt laser nhầm vị trí hoặc bị lan) tuy hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra.
Ngoài ra bệnh nhân không đặt được ống nội soi để tiếp cận được vị trí có sỏi cùng với mức chi phí cao là những nhược điểm của điều trị tán sỏi ngược dòng.
Không áp dụng kỹ thuật tán sỏi ngược dòng cho đối tượng bệnh nhân hẹp niệu đạo, đường niệu đang trong giai đoạn viêm, nhiễm khuẩn. Sau điều trị, bệnh nhân có thể có cảm giác hơi khó chịu khi đi tiểu. Một số trường hợp niệu quản sưng do nội soi, bạn có thể đi tiểu khó khăn trong một thời gian.
Biến chứng của phương pháp tán sỏi ngược dòng
Mặc dù biến chứng sau tán sỏi có tỷ lệ rất thấp, tuy nhiên không phải không có trường hợp xảy ra. Biến chứng có thể xuất hiện trong quy trình mổ hoặc trong thời gian hồi phục sau đó:
Cơn đau tiến triển: Trung bình có khoảng 30% số bệnh nhân đặt ống mềm sẽ có cảm giác đau sau khi tán sỏi. Nguyên nhân gây đau có thể là do ống mềm cọ vào thành bàng quang. Trường hợp cũng xảy ra khi bệnh nhân bị trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên thận. Thông thường cơn đau có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, tiến triển có thể chỉ nhè nhẹ hoặc có cảm giác khó chịu hoặc hơn nữa là đau quằn quại ở vùng bụng dưới và lưng.
Sót mảnh sỏi vụn: Biến chứng này thường xảy ra khi bệnh nhân thực hiện tán sỏi tại những cơ sở y tế không đạt tiêu chuẩn. Biến chứng tán sỏi bằng laser có thể lên tới 20%, ngoài ra điều này cũng phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Do vị trí hoặc kích thước mà những viên sỏi này vẫn sót lại trong niệu quản. Sau phẫu thuật, sỏi vụn có thể gây tổn thương thận hoặc niệu quả mà không thể thoát ra ngoài theo nước tiểu.
Tổn thương niệu quản: Trong quy trình lấy sỏi, niệu quản có thể bị xước hoặc thủng, rách. Biến chứng này có thể gây chảy máu tạm thời. Đa số các tổn thương niệu quản sẽ tự hỗ trợ làm lành với ống mềm niệu quản. Đối với những trường hợp niệu quản bị thủng lớn có thể các bác sĩ sẽ ngừng phẫu thuật. Sau đó bệnh nhân được đặt ống mềm để niệu quản lành trở lại rồi mới thực hiện tán sỏi.
Hẹp, đứt niệu quản: Đây là biến chứng nguy hiểm khi thực hiện tán sỏi ngược dòng, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp. Trong đó tỷ lệ bệnh nhân bị đứt niệu quản chiếm 0,05% và hẹp niệu quản chiếm 0,2%. Khi xảy ra biến chứng, bác sĩ sẽ ngừng phẫu thuật, mổ đặt ống mềm xuyên qua da vào thận. Sau đó người bệnh được dẫn nước ra ngoài vào một cái túi giúp niệu quản có thể nhanh lành lại.
Nhiễm trùng, tiểu ra máu: Đối với biến chứng nhiễm trùng, có khoảng 5% bệnh nhân gặp phải và có biểu hiện tiểu ra máu sau điều trị. Tình trạng này có thể cải thiện hiệu quả thông qua uống nhiều nước và dùng kháng sinh theo chỉ định của các bác sĩ.
Chi phí và quy trình tán sỏi niệu quản ngược dòng
Tán sỏi ngược dòng bao nhiêu tiền?
Điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản bằng cách tán sỏi ngược dòng được ưu tiên tại đa số các bệnh viện chuyên khoa hiện nay. Song, do mức chi phí điều trị cao nên bệnh nhân được quyền lựa chọn điều trị tán sỏi hoặc thay thế bằng phương pháp khác sau khi nghe tư vấn từ bác sĩ.
Tán sỏi niệu quản ngược dòng đang là biện pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tùy từng bệnh viện, mức chi phí cho một lần phẫu thuật có thể dao động từ 10 – 15 triệu đồng. Mức phí này chưa kể những chi phí phát sinh trong quá trình nằm viện, như ăn uống, đi lại, thuốc men, giường bệnh,…
Trong trường hợp bệnh nhân điều trị tại tuyến bệnh viện nhà nước, có bảo hiểm y tế đúng tuyến, chi phí này có thể được giảm từ 60 – 80%
Quy trình tán sỏi ngược dòng
Về nguyên tắc, phương pháp tán sỏi ngược dòng tán sỏi áp dụng được cho tất cả sỏi niệu quản ở mọi vị trí, mọi kích thước.
Quy trình thực hiện bao gồm các thiết bị và hệ thống máy móc như: dây dẫn đường, nguồn năng lượng tán sỏi (xung hơi, laser, siêu âm), dàn máy phẫu thuật nội soi, máy chụp X-quang C-arm, ống soi niệu quản, bộ nong niệu quản, rọ/kìm gắp sỏi, ống thông niệu quản các cỡ…
Kỹ thuật tán sỏi ngược dòng tương tự như nội soi niệu quản. Quy trình được thực hiện dưới vô cảm toàn thân (mê nội khí quản) hoặc tê tuỷ sống. Các bước tán sỏi cụ thể:
- Đầu tiên, bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê, người bệnh nằm ở tư thế phụ khoa.
- Tiếp đến, các bác sĩ dùng ống nội soi niệu quản qua đường niệu đạo, ống soi đi lên niệu quản đến sỏi rồi luồn dây dẫn tia laser sát sỏi (cách sỏi 1mm).
- Tùy thuộc vào độ cứng của sỏi mà các bác sĩ sẽ dùng tia laser cường độ tia lớn hay nhỏ bắn vào viên sỏi.
- Nếu như sỏi đã được tán vỡ nát, sỏi sẽ theo nước tiểu xuống bàng quang và ra ngoài.
- Đối với những mảnh sỏi có đường kính lớn hơn 3mm thì bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để lấy bỏ.
Tán sỏi ngược dòng là phương pháp can thiệp nội soi không xâm lấn, không ảnh hưởng đến các cơ quan cận cạnh. Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp này khi bạn được gây mê. Sau điều trị bệnh nhân có thể nằm viện trong vòng vài tiếng cho đến một ngày để theo dõi biểu hiện, sau đó người bệnh có thể về nhà nghỉ ngơi cho đến lần điều trị tiếp theo (nếu số lượng sỏi quá nhiều hoặc sỏi lớn cần điều trị thêm).
Cách chăm sóc người bệnh sau tán sỏi niệu quản ngược dòng
Biểu hiện sau tán sỏi ngược dòng
Người bệnh sau điều trị tán sỏi có thể gặp phải cơn đau nhất định tại vùng bụng dưới, đây là biểu hiện bình thường. Cần theo dõi các biểu hiện để nhận biết đâu là dấu hiệu nguy hiểm để được hỗ trợ sớm:
Biểu hiện bình thường
- Người bệnh có thể bị đau nhưng rất ít, kèm theo hoạt động bài tiết có thể khó khăn trong những ngày đầu.
- Người bệnh có thể đi lại, tự chủ vệ sinh cá nhân ngay trong nhiều ngày đầu sau phẫu thuật.
- Thời gian nằm viện chỉ 1 – 2 ngày là tối đa, bệnh nhân có thể trở về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Biểu hiện bất thường
- Đau thắt lưng, lan xuống bộ phận sinh dục.
- Người bệnh tiểu rắt, tiểu ra máu.
- Thận bên tán sỏi ứ nước.
Lưu ý chăm sóc sau tán sỏi
Mặc dù tán sỏi ngược dòng không gây tổn thương hay đau đớn sau mổ, tuy nhiên người bệnh vẫn cần chú trọng nghỉ dưỡng sau khi điều trị thời gian nhất định. Sau khi mổ tán sỏi niệu quản ngược dòng, người bệnh thường được yêu cầu ở lại bệnh viện theo dõi trong ngày và cần lưu ý:
- Bệnh nhân chú ý quan sát màu sắc nước tiểu, cần lưu ý nếu như nước tiểu màu đỏ, có mủ, kèm theo mùi hôi khó chịu, cần trao đổi với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
- Người bệnh nên theo dõi nhu động ruột và phản xạ đau ở vết mổ hoặc các vùng lận cận, nếu như cơn đau tiếp tục kéo dài nên thông báo ngay cho bác sĩ.
- Theo dõi biểu hiện cơ thể 1 – 2 ngày đầu sau mổ, bạn nên tránh vận động mạnh và hạn chế đi lại nhiều vì có thể ảnh hưởng đến vết mổ, điều này sẽ làm chậm quá trình hồi phục.
- Trong vòng 3 – 4 ngày đầu sau điều trị, bệnh nhân chỉ nên ăn thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp,… đồng thời uống nhiều nước để đào thải vụn sỏi có thể còn sót sau phẫu thuật.
- Tăng cường bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả như cam, bưởi, kiwi, dâu tây,… các loại thực phẩm và thức uống giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Phòng ngừa tái phát sau điều trị tán sỏi ngược dòng
Bệnh sỏi thận hay sỏi tiết niệu có khả năng tái phát sau điều trị, đặc biệt là khi người bệnh không chú trọng nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Quy tắc phòng sỏi tái phát đối với bệnh nhân có tiền sử sỏi thận – tiết niệu là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và duy trì lối sống khoa học.
- Người bệnh xây dựng chế độ ăn giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate, canxi. Chúng thường có nhiều trong các loại đậu, đậu phộng, tinh bột, sô-cô-la, cà phê và trà đặc. Ngoài ra chúng cũng có nhiều trong rau bina, rau muống, rau chân vịt và dâu tây…
- Tiết giảm nguồn protein từ đạm động vật, thường có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu và thịt ngựa…. Người bệnh nên ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.
- Hạn chế những loại thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: tôm khô, cá khô, thịt khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…. Ngoài ra purin cũng có nhiều trong các loại thức uống từ lúa mạch như bia, rượu nếp…
- Bổ sung vừa đủ các loại thực phẩm chứa canxi như sữa, pho mai. Trung bình mỗi ngày người bệnh có thể bổ sung khoảng 3 ly sữa tươi những chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo tương đương như: bơ, phomai (khoảng 800 – 1.300mg canxi).
- Người bệnh nên ăn nhiều rau tươi, củ quả và trái cây giúp tiêu hóa tốt, đồng thời giúp làm giảm hấp thu các chất lắng cặn gây sỏi thận.
- Đảm bảo uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt tăng cường dùng nước bột sắn, uống nước đỗ đen, nước cam, chanh, các loại nước ép giàu vitamin, cùng những loại thức uống này chứa nhiều citrate giúp chống tạo sỏi.
- Nếu như bệnh nhân có tình trạng sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột , bệnh nhân cần kiêng canxi về khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
Phương pháp tán sỏi ngược dòng là hình thức điều trị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu tiên tiến với hiệu quả cao. Tuy nhiên để đáp ứng hiệu quả triệt để, người bệnh nên kết hợp chăm sóc tốt, bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý sau khi điều trị để cơ thể hồi phục tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Mổ sỏi thận bao nhiêu tiền? (Bảng chi phí mới nhất)
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!