Đau bụng quanh rốn là bị gì? Dấu hiệu nhận biết & Cách điều trị
Đau bụng quanh rốn không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bài viết này sẽ đào sâu vào nguyên nhân, biểu hiện và cách ứng phó với triệu chứng đau bụng quanh rốn, giúp bạn lắng nghe và bảo vệ sức khỏe từ những dấu hiệu ban đầu.
Nguyên nhân đau bụng quanh rốn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng quanh rốn. Có thể dựa vào vị trí, triệu chứng đau bụng cơ bản để xác định các nguyên nhân có thể liên quan. Cụ thể:
Đau nửa bụng trên rốn
Nếu gặp trường hợp thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở nửa bụng trên rốn, có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý sau:
- Bệnh về gan mật: Viêm túi mật cấp và mạn tính, giun chui vào ống mật, sỏi mật, viêm gan, áp-xe gan, ung thư gan…
- Bệnh về dạ dày: Viêm loét hành tá tràng, viêm dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày….
- Bệnh về đại tràng: Đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, viêm đại tràng cấp và mãn tính, lồng đại tràng, ung thư đại tràng…
- Các bệnh lý khác: Tắc mạch lách, viêm tụy cấp, ung thư tụy.
Xem thêm: Sau Khi Nội Soi Dạ Dày Bị Đau Bụng Có Bị Làm Sao Không?
Đau nửa bụng dưới rốn
Tình trạng đau nửa bụng dưới rốn thường liên quan đến các bệnh lý sau đây:
- Bệnh về đường tiêu hóa: Viêm ruột thừa, đám quánh ruột thừa, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng sigma…
- Bệnh về hệ tiết niệu: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu.
- Bệnh về hệ sinh dục nữ: Viêm buồng trứng, viêm phần phụ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung.
Đau toàn bộ ổ bụng
Nếu gặp phải tình trạng đau quanh vùng rốn lan sang khắp vùng bụng thì có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý như: Viêm phúc mạc, lao màng bụng, di căn ung thư tới màng bụng, viêm ruột cấp tính, lồng ruột…
Một số nguyên nhân khác
Đau bụng xung quanh rốn có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Trẻ em từ 3 tháng đến 2 tuổi có thể gặp phải tình trạng lồng ruột, trong khi sự xuất hiện của giun đũa cũng là một nguyên nhân không thể bỏ qua. Đôi khi, một cơn đau nhẹ kèm theo dấu hiệu khác có thể báo hiệu việc bạn đang mang thai.
Đau bụng quanh rốn là bệnh gì?
Thông thường, chứng đau bụng quanh rốn là dấu hiệu cho thấy sự suy nhược của cơ quan chức năng tiêu hóa dẫn đến hiện tượng khó tiêu chức năng. Bên cạnh đó, đây là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý như:
Thoát vị rốn
Là tình trạng khi một phần nội tạng cơ thể bị lồi ra ngoài do các cơ bụng đóng không kín ở rốn. Chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh, mỗi năm có khoảng 1% trẻ bị thoát vị rốn, 90% những trẻ này thường tử vong khi lên 5 tuổi.
Biểu hiện bệnh:
- Đau rốn do máu không được lưu thông đến phần nội tạng lồi ra ngoài làm mô bị nhiễm trùng hoặc chết.
- Rốn bị sưng, tím tái, người bị sốt kèm theo nôn mửa.
Bệnh lý về dạ dày – tá tràng
Đau bụng quanh rốn sau khi ăn là biểu hiện thường gặp của các bệnh lý về dạ dày – tá tràng. Đa số các bệnh này xuất phát từ chế độ và thói quen ăn uống không phù hợp.
Bệnh có một số biểu hiện như sau:
- Đau vùng bụng quanh rốn và thượng vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua.
- Khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, bụng cảm thấy ậm ạch.
- Cơn đau thường tăng vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
- Dài hạn có thể dẫn đến sụt cân, người gầy yếu và xanh xao.
- Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như hẹp môn vị, biến dạng hành tá tráng, sa dạ dày, thậm chí thủng dạ dày.
Tắc nghẽn ruột non
Có thể xảy ra ở một phần hay toàn bộ ruột non khiến thức ăn không thể đi qua hệ tiêu hóa. Có thể xuất hiện do chất truyền nhiễm, bệnh viêm ruột, hội chứng sa ruột, khối u, vết sẹo từ ca phẫu thuật trước.
Biểu hiện:
- Đau bụng quanh rốn kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, phình bụng.
- Táo bóng nặng, sốt, mất nước, tim đập nhanh, nếu không được kịp thời điều trị có thể trở thành một biến chứng nguy hiểm.
Xem ngay: Đau bụng táo bón – Cách giảm đau, đi cầu nhanh
Viêm ruột thừa
Đau bụng vùng quanh rốn là dấu hiệu sớm của bệnh viêm ruột thừa. Là bệnh cần nhanh chóng được điều trị vì nó có thể gây nguy hiểm nếu kéo dài.
Biểu hiện bệnh:
- Đau âm ỉ quanh rốn, sau đó tăng lên dữ dội và quằn quại.
- Đau thắt khi ho hoặc vận động, có thể kèm sốt và cảm giác nóng.
- Đau nhói xung quanh rốn hoặc vùng bụng dưới bên phải, buồn nôn, ói mửa, phình bụng.
- Rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy.
Điều trị:
- Nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế khi nghi ngờ viêm ruột thừa để tránh biến chứng vỡ ruột thừa.
- Phẫu thuật là phương pháp chính để điều trị viêm ruột thừa.
Tham khảo thêm: Đau bụng trên rốn khi mang thai là bị gì, nguy hiểm không?
Viêm tụy cấp
Thường xuất hiện do sử dụng chất có cồn, thuốc, các tác nhân truyền nhiễm hoặc do bị sỏi mật. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm tụy hoại tử cấp tụy.
Biểu hiện bệnh:
- Đau bụng cấp, khởi đầu là đau kiểu giun chui vào ống mật kèm theo nôn, chướng bụng.
- Nếu bị viêm tụy do giun, sỏi có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân nặng nề, có các mảng bầm tím ở quanh rốn và vùng hông.
- Vàng da, sốt, tim đập nhanh.
Điều trị:
- Bệnh nhẹ sẽ dùng dịch truyền tĩnh mạch và thuốc giảm đau.
- Nếu nguyên nhân là do sỏi mật thì phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ sỏi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Là bệnh thường gặp ở nữ giới, chủ yếu do vi khuẩn E.coli ở đường ruột xâm nhập tới niệu đạo, hậu môn gây nhiễm trùng. Đây chỉ là một yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng đau bụng quanh rốn.
Biểu hiện bệnh:
- Đau quanh rốn, đau khi đi tiểu.
- Tiểu nước đục hoặc ra máu, nếu không kịp thời điều trị có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Điều trị: bằng thuốc kháng sinh có thể kết hợp cùng thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng viêm và thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Phình động mạch chủ
Là tình trạng động mạch chủ tăng kích thước, biến dạng khiến thành mạch dễ vỡ. Thường xuất hiện ở người hay hút thuốc lá, có tiền sử tiểu đường, tăng huyết áp. Đây là bệnh nguy hiểm gây vỡ mạch tại vị trí phình, có thể dẫn đến tử vong.
Biểu hiện bệnh:
- Đau bụng quanh rốn và đau lưng, đau đột ngột, kéo dài, có thể lan xuống bẹn, mông và chân.
- Bụng gồng cứng, cảm giác mạch đập mạnh ở vùng bụng.
- Người lo âu, buồn nôn và nôn, tim đập nhanh, ngất xỉu, cảm giác như có khối u ở bụng.
- Suy yếu bất chợt một bệnh, khó thở, hạ huyết áp.
Điều trị:
- Thay đổi lối sống: Kiểm soát huyết áp, bỏ rượu bia và thuốc lá cho trường hợp nhẹ.
- Can thiệp y tế: Phẫu thuật nếu động mạch chủ bụng bị rách.
Đau bụng quanh rốn kèm theo tiêu chảy là bệnh gì?
Nếu tình trạng đau bụng quanh rốn xuất hiện sau khi ăn kèm theo tiêu chảy thì thường xuất phát từ các bệnh lý sau:
Viêm đường tiêu hóa
Nguyên nhân:
- Chế độ ăn uống không khoa học, nhiều đường.
- Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Biểu hiện:
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội quanh rốn, muốn đi vệ sinh.
- Rối loạn đại tiện: táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ.
- Phân sống, mùi hôi, mất nước, mệt mỏi.
- Buồn nôn, ói mửa, sốt, đổ mồ hôi.
Điều trị:
- Triệu chứng thường tự khỏi sau vài ngày.
- Uống nhiều nước, bổ sung điện giải.
Tham khảo: Đau bụng sau khi ăn: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm
Ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân:
- Thực phẩm nhiễm khuẩn, độc tố, ôi thiu.
Biểu hiện:
- Đau dữ dội quanh rốn, co rút bụng, buồn nôn, nôn.
- Sốt cao, triệu chứng giống cúm, thân nhiệt tới 40 độ C.
- Tiêu chảy hoặc phân lỏng kéo dài, mất nước, khát, khô miệng, ít tiểu.
- Chóng mặt, đầu quay.
Điều trị:
- Trường hợp nhẹ: Nôn thức ăn, sử dụng nước chanh, cà chua để trung hòa acid dạ dày, dùng nước cháo, sữa, lòng trắng trứng để bảo vệ niêm mạc.
- Trường hợp nặng: Nôn ói, đau bụng dữ dội, sốt trên 38.6 độ C, ngứa ran cánh tay, tiêu chảy trên 3 ngày cần thăm khám bác sĩ.
Hội chứng ruột kích thích
Nguyên nhân:
- Vi khuẩn xâm nhập, chế độ ăn uống kém, tác dụng phụ thuốc.
Biểu hiện:
- Đau bụng quanh rốn, đau quặn, đau thượng vị sau ăn no hoặc ăn đồ chiên xào.
- Rối loạn đại tiện: táo bón hoặc tiêu chảy.
- Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, đặc biệt sau khi uống rượu bia.
Điều trị:
- Thuốc bổ sung chất xơ, nhuận tràng.
- Thuốc giảm tiêu chảy, chống co thắt đại tràng.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Cách xử lý khi bị đau bụng quanh rốn
Nếu đau bụng quanh rốn thường xuyên xuất hiện kèm theo triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng thăm khám để được điều trị kịp thời. Nếu tình trạng này chỉ mới xuất hiện với tần suất ít và không có gì bất thường, có thể cải thiện bằng cách:
- Nằm nghỉ, thư giãn, massage nhẹ bụng hoặc chườm nóng để giảm đau.
- Uống nước ấm hoặc trà gừng nếu cảm thấy chướng bụng, khó tiêu.
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, rượu bia, và caffeine.
- Tránh tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị khác mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Cách điều trị đau bụng quanh rốn thông thường
Với hiện tượng đau bụng quanh rốn không kèm theo các biểu hiện bất thường, có thể cải thiện bằng cách:
Chữa đau bụng bằng mật ong
Mật ong là một trong những phương pháp hỗ trợ cải thiện chứng đau bụng buồn nôn được nhiều người áp dụng. Bạn có thể pha 1 – 2 thìa mật ong với nước ấm, uống trực tiếp để giảm đau.
Chữa đau bụng bằng bạc hà
Mặc dù không phải là cách điều trị tận gốc nhưng phương pháp này có thể giúp xoa dịu cơn đau và cải thiện triệu chứng hiệu quả. Có thể dùng một ít lá bạc hà xay với hạt cây thì là, tỏi, gừng, bột hạt tiêu. Mỗi ngày uống một ít với nước ấm, uống 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.
Khi nào nên đến bác sĩ?
Dù đau bụng quanh rốn thường không quá nguy hiểm, song người bệnh cũng không nên chủ quan. Bởi bệnh chuyển biến xấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi:
- Nghi ngờ hiện tượng đau bụng có liên quan đến các bệnh lý đã đề cập.
- Bụng đau dữ dội kèm theo chóng mặt, thở gấp, xuất huyết.
- Đau bụng, nôn trên 24 giờ hoặc tiêu chảy trên 3 ngày có biểu hiện mất nước như môi khô, khát nước, thay đổi giọng nói.
- Sốt cao không lùi, tim đập nhanh, khó thở, ù tai, sưng hoặc phình bụng…
Có thể thấy hiện tượng đau bụng quanh rốn do nhiều nguyên nhân gây ra và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu tình trạng này đi kèm cùng nhiều triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng thăm khám để được kịp thời chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!