Tập Gym, Squat, Deadlift, Yoga bị đau lưng dưới & cách khắc phục
Tập gym bị đau lưng dưới (hoặc , Squat, Deadlift và Yoga) là một hiện tượng khá phổ biến, thường gắn liền với các nguyên nhân cơ học như sai tư thế, sử dụng lực không đúng cách hoặc quá tải cơ bắp. Tuy nhiên, cảnh báo này cũng không thể xem nhẹ vì đôi khi nó là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe sâu xa hơn liên quan đến cơ xương khớp.
Tập Gym, Squat, Deadlift, Yoga bị đau lưng dưới – Nguyên nhân
Việc tập luyện có thể khiến những cơn đau lưng dưới khởi phát, sau đây có thể là nguyên nhân:
1. Không khởi động trước tập
Khởi động là bước quan trọng giúp cơ thể nóng lên, tăng tính linh hoạt cho cơ xương, hỗ trợ xương khớp chịu đựng áp lực tốt hơn, mang lại sự thoải mái khi bắt đầu tập luyện.
Bỏ qua khởi động khiến cơ thể khó thích nghi, đặc biệt là cột sống, vì vậy, có thể dẫn đến tình trạng Squat, Deadlift, Yoga hoặc tập gym bị đau lưng dưới.
2. Tập sai kỹ thuật
Tập luyện đúng kỹ thuật là chìa khóa để đạt kết quả tốt và tránh rủi ro. Sai lầm trong tư thế, nhất là với bài tập như Gym, Squat, Deadlift hoặc Yoga, có thể dẫn đến đau nhức hoặc chấn thương nghiêm trọng, đặc biệt là ở cột sống và vùng lưng dưới.
Cong lưng là sai lầm phổ biến, trong khi một số bài tập yêu cầu cột sống phải thẳng để tránh đau lưng.
3. Quá gắng sức khi tập luyện
Nhiều người tập luyện nặng với hy vọng cải thiện vóc dáng nhanh chóng, nhưng tập quá sức có thể gây đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau lưng dưới.
Cường độ tập mạnh và kéo dài, đặc biệt ở người thừa cân, béo phì, tăng áp lực lên cột sống và khớp, gây rủi ro.
4. Do các vấn đề xương khớp
Tập gym bị đau lưng dưới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo xương khớp của bạn đang gặp vấn đề. Sau đây là một số bệnh liên quan đến hiện trạng này:
- Thoát vị đĩa đệm: Cơn đau thường phát sinh do phần nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép vào các rễ dây thần kinh. Ngoài đau lưng dưới, triệu chứng tê bì vùng hông hoặc mông cũng có thể sẽ xuất hiện.
- Thoái hóa cột sống: Tình trạng thoái hóa khiến cho các đốt sống dễ ma sát vào nhau khi vận động, bị bào mòn dần. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm và khiến tình trạng đau nhức lưng phát sinh.
- Đau dây thần kinh tọa: Rất dễ khởi phát ở những người thừa cân, béo phì. Cơn đau thường khởi phát tại vùng lưng dưới và trải dài xuống cả mông, đùi và chân.
Khi bạn đang sống chung với các bệnh lý này thì việc tập luyện với cường độ mạnh sẽ làm cho tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
Tham khảo thêm: Đau lưng sau khi quan hệ (ở nữ, nam) – Hãy cẩn thận!
Tập Gym bị đau lưng dưới – Cách xử lý
Nếu tình trạng đau lưng dưới xảy ra khi đang tập luyện, tốt nhất bạn nên ngưng tập ngay. Có thể áp dụng một số cách xử lý nhanh dưới đây để khắc phục tạm thời tình hình.
1. Giãn cơ lưng
Đau lưng dưới có thể xảy ra khi cột sống chịu áp lực cao. Để giảm áp lực, hãy thư giãn và giãn cơ lưng với sự hướng dẫn của huấn luyện viên hoặc tự thực hiện động tác như cúi gập, xoay hông, hoặc treo mình trên xà để lưng được thả lỏng.
2. Xoa bóp, massage
Liệu pháp massage nhẹ nhàng có thể giảm đau nhức, giãn cơ, giảm áp lực lên cột sống và dây thần kinh, đặc biệt hiệu quả khi thoa dầu nóng. Nếu không thể tự thực hiện, hãy nhờ người khác giúp đỡ, nhưng tránh dùng lực mạnh để không gây tổn thương.
3. Tác dụng nhiệt
Liệu pháp này cũng sẽ rất hữu hiệu nếu tình trạng đau lưng dưới xuất hiện khi bạn tập Gym, Squat hay Yoga… Tùy thuộc vào biểu hiện của cơn đau mà có thể sử dụng nhiệt nóng hay nhiệt lạnh cho phù hợp.
- Chườm nóng: Phù hợp với những cơn đau xuất hiện đơn thuần không kèm theo các biểu hiện khác. Bạn có thể cho nước nóng khoảng 70 độ vào túi chườm rồi áp trực tiếp vào vùng lưng dưới.
- Chườm lạnh: Áp dụng khi tình trạng đau nhức đi kèm biểu hiện mô mềm ở vùng lưng dưới có dấu hiệu sưng lên. Nhiệt độ thấp sẽ giúp làm giảm sưng và ức chế cơn đau. Bạn có thể dùng đá lạnh xoa trực tiếp lên vùng lưng. Không xoa quá 15 phút để tránh gây bỏng lạnh vùng da bên ngoài.
4. Dùng thuốc điều trị tại chỗ
Một số loại thuốc điều trị tại chỗ không kê toa cũng sẽ phát huy tốt tác dụng trong trường hợp này. Mục đích của việc dùng thuốc là ức chế tạm thời tình trạng đau nhức. Thuốc được sử dụng có thể là miếng dán hay thuốc bôi.
Nhóm thuốc này mặc dù sử dụng ngoài da nhưng lại có tác dụng làm giảm đau rất nhanh. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng bởi có thể sẽ gặp phải một số tác dụng không mong muốn.
Tham khảo thêm: Bị đau lưng nên ăn gì, kiêng gì? Các món ăn chữa đau lưng
Khi nào bạn nên thăm khám bác sĩ?
Trong trường hợp lưng dưới bị đau do các nguyên nhân cơ học thì sẽ không đáng quan ngại. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp bị đau lưng dưới khi tập Gym, Deadlift, Squat hay Yoga có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng cần sớm can thiệp. Hãy thăm khám bác sĩ khi:
- Tình trạng đau nhức không có xu hướng giảm dù bạn đã ngưng tập và xử lý tại chỗ.
- Cơn đau khởi phát ngay cả khi bạn tập đúng kỹ thuật với cường độ phù hợp.
- Đau nhức kèm theo các dấu hiệu khác như sưng viêm hay nóng ran vùng lưng dưới.
Ngăn ngừa đau lưng dưới khi tập Gym, Squat, Deadlift, Yoga
Để tránh xảy ra trình trạng tập gym bị đau lưng dưới, bạn cần chú ý đến các vấn đề dưới đây:
- Dành 10-15 phút khởi động trước khi tập, nhất là cho người yếu cơ lưng dưới, tập trung vào động tác cho vùng thắt lưng và hông.
- Trong thời gian đầu chưa quen với các bài tập, bạn cần có huấn luyện viên hướng dẫn để tập đúng kỹ thuật.
- Không nên tập luyện với cường độ quá mạnh hay quá gắng sức kéo dài thời gian tập.
- Với các bài tập như Gym, Squat hay Deadlift không nên tập với tạ quá nặng với khả năng của cơ thể.
- Với bộ môn Yoga nên bắt đầu các tư thế từ dễ đến khó để cơ thể có thể thích nghi tốt hơn.
- Khi tình trạng đau lưng dưới xuất hiện trong quá trình tập, bạn hãy ngưng tập và xử lý tại chỗ để hạn chế rủi ro phát sinh.
Squat, Deadlift, Yoga hoặc tập gym bị đau lưng dưới là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý xương khớp. Nếu gặp phải tình trạng này thường xuyên thì bạn hãy sớm thăm khám để can thiệp kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau lưng khó thở kèm tức ngực là bệnh gì, nguy hiểm không?
- Mẹochữa đau lưng sau sinh mổ – Hết đau, không đụng vết mổ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!