Đau lưng dưới (ngang thắt lưng): Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
Đau lưng dưới là một trong những vấn đề sức khỏe mà rất nhiều người đang gặp phải hiện nay. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng làm viêc mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân của đau lưng có thể từ tư thế ngồi không đúng, vận động quá sức, chấn thương, hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý khác.
Đau lưng dưới là bệnh gì?
Đau lưng phía dưới (ngang thắt lưng) thường là do chấn thương hoặc căng cơ do hoạt động quá mức gây ra. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như ung thư tủy sống, tổn thương đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, viêm khớp, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng cột sống…
Tình trạng đau này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, được gọi là đau lưng dưới cấp tính. Trong khi đau lưng phía dưới mãn tính thường kéo dài hơn 3 tháng.
Hầu hết các trường hợp đau lưng dưới thường xuất hiện ở người từ 30 – 50 tuổi. Điều này cho thấy quá trình lão hóa có thể là một trong những nguyên nhân gây nên. Khi cơ thể già đi, đĩa đệm, sụn khớp bị tổn thương và dễ bị kích thích hớn.
Mặc dù tình trạng đau lưng này thường không gây ra các vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ.
Tham khảo thêm: 13cách giảm đau lưng tại nhà hiệu quả nhanh nhất
Các dấu hiệu của tình trạng đau lưng phía dưới ngang thắt lưng
Hiện tượng bị đau thắt lưng có thể kết hợp với một vài triệu chứng khác. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển từ từ và tệ hơn theo thời gian. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng, các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm:
- Đau âm ỉ hoặc nhức nhẹ.
- Đau nhói, đau rát và lan rộng đến mông, đùi, đôi khi là chân và bàn chân.
- Co thắt cơ bắp, căng cứng ở lưng, xương chậu và hông.
- Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi hoặc có các hoạt động thể lực.
- Gặp khó khăn khi đứng thẳng, đi bộ.
Nguyên nhân gây nên đau lưng dưới
Tình trạng đau lưng này thường là do chấn thương phần mềm, căng cơ, bong gân ở lưng hoặc căng thẳng đột ngột gây ra, có thể làm lưng bị kéo căng quá mức và dẫn đến đau lưng cấp tính.
Ngoài ra, các tình trạng đau lưng thấp mãn tính thường kéo dài hơn 3 tháng. Đa số các trường hợp thường có liên quan đến:
1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây viêm và chèn ép các dây thần kinh và gây đau lưng. Ngoài ra, nếu các đĩa đệm bị vỡ có thể làm rách hoặc tổn thương các dây thần kinh. Điều này có thể dẫn đến cơn đau dữ dội.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh có thể điều trị được. Điều quan trọng là người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu và có biện pháp xử lý kịp lúc.
2. Thoái hóa đĩa đệm
Đĩa đệm khỏe mạnh thường chứa đầy dịch để giảm ma sát giữa các khớp xương. Khi cơ thể già đi, sự lão hóa sẽ làm Hydrat hóa và mòn đĩa đệm. Lâu dài sẽ gây thoái hóa đĩa đệm, khiến các khớp xương ma sát trực tiếp với nhau và gây đau lưng.
3. Đau dây thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa thường bắt đầu từ hông kéo dài xuống mông, hai chân và kết thúc ở bàn chân. Dây thần kinh tọa có chức năng kết nối cột sống với chân.
Do đó, một cơn đau dây thần kinh tọa có thể thường kéo dài từ lưng đến hai chân. Các cơn đau thần kinh tọa thường tạo ra cảm giác rát hoặc giống như kim châm vào da thịt.
4. Hẹp ống tủy sống
Hẹp ống tủy sống thường là hậu quả của thoái hóa đĩa đệm giữa các đốt sống. Tình trạng này có thể kích thích các mô mềm và gây áp lực lên hệ thống thần kinh, gây ra các triệu chứng như tê liệt, yếu cơ và đau lưng.
Hẹp ống tủy sống thường xuất hiện ở người cao tuổi do quá trình lão hóa. Tuy nhiên, người trẻ tuổi vẫn có thể gặp vấn để này nếu từng bị chấn thương cột sống.
5. Cong vẹo cột sống
Các biến dạng cột sống bao gồm bẩm sinh hoặc do tư thế xấu lâu ngày để có thể gây đau lưng dưới. Cột sống cong vẹo làm tăng áp lực lên các cơ, gân, dây chằng, đốt sống và gây đau.
Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành, đặt biệt là người có tính chất công việc ngồi nhiều.
6. Viêm khớp
Viêm khớp, viêm đa khớp là hệ quả của quá trình lão hóa. Tình trạng này khiến khiến lưng dưới bị đau, viêm, mất ổn định và thu hẹp ống tủy sống.
Viêm khớp thường ảnh hưởng đến người trên 50 tuổi, triệu chứng phổ biến là gây ra hiện tượng đau lưng dưới. Các cơn đau có thể ở mức độ khác nhau tùy theo tình trạng bệnh và thể lực của bệnh nhân.
7. Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có thể khiến người bệnh bị đau lưng ngang thắt lưng bao gồm:
- Đau cơ xơ hóa
- Viêm cột sống (viêm khớp giữa các đốt xương cột sống)
- Thoái hóa cột sống
- Mang thai
- Vấn đề về thận và bàng quang
- Lạc nội mạc tử cung
- Viêm vùng chậu
- U nang buồng trứng
- Ung thư
Tham khảo thêm: Đau vùng lưng dưới bả vai bên trái có phải dấu hiệu của bệnh lý?
Cách trị đau lưng dưới
Có rất nhiều lựa chọn điều trị tình trạng đau lưng này hiệu quả, việc điều trị thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nhu cầu của bệnh nhân.
1. Chăm sóc đau lưng tại nhà
Các phương pháp chăm sóc tại nhà thường mang lại hiệu quả cao trong 72 giờ đầu sau khi cơn đau bắt đầu. Nếu cơn đau không giảm sau khi tiến hành chăm sóc tại nhà, hãy đến bệnh viện.
Các biện pháp bao gồm:
- Nghỉ ngơi đầy đủ để cải thiện các cơn đau và để cơ lưng có thời gian hồi phục, tránh vận động mạnh
- Nếu tính chất công việc ngồi nhiều, hãy đứng dậy hoạt động nhẹ nhàng sau mỗi 30 – 40 phút.
- Luyện tập một số động tác vật lý trị liệu điều trị đau lưng.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể thư giãn cơ bắp, giảm sưng và hạn chế kích ứng vùng lưng bị tổn thương.
- Tắm nước ấm hoặc massage nhẹ nhàng có thể giúp các cơ thư giãn, giảm cứng cơ và cải thiện tình trạng hiệu quả.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen và Acetaminophen, chú ý sử dụng theo hướng dẫn.
2. Thuốc điều trị đau lưng dưới
Nếu tình trạng đau lưng ngang thắt lưng không được cải thiện, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc dựa trên các triệu chứng để điều trị bệnh. Các loại thuốc trị đau lưng phổ biến bao gồm:
- Thuốc giãn cơ hoạt động như thuốc ức chế hệ thống thần kinh trung ương và tăng khả năng vận động của cơ. Tuy nhiên, thuốc không thể làm giảm các cơn đau mãn tính.
- Thuốc giảm đau Opioids thường được sử dụng để điều trị các cơn đau nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện và nhiều tác dụng phụ. Do đó, sử dụng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ.
- Tiêm Steriod ngoài màng cứng để giảm đau tạm thời. Một liều tiêm thường có tác dụng đến 3 tháng.
3. Phẫu thuật
Mặc dù rất hiếm nhưng các trường hợp đau lưng dưới nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật thường chỉ được lựa chọn khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả điều trị.
Có hai loại phẫu thuật điều trị phổ biến là phẫu thuật xâm lấn và phẫu thuật nội soi. Các ca phẫu thuật nội soi thường có thời gian hồi phục nhanh, ít để lại biến chứng và thời gian nằm viện cũng ngắn hơn.
Những cách phòng ngừa đau lưng dưới hiệu quả nên áp dụng
Phòng ngừa đau lưng phía dưới đòi hỏi sự chú ý đến lối sống, thói quen hàng ngày và cách thức vận động. Dưới đây là một số cách hiệu quả để tránh tình trạng này:
- Duy trì tư thế đúng đắn
- Vận động đều đặn
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp bằng các bài tập hỗ trợ
- Nâng vật nặng đúng cách
- Tránh ngồi quá lâu, nên vận động sau 30 phút
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Chế độ ăn uống lành mạnh
Việc nhận thức và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đau lưng dưới là chìa khóa để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh. Bằng cách chăm sóc cơ thể và cột sống của mình mỗi ngày, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro và tác động của đau lưng, từ đó cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau lưng bên trái: Các bệnh thường gặp và giải pháp khắc phục
- Đau lưng trên: Vị trí, nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!