Sỏi niệu quản 1/3 giữa là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Sỏi niệu quản 1/3 giữa là những viên sỏi hình thành ở đoạn bắt chéo động mạch chậu. Tình trạng này thường gây nhiều đau đớn và biến chứng cho người bệnh nếu không được điều trị.

Sỏi niệu quản 1/3 giữa là gì?

Niệu quản là hai ống dài dẫn nước tiểu, nối thận và bàng quang. Sỏi niệu quản là một khối rắn có hình dạng bất thường bị kẹt trong niệu quản. Phần lớn và sỏi từ thận theo nước tiểu rơi xuống và mắc kẹt tại niệu quản. Nhiều trường hợp khác có sỏi hình thành ngay tại niệu quản do lắng cặn bã hoặc hẹp niệu quản bẩm sinh.

Sỏi niệu quản 1/3 giữa
Sỏi niệu quản 1/3 giữa xảy ra khi sỏi mắc kẹt ngay tại đoạn bắt chéo động mạch chậu

Tùy thuộc vào vị trí hình thành, sỏi niệu quản được chia thành sỏi niệu quản 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới. Trong đó sỏi niệu quản 1/3 giữa là những viên sỏi hình thành và mắc kẹt ngay tại đoạn bắt chéo động mạch chậu.

Triệu chứng của sỏi niệu quản 1/3 giữa

Thông thường, những viên sỏi niệu quản nhỏ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và có thể tự đi qua hệ tiết niệu. Nhưng ở những trường hợp có sỏi kích thước lớn, người bệnh sẽ gặp những dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng dưới đây:

  • Đau từ thắt lưng xuống bẹn và sinh dục
  • Đau đột ngột, xuất hiện rồi biến mất theo từng cơn dữ dội
  • Tiểu buốt, tiểu rắt
  • Nước tiểu có màu đục hoặc có mủ nếu bị nhiễm trùng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Nước tiểu có máu hoặc đổi màu đỏ, nâu hoặc hồng
  • Thường xuyên buồn tiểu
  • Chỉ đi tiểu một lượng nhỏ.

Nguyên nhân gây sỏi niệu quản 1/3 giữa

Sỏi niệu quản 1/3 giữa hình thành do những nguyên nhân sau:

Sỏi niệu quản 1/3 giữa thường là những viên sỏi thận rơi xuống và kẹt lại tại đây
Sỏi niệu quản 1/3 giữa thường là những viên sỏi thận rơi xuống và kẹt lại tại đây
  • Sỏi thận: Sỏi niệu quản thường là những viên sỏi thận rơi xuống và mắc kẹt ở niệu quản. Tình trạng này chiếm khoảng 80% trường hợp.
  • Bẩm sinh: Các dị dạng ở niệu đạo như hẹp niệu quản bẩm sinh, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, niệu quản tách đôi hoặc phình quá to… có thể gây ra sự lắng đọng của những tinh thể dẫn đến việc hình thành các viên sỏi.
  • Uống ít nước: Không uống đủ 2 – 3 lít mỗi ngày khiến cơ thể không có đủ nước tiểu để hòa tan và rửa trôi các chất. Điều này gây ra sự lắng đọng giữa các chất dẫn đến kết tinh và hình thành sỏi. 
  • Sự lắng động các chất: Khi không uống đủ hoặc ăn uống không phù hợp, các chất có thể tích tụ và kết tinh thành sỏi. Những chất tạo nên sỏi niệu quản gồm canxi, oxalat, axit uric, phốt phát, cystin, xanthin.
  • Nguyên nhân khác:
    • Nước tiểu bị bão hòa lượng muối
    • Di chứng và tổn thương niệu quản sau phẫu thuật
    • Mắc một số bệnh lý như bệnh giang mai, bệnh tuyến giáp, bệnh gout…
    • Nước tiểu bị bão hòa lượng muối làm tăng tái hấp thu canxi ở ống thận
    • Chế độ ăn uống không điều độ.

Sỏi niệu quản 1/3 giữa có nguy hiểm không?

Sỏi niệu quản nói chung và sỏi niệu quản 1/3 giữa đều rất nguy hiểm, bao gồm cả những viên sỏi có kích thước nhỏ. Nguyên nhân là do sỏi niệu quản có kích thước nhỏ và hẹp. 

Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp:

  • Tắc nghẽn niệu quản, nước tiểu không thể đi xuống bàng quang dẫn đến thận ứ nước. Nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân có thể bị giãn đài bể thận và suy thận. 
  • Tổn thương niệu quản
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu
  • Thường xuyên xuất hiện những cơn đau quặn thận.

Chẩn đoán sỏi niệu quản 1/3 giữa như thế nào?

Để chẩn đoán sỏi niệu quản 1/3 giữa, bệnh nhân sẽ được hỏi về những triệu chứng và thăm khám tại khu vực bị ảnh hưởng. Sau đó người bệnh có thể được thực hiện những xét nghiệm dưới đây:

Bệnh nhân được xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu
Bệnh nhân được xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu để chẩn đoán
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này cho phép tìm kiếm những dấu hiệu nhiễm trùng và các chất trong nước tiểu có thể gây sỏi niệu quản.
  • Xét nghiệm máu: Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm máu nhằm kiểm tra chức năng thận, nhiễm trùng và những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh sỏi thận.
  • Siêu âm: Kiểm tra sự tắc nghẽn ở niệu quản bằng sóng âm.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Kỹ thuật này cung cấp hình ảnh về kích thước, vị trí cũng như độ cứng của sỏi niệu quản.

Phương pháp điều trị sỏi niệu quản 1/3 giữa

Đối với những viên sỏi nhỏ, bệnh nhân chủ yếu được điều trị bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc). Đối với những viên sỏi lớn, đang mắc kẹt ở nhiều viên sỏi xếp chồng lên nhau ở niệu quản, những phương pháp điều trị nội khoa sẽ được áp dụng.

Điều quan trọng là bệnh nhân bị sỏi niệu quản 1/3 giữa cần tiến hành điều trị ngay lập tức để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Dùng thuốc

Điều trị nội khoa (dùng thuốc) cho những bệnh nhân có sỏi niệu quản kích thước nhỏ (khoảng dưới 5mm), các hạt sỏi có hình dạng trơn, nhẵn, dễ dàng di chuyển trong cơ thể và đường tiết niệu thông thoáng. 

Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau…

Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra nên uống nhiều nước để hỗ trợ đào thảo sỏi ra ngoài.

2.  Tán sỏi nội soi ngược dòng

Nếu sỏi niệu quản 1/3 giữa không thể ra ngoài một cách tự nhiên, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân có sỏi kích thước từ vừa đến lớn, mắc kẹt ở niệu quản khiến nước tiểu không thể chảy xuống bàng quang.

Đối với phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi (ống mềm và mảnh) đưa từ niệu đạo đến bàng quang, niệu quản và tiếp cận vị trí có sỏi. Sau đó tia laser năng lượng cao được dùng để làm vỡ sỏi. Cuối cùng những mảnh vụn sỏi sẽ được bơm hút ra ngoài.

Tán sỏi nội soi ngược dòng
Tán sỏi nội soi ngược dòng gồm việc dùng ống nội soi và tia laser năng lượng để làm vỡ sỏi

Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp ít xâm lấn, ít đau, không để lại sẹo do không có vết mổ, mau phục hồi và không làm ảnh hưởng đến cơ quan khác. Phương pháp này mang đến hiệu quả cao, giúp loại bỏ dứt điểm sỏi, bao gồm cả những trường hợp có sỏi san hô, sỏi rắn.

ĐỌC NGAY: Tán Sỏi Niệu Quản – Chi Phí, Quy trình & Chăm sóc sau mổ

Chăm sóc sau điều trị sỏi niệu quản 1/3 giữa

Một số lưu ý và lời khuyên khi chăm sóc bệnh nhân sau điều trị sỏi niệu quản:

  • Nghỉ ngơi và theo dõi tại bệnh viện từ 24 – 48 tiếng sau khi tán sỏi nội soi ngược dòng.
  • Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Chia nhỏ lượng nước khi uống.
  • Không ngồi 1 chỗ quá lâu.
  • Không nhịn đi tiểu.
  • Hạn chế ăn thức ăn quá mặn, thực phẩm chứa nhiều đạm và oxalat.
  • Nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và uống nước ép.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Tránh đồ uống có ga và chất kích thích.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc, không thức khuya.

Phòng ngừa sỏi niệu quản 1/3 giữa

Để phòng ngừa bệnh sỏi niệu quản nói chung, bạn nên thực hiện những lời khuyên hữu ích dưới đây:

Uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày
Phòng ngừa sỏi niệu quản bằng cách uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là nước lọc.
  • Tránh tiêu thụ nhiều protein động vật như trứng, cá thịt. Thay vào đó nên ăn nhiều protein thực vật như đậu xanh, đặng lăng, đậu phụ và nhiều loại đậu khác.
  • Chỉ ăn tối đa 1.500 miligam muối mỗi ngày. Tránh ăn nhiều muối vì sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi niệu quản.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều oxalate.
  • Không nhịn đi  tiểu.

Sỏi niệu quản 1/3 giữa là một tình trạng thường gặp, có thể gây nhiều biến chứng nếu không được điều trị sớm. Do đó người bệnh cần nhận biết các dấu hiệu, sớm thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Mách bạn 6 cách dùng ngò gai trị sỏi thận hiệu quả từ dân gian

Dùng ngò gai trị sỏi thận là cách dân gian được nhiều người áp dụng nhờ tính hiệu quả và…

Nguyên nhân bị sỏi thận tiểu ra máu và cách điều trị hiệu quả

Sỏi thận tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng của bệnh lý sỏi thận, khi…

Bị sỏi thận có uống được nấm linh chi không? [Góc giải đáp]

Bị sỏi thận có uống được nấm linh chi không? Đây là một thắc mắc phổ biến của những người…

Người bị sỏi thận nên ăn rau gì, kiêng loại nào thì tốt sức khoẻ?

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh sỏi thận. Nếu đang trong giai đoạn điều…

Thực hư cách chữa sỏi thận bằng nước dừa

Từ lâu, nước dừa đã được dân gian sử dụng như một phương thuốc trị sỏi thận tự nhiên. Cách…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua