Sỏi niệu quản 1/3 trên là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sỏi niệu quản 1/3 trên xảy ra khi sỏi hình thành tại điểm nối của thận và niệu quản. Tình trạng này thường gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh, cần được điều trị sớm.

Sỏi niệu quản 1/3 trên là gì?

Sỏi niệu quản 1/3 trên là vị trí thường gặp nhất trong bệnh sỏi niệu quản. Trong đó, sỏi hình thành ở đoạn nối giữa bể thận và niệu quản. Kích thước sỏi tăng dần có thể gây bít tắc đường tiểu, dẫn đến khó chịu, đau đớn và những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân.

Sỏi niệu quản 1/3 trên
Sỏi niệu quản 1/3 trên xảy ra khi sỏi hình thành ở đoạn nối giữa bể thận và niệu quản

Sỏi niệu quản nói chung thường rất nhỏ, đôi khi không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng có thể đi qua nước tiểu, không gây triệu chứng hay bất kỳ vấn đề gì. Nhưng khi sỏi đủ lớn, nó có thể ngăn chặn dòng nước tiểu từ thận đến bàng quang, gây đau đớn dữ dội. Sỏi có thể xuất hiện ở niệu quản trái hoặc phải.

Thông thường người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa, tán sỏi qua da hoặc phẫu thuật đối với những trường hợp có sỏi quá lớn. Dựa vào tình trạng cụ thể sau thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây sỏi niệu quản 1/3 trên

Sỏi niệu quản 1/3 trên hay sỏi niệu quản nói chung hình thành khi muối và khoáng chất tích tụ trong nước tiểu. Từ đó tạo thành những tinh thể phát triển thành sỏi.

Về cơ chế hình thành:

Thông thường những chất tạo nên sỏi tiết niệu (hay sỏi thận) sẽ đi qua hệ thống tiết niệu mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên khi không có đủ nước tiểu trong cơ thể, những chất tạo nên sỏi không được hòa tan hoặc rửa trôi, sau đó bắt đầu kết tinh. Điều này thường liên quan đến việc bạn không uống đủ nước.

Dấu hiệu nhận biết sỏi niệu quản 1/3 trên

Khi bị sỏi niệu quản 1/3 trên, người bệnh sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:

  • Đau lưng, đau hông lan xuống bụng dưới, thường kéo dài trong vài giờ
  • Khó tiểu, tiểu rắt gây ra cảm giác khó chịu. Đôi khi có cảm giác tiểu buốt và tiểu ra máu
  • Nước tiểu có màu hồng
  • Nước tiểu đục, có váng và mùi hôi khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu do sỏi
  • Sốt cao do nhiễm trùng thận, nhiễm trùng niệu quản
  • Buồn nôn và khó tiêu
  • Ăn không ngon miệng, sút cân.
Đau lưng, đau hông lan xuống bụng dưới
Sỏi niệu quản 1/3 trên gây đau lưng, đau hông lan xuống bụng dưới

Sỏi niệu quản 1/3 trên có nguy hiểm không?

Nếu sỏi có kích thước nhỏ, chúng thường không gây ảnh hưởng gì và có thể dễ dàng đi qua nước tiểu. Trong nhiều trường hợp, viên sỏi < 4mm có thể tự đào thảo trong khoảng từ 1 – 2 tuần.

Nhưng nếu nhiều viên sỏi xếp chồng lên nhau hoặc sỏi niệu quản có kích thước quá lớn, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Tắc nghẽn đường tiểu
  • Giãn niệu quản, giãn thận do nước tiểu bị ứ đọng, gây ra những cơn đau thận nghiêm trọng
  • Viêm đường tiết niệu do sỏi cọ xát vào niêm mạc niệu quản hoặc gây ứ nước
  • Viêm thận
  • Chức năng thận suy giảm dẫn đến bệnh suy thận cấp và mãn tính.

Chẩn đoán sỏi niệu quản 1/3 trên như thế nào?

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiến hành kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra người bệnh sẽ được chỉ định những xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra nồng độ chất trong nước tiểu và tìm dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra chức năng thận, tình trạng nhiễm trùng và xác định những nguyên nhân có thể gây sỏi niệu quản.
  • Siêu âm: Kỹ thuật này sử dụng sóng âm để xác định sự tắc nghẽn ở niệu quản.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xác định vị trí, kích thước và độ cứng của sỏi niệu quản.

Điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên

Dựa vào kích thước, độ cứng và số lượng sỏi, bệnh nhân có thể được chỉ định một hoặc nhiều phương pháp dưới đây để điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên:

1. Điều trị nội khoa

Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Sỏi niệu quản có kích thước nhỏ, đường kính ≤ 5mm
  • Bề mặt sỏi nhẵn, có bờ rõ nét
  • Chức năng thận và niệu quản chưa bị ảnh hưởng
Dùng thuốc nếu sỏi niệu quản có kích thước nhỏ
Dùng thuốc nếu sỏi niệu quản có kích thước nhỏ, bề mặt nhẵn

Một số loại thuốc có thể được sử dụng gồm:

  • Kali citrat: Làm cho nước tiểu có tính kiềm và ít axit hơn.
  • Thuốc lợi tiểu: Tác dụng làm tăng đào thải lượng chất lỏng và canxi dư thừa ra khỏi cơ thể  khi đi tiểu.
  • Thuốc kháng sinh: Tác dụng điều trị nhiễm trùng, được dùng khi có nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Axit acetohydroxamic: Được dùng để ngăn ngừa sự tích tụ amoniac trong nước tiểu.
  • Tiopronin (mercaptopropionyl glycine): Đối với những bệnh nhân bị bệnh cystin niệu, Tiopronin sẽ được dùng để ngăn ngừa sỏi thận.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Bệnh nhân được chỉ định một loại NSAID không kê đơn nhằm giảm nhẹ cơn đau.

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh sẽ được yêu cầu uống ít nhất 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Điều này giúp đào thải những viên sỏi niệu quản có kích thước nhỏ.

2. Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Sỏi niệu quản 1/3 trên có kích thước quá lớn, nhiều sỏi xếp chồng lên nhau hoặc gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
  • Sỏi có khả năng di chuyển tự nhiên thấp
  • Điều trị nội khoa trong thời gian dài nhưng không có kết quả
  • Sỏi niệu quản gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Sỏi xuất hiện ở cả hai bên niệu quản.

Dưới đây là những phương pháp có thể được áp dụng trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên:

  • Tán sỏi bằng sóng xung kích (tán sỏi ngoài cơ thể)

Sóng xung kích năng lượng cao được sử dụng để tác động vào vị trí có sỏi, giúp phá vỡ sỏi trong niệu quản. Khi đi tiểu, những mảnh sỏi bị vỡ thành nhiều mảnh vụn sẽ di chuyển qua đường tiết niệu và ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.

Tán sỏi bằng sóng xung kích mang đến hiệu quả tốt nhất đối với những trường hợp viên sỏi có đường kính <1.5cm, tình trạng ứ nước tại thận từ độ 2 trở xuống.

Phương pháp này không được chỉ định cho những trường hợp sau:

    • Người đang bị nhiễm trùng
    • Rối loạn đông máu
    • Phụ nữ mang thai
    • Có các bệnh về xương
    • Béo phì.
  • Tán sỏi qua da

Phương pháp này được chỉ định cho những người bị sỏi niệu quản 1/3 trên có sỏi lớn. Đây là một phương pháp ít xâm lấn, ít đau, thường được dùng để thay thế cho phương pháp mổ mở truyền thống.

Tán sỏi qua da
Tán sỏi qua da được chỉ định cho những người có sỏi kích thước lớn

Khi thực hiện phương pháp tán sỏi qua da, bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ, thường có đường kính khoảng 5mm. Sau đó các thiết bị được đưa vào trong thông qua đường hầm, tiếp cận và phá vỡ viên sỏi bằng lazer hoặc sóng siêu âm.

Đối với những mảnh sỏi to, chúng sẽ được gắp và đưa ra ngoài qua đường hầm. Những mảnh vụn nhỏ sẽ theo đường nước tiểu bài xuất ra ngoài.

ĐỌC NGAY: Tán Sỏi Niệu Quản – Chi Phí, Quy trình & Chăm sóc sau mổ

  • Tán sỏi nội soi ngược dòng

Đây là một phương pháp điều trị không mổ cho những bệnh nhân bị sỏi niệu quản, ít xâm lấn, ít đau và nhanh phục hồi. Phương pháp này đưa ống nội soi đi từ niệu đạo ngược lên bàng quang, đến niệu quản và tiếp cận với viên sỏi.

Sau đó tia lazer sẽ được sử dụng với năng lượng phù hợp để phá hủy viên sỏi. Khi sỏi vỡ, những mảnh vụn sỏi sẽ theo đường nước tiểu ra ngoài.

  • Stent niệu quản

Stent niệu quản là ống mỏng, mềm dẻo, được đưa vào trong nhằm giữ cho niệu quản được mở tạm thời. Điều này giúp giảm tình trạng tắc nghẽn bằng cho phép nước tiểu chảy quanh sỏi thận.

Biện pháp phòng ngừa sỏi niệu quản 1/3 trên

Thực hiện những cách sau có thể giúp ngăn ngừa sỏi niệu quản 1/3 trên cũng như bệnh sỏi niệu quản nói chung:

Uống ít nhất 2 đến 3 lít chất lỏng mỗi ngày
Uống 2 đến 3 lít chất lỏng mỗi ngày để phòng ngừa sỏi niệu quản 1/3 trên
  • Uống ít nhất 2 đến 3 lít chất lỏng mỗi ngày. Nên ưu tiên nước lọc, có thể uống thêm các loại nước ép trái cây như nước chanh và cam.
  • Hạn chế lượng protein động vật như trứng, thịt và cá trong chế độ ăn uống. Bởi ăn quá nhiều protein động vật có thể làm tăng lượng axit uric trong hệ thống. Tốt nhất nên bổ sung protein thông qua các nguồn như đậu xanh, đậu, đậu lăng, đậu phụ…
  • Hạn chế lượng natri (muối) trong chế độ ăn uống. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn ít hơn 1.500 miligam muối mỗi ngày nhằm giảm nguy cơ bị sỏi niệu quản.
  • Ăn ít thực phẩm chứa nhiều oxalate như hạnh nhân, rau bina, khoai tây và hạt điều. Thay vào đó nên dùng đồ uống và ăn những loại thực phẩm chứa nhiều canxi nhằm ngăn ngừa oxalat kết tinh.

Trong bài viết là những thông tin cơ bản về sỏi niệu quản 1/3 trên. Dựa vào những thông tin này hi vọng người bệnh có thể phòng ngừa bệnh, nhận biết sớm và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhằm ngăn những biến chứng có thể xảy ra.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
20 cách trị sỏi thận tại nhà bằng mẹo, cây thuốc dân gian

Cách trị sỏi thận tại nhà là một trong các biện pháp có thể giúp hỗ trợ làm giảm triệu…

Phương pháp mổ nội soi sỏi thận: Quy trình và chi phí cụ thể

Phương pháp mổ nội soi sỏi thận là một giải pháp tiên tiến giúp loại bỏ sỏi nhanh chóng, ít…

Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không? Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?

Bia rượu là một trong những loại thức uống thường được dùng trong các buổi họp mặt trong nhiều nền…

Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý

Có nhiều loại sỏi thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi điều trị, người bệnh cần…

Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không? Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không?

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, tuy nhiên tán sỏi ngược dòng là một trong những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua