Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Có lẽ đây là điều mà rất nhiều chị em quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu cho một số vấn đề về xương khớp, các bệnh lý bên trong cơ thể.

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Trong thai kỳ, việc cảm thấy đau bụng dưới và đau lưng thường khiến nhiều người nghĩ ngay đến khả năng mang thai. Tuy nhiên, không nên dựa hoàn toàn vào những dấu hiệu này để kết luận.

đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai
Liệu tình trạng đau bụng dưới và đau lưng có phải dấu hiệu cảnh báo thai kỳ hay không?

Bác sĩ cũng lưu ý rằng những triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh cơ xương khớp, bệnh phụ khoa hoặc bệnh đường tiết niệu.

Nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc phát hiện thêm các triệu chứng như chậm kinh, ra máu âm đạo, mệt mỏi, buồn nôn, bạn mới nên xem xét khả năng mang thai.

Tham khảo thêm: Tập Gym, Squat, Deadlift, Yoga bị đau lưng dưới & cách khắc phục

Các vấn đề liên quan đến tình trạng đau bụng dưới và đau lưng

Sau đây là một số vấn đề về sức khỏe có thể liên quan đến sự xuất hiện của những cơn đau bụng dưới và đau lưng:

1. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi thai không phát triển trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí khác như vòi tử cung, cổ tử cung, buồng trứng hoặc thậm chí ngoài ổ phúc mạc. Thường thì vòi tử cung là vị trí phổ biến nhất, chiếm tới gần 95% trường hợp.

mang thai ngoài tử cung
Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai ngoài tử cung

Sự căng giãn quá mức của vòi trứng trong trường hợp này thường gây ra đau âm ỉ ở bụng dưới. Cơn đau có thể gia tăng dần và lan sang vùng hông và phía sau thắt lưng.

Việc không sớm phát hiện và điều trị tình trạng này có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là nếu vòi tử cung bị vỡ, có thể gây chảy máu nhiều và dẫn đến nguy cơ tử vong do mất máu. Ngoài ra, mang thai ngoài tử cung cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ trong tương lai.

2. Chu kỳ kinh nguyệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt, tử cung của phụ nữ phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu kinh ra ngoài, điều này có thể gây ra cơn đau bụng dưới và đau lưng. Đây là một phản ứng sinh học bình thường và thường xuyên xảy ra ở đa số phụ nữ.

Mức độ đau có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nhưng những cơn đau này thường là một dạng triệu chứng tiền kinh nguyệt, thông báo cho phụ nữ biết rằng chu kỳ “đèn đỏ” sắp tới.

3. Viêm tụy

Tuyến tụy, một cơ quan lớn nằm phía sau dạ dày và vắt qua cột sống thắt lưng, thường dễ bị viêm do nhiều nguyên nhân như lạm dụng rượu, sỏi mật, rối loạn chuyển hóa hoặc chấn thương.

viêm tụy
Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai? Đó có thể là dấu hiệu của viêm tụy

Viêm tụy có thể gây ra đau dữ dội lan tỏa từ bụng ra sau lưng, đặc biệt khi tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo. Triệu chứng thường bao gồm buồn nôn, sốt và rối loạn nhịp tim.

Tham khảo thêm: Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai và cách xử lý đúng

4. Bệnh về thận

Sỏi thận – một trong những bệnh thường gặp nhất về thận, cũng có thể gây ra đau bụng dưới và đau lưng. Sỏi thận thường phát sinh khi lượng canxi trong nước tiểu ứ đọng quá nhiều do rối loạn chuyển hóa.

Ngoài đau thắt lưng và bụng dưới, các triệu chứng khác có thể bao gồm tiểu buốt, khó tiểu, và ít nước tiểu. Trong một số trường hợp, sỏi thận còn có thể gây ra sốt nhẹ.

5. Các bệnh phụ khoa

Tình trạng đau bụng dưới và đau lưng ở phụ nữ cũng có thể liên quan đến một số bệnh phụ khoa. Phải kể đến như:

  • U xơ tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Viêm vùng chậu
  • Viêm cổ tử cung
  • Ung thư buồng trứng
đau lưng và đau bụng dưới có phải mang thai
Các bệnh phụ khoa cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng và đau bụng dưới ở phụ nữ

Những bệnh lý này nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Không ít trường hợp người bệnh đã gặp phải tình trạng hiếm muộn, vô sinh vì các bệnh nói trên.

Như vậy, đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe cần được quan tâm sớm. Tốt nhất bạn nên thăm khám để bác sĩ kiểm tra và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
chữa giãn dây chằng lưng 8 Cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà phục hồi hiệu quả

Ngoài việc điều trị tại bệnh viện, bạn có thể áp dụng các cách chữa giãn dây chằng lưng tại…

13 cách giảm đau lưng tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Đau lưng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc…

Bệnh đau lưng ở thanh niên – Thực trạng đáng báo động!

Bệnh đau lưng ở thanh niên khởi phát do thói quen ít vận động, gặp chấn thương ở cột sống…

Dùng lá nhàu trị đau lưng – Mẹo đơn giản mà hay

Dùng lá nhàu trị đau lưng là một phương pháp dân gian đơn giản và hiệu quả, được nhiều người…

Đau từ thắt lưng xuống chân trái – phải là bị gì?

Đau từ thắt lưng xuống chân trái - phải là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý ở cột…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua