Đau lưng bên trái: Các bệnh thường gặp và giải pháp khắc phục
Đau lưng bên trái là hiện tượng phổ biến có thể bắt gặp ở nhiều người, nhất là lứa tuổi trung niên và người lớn tuổi. Tùy theo nguyên nhân mà tình trạng này có kèm theo những triệu chứng khác nhau. Vậy tình trạng đau lưng này xảy ra do nguyên nhân nào? Khi gặp phải thì nên xử lý như thế ra sao?
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng phía bên trái
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng phía bên trái, sau đây là một số lý do thường gặp:
- Do chấn thương: Các va chạm mạnh trong quá trình vận động, vui chơi giải trí hoặc tai nạn dẫn đến sự tổn thương của cơ, cột sống và các dây chằng vùng thắt lưng. dẫn đến cảm giác lưng, vai gáy nhức mỏi.
- Do làm việc quá sức hoặc lười vận động: Người lười vận động, ngồi lâu một chỗ, ngồi sai tư thế sẽ thường có cảm giác đau nhức vùng eo sau lưng. Ngoài ra, những người làm công việc nặng, mang vác vật quá sức cũng dễ bị đau lưng ở phía trên.
- Do tuổi tác: Cơ thể lão hóa, hệ thống xương khớp bắt đầu thoái hóa, suy giảm chức năng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau nhức vùng thắt lưng.
- Do bệnh lý gây ra: Đau nhức lưng trái cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như sỏi thận, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa…
Tham khảo thêm: 13 cách giảm đau lưng tại nhà hiệu quả nhanh nhất
Đau lưng bên trái là dấu hiệu của những bệnh lý nào?
Như đã nói, tình trạng đau lưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy bị đau lưng phía bên trái là bệnh gì?
Bệnh sỏi thận
Chứng đau thắt lưng trái có thể do bệnh sỏi thận gây ra. Lúc này, cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng, thắt lưng, hông và sườn trái.
Đau nhiều và tăng dần khi làm việc, giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi thư giãn. Ngoài triệu chứng đau nhức lưng, người bệnh còn gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu…
Bệnh về phổi
Nếu mắc phải các bệnh như viêm phổi, lao phổi, phổi trái có khối u thì người bệnh thường có các biểu hiện như đau vùng lưng bên trái phía sau kèm theo cảm giác ngực đau rát, thở khò khè, xuất huyết phổi.
Thông thường, vùng bị thương chỉ ổn định ở khu vực tổn thương sau đó dần lan tỏa sang các vị trí khác và tăng dần theo cấp độ. Các cơn đau lưng gây ra bởi bệnh phổi luôn kéo dài âm ỉ và thường xuất hiện lúc về đêm hoặc gần sáng.
Viêm loét dạ dày
Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra các cơn đau nhức ở vùng lưng là do các dây bị thần kinh nhận được tín hiệu cảnh báo căng thẳng truyền về não bộ.
Do đó, cơ thể sẽ diễn ra hoạt hàng các phản ứng co thắt – giãn hoặc rút dây chằng gây đau lưng và tê chân. Sau khi lực căng của dây chằng trở về vị trí ban đầu thì cơn đau sẽ thuyên giảm.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích xuất hiện với các triệu chứng như đau lưng bên trái kèm theo tiêu chảy, nôn mửa do bị dị ứng thức ăn. Nếu nặng hơn có thể gây ra tiêu chảy, đau thắt lưng, tê chân trái, đau bụng. Nguyên nhân là do ống tiêu hóa bị rối loạn khiến đại tràng bị kích thích đột ngột dẫn đến tăng co bóp.
Đau dây thần kinh tọa
Ngoài đau thắt vùng lưng và tê chân trái, người bệnh đau dây thần kinh tọa còn có những biểu hiện như lưng có cảm giác tê buốt như bị kim châm, bắt đầu từ vùng thắt lưng xuống dước mặt sau của chân. Nếu tổn thương ở rễ thần kinh số 5 sẽ có hiện tượng đau dọc eo đến ngoài ngón út.
Thoát vị đĩa đệm
Là tình trạng đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu khiến các rễ thần kinh, dây thần kinh bên trái bị chèn ép. Bệnh không chỉ gây đau vùng thắt lưng bên trái mà làm gây tê bì lưng, mông, đùi và 2 chân.
Nếu người bệnh không kịp thời điều trị sẽ bị hạn chế trong vận động, khó đi lại thậm chí là tê liệt.
Thoái hóa cột sống
Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra ở người trung niên hoặc cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Điều này dẫn đến thay đổi cấu trúc cột sống, thiếu dưỡng chất và suy giảm chức năng, gây đau lưng.
Gai cột sống lưng
Gai cột sống lưng là tình trạng các chỏm gai xương mọc ra rìa cột sống. Khi chúng cọ xát với nhau người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ vùng lưng trái phải.
Cơn đau thường phát tác lúc nửa đêm và kéo dài đến sáng sớm, càng về sau tình trạng đau nhức càng thêm nghiêm trọng.
Một số bệnh phụ khoa
Đau lưng trái ở phụ nữ có thể do viêm cổ tử cung, lạc nội mạc cổ tử cung, u nang buồng trứng… Triệu chứng bao gồm đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, thay đổi mùi, màu sắc của huyết trắng.
Bệnh viêm tiền liệt tuyến ở nam giới
Đau lưng phía bên trái ở nam giới còn là dấu hiệu của bệnh viêm tiền liệt tuyến ở nam giới. Bệnh còn kèm theo các biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu gắt, tiểu buốt, đau nhức thắt lưng, vùng bụng dưới luôn có cảm giác căng tức khó chịu.
Các vị trí thường bị đau lưng bên trái
Vùng lưng bên trái có thể bị đau ở nhiều vị trí khác nhau như:
Đau lưng dưới bên trái gần mông
Triệu chứng đau lưng này là hiện tượng vùng hông, mông đau nhức khó chịu. Thông thường, các cơn đầu xuất hiện đều đặn, âm ỉ nhưng không kéo dài.
Tuy nhiên, nếu không được kịp thời điều trị, tình trạng này sẽ xuất hiện với mức độ với tần suất dày đặc khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Đây có thể do là dấu hiệu của bệnh thận, thoát vị đĩa đệm, hoặc do đại tràng Sigma gây nên.
Đau sau lưng bên trái
Cơn đau ở khu vực này bắt đầu từ sau lưng bên trái và dần dần lan rộng ở thắt lưng. Thường kéo dài từ 30 phút đến 1h đồng hồ, hay xuất hiện sau bữa ăn, lúc vận động hoặc khi ngủ dậy. Đau sau lưng bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đốt sống.
Đau lưng trên bên trái
Vùng lưng phía trên bên trái là vị trí của dây chằng, các dây cơ, phổi và một phần của tim. Triệu chứng đau thường gặp của tình trạng này là cơ đau bắt đầu từ bả vai kéo dài xuống giữa lưng.
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp các vấn đề về dây thần kinh, gân, cơ ở phần lưng, hoặc các bệnh lý như viêm phổi, lao phổi, thoái hóa cột sống…
Đau nửa lưng bên trái
Các cơn đau nửa lưng bên trái thường kéo đến bất chợt, tùy theo mức độ mà có thời gian kéo dài khác nhau. Nếu cơn đau là do hệ tiêu hóa không tốt thì sẽ có các biểu hiện kèm theo như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, thậm chí là đi ngoài ra máu.
Nếu tình trạng này là do xuất phát từ các bệnh phụ khoa như viêm, ung thư buồng trứng, tử cung thì sẽ kèm theo sự thay đổi của khí hư và chu kỳ kinh nguyệt.
Đau lưng bên trái phía dưới
Tình trạng này thường xuất hiện ở khu vực góc phần tư bên trái bao gồm khu vực từ rốn đến xương vùng chậu. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh về đại tràng, dạ dày, cổ tử cung hoặc buồng trứng.
Tham khảo thêm: Biểu hiện đau lưng do thận yếu và cách khắc phục
Xử lý thế nào khi đau thắt lưng trái?
Khi đau nhức lưng, đau cơ lưng bên trái mà không biết nguyên nhân, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, thư giãn và tránh vận động mạnh, thay vào đó có thể vận động nhẹ nhàng để xương khớp được thả lỏng, không khuân vác vật nặng để không làm tổn thương trầm trọng hơn.
Nếu tình trạng nhẹ, mới xuất hiện người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dân gian hoặc luyện tập các bài tập yoga để cải thiện triệu chứng. Có thể dùng nước ấm chườm vùng lưng đau hoặc mát-xa nhẹ nhàng với tỏi.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện đột ngột, cơn đau kéo dài từ 3 – 5 ngày và có dấu hiệu ngày một nghiêm trọng hơn thì nên nhanh chóng thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác bệnh tình để có biện pháp điều trị phù hợp.
Các biện pháp điều trị đau vùng thắt lưng bên trái
Khi bị đau lưng, đau thắt lưng hông trái, tùy vào tình trạng mà sẽ có những cách chữa khác nhau.
Điều trị bằng Tây y
1. Thuốc Tây
Thuốc Tây chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua và lạm dụng. Nếu dùng không đúng bệnh, đúng liều lượng sẽ gây ra những tác dụng phụ đáng tiếc.
Một số loại thuốc bác sĩ thường dùng cho người bệnh đau lưng trái gồm:
- Thuốc kháng viêm liều nhẹ như Paracetamol, Acetaminophen…
- Thuốc kháng viêm không Steroid như Aspirin, Diclofenac…
- Thuốc giãn cơ như Baclofen, Myonal…
- Các vitamin nhóm B như B12, B1, B6…
Xem thêm: 7 Thuốc trị đau lưng của Mỹ hiệu quả, được tin dùng
2. Các biện pháp hỗ trợ
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà người bị đau lưng có thể được áp dụng các phương pháp hỗ trợ khác nhau. Có thể kể đến như bấm huyệt, kéo giãn cột sống, hồng ngoại, sóng cao tần, đốt laser…
3. Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ áp dụng khi tình trạng đau lưng trái liên quan đến các bệnh lý và đã biến chứng nặng khi việc dùng thuốc hoặc các biện pháp hỗ trợ khác không còn tác dụng.
Điều trị bằng Đông y
1.Điều trị bằng thuốc Nam
Các bài thuốc nam có tác dụng hỗ trợ tốt cho việc điều trị chứng đau lưng bên trái nên được rất nhiều người áp dụng. Có thể kể đến như:
- Ngải cứu: Lấy 500g ngải cứu rửa sạch, sao nóng cùng một nắm muối hột. Bọc hỗn hợp này trong một chiếc khăn mỏng chườm lên vùng lưng đau hoặc đắp trực tiếp lên lưng trong vòng 15 phút.
- Xương rồng: Dùng 3 nhánh xương rồi, bỏ gai thật sạch, băm nhỏ, xào nóng cùng phèn chua, muối hột, cám gạo, giấm. Đắp trực tiếp lên vùng lưng trái trong 30 phút.
- Cỏ xước: Cỏ xước thái nhỏ, phơi khô, mỗi ngày lấy 1 ít đun với nước để uống. Dùng mỗi ngày thay nước lọc để thấy hiệu quả.
2. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị an toàn nhưng hiệu quả lâu, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì. Một số biện pháp có thể kể đến như:
- Châm cứu: Sử dụng kim châm kích thích các huyệt đạo quan trọng trên lưng sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm đau và giải phóng tình trạng chèn ép của dây chằng, dây thần kinh.
- Tắm suối khoáng, bùn: Bùn và suối khoáng giúp cơ thể được thư giãn, hệ cơ xương thả lỏng từ đó giảm đau hiệu quả.
Tham khảo thêm: Đau lưng dưới (ngang thắt lưng): Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
Cách để phòng ngừa và cải thiện đau lưng tại nhà hiệu quả
Đau lưng ở bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như căng cơ, viêm khớp, tổn thương hoặc các vấn đề liên quan đến cột sống. Dưới đây là một số cách phòng ngừa hiệu quả:
- Tập thể dục đều đặn
- Duỗi cơ và tăng cường cân bằng cơ bắp
- Duy trì tư thế ngồi và đứng đúng cách
- Tránh nâng vật nặng quá sức
- Thực hiện giãn cách cột sống định kỳ
- Tránh tình trạng căng thẳng
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu canxi và vitamin
- Tham khảo ý kiến bác sĩ
Đau lưng bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng để giảm đau, phát hiện kịp thời các vấn đề về sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Bị đau lưng nên ăn gì, kiêng gì? Các món ăn chữa đau lưng
- Chữa đau lưng bằng lá lốt – Mẹo dân gian mà cực hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!