Họng Bé Có Đốm Trắng: Biểu Hiện Chớ Xem Thường

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Họng bé có đốm trắng là biểu hiện của hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm như nhiễm nấm, ung thư vòm họng, viêm amidan hốc mủ,… Các bậc phụ huynh nên chú ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho bé.

Họng bé có đốm trắng
Họng bé có đốm trắng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Họng bé có đốm trắng biểu hiện các bệnh lý nguy hiểm

Rất nhiều cha mẹ thiếu cảnh giác khi trẻ có dấu hiệu xuất hiện đốm trắng ở họng. Triệu chứng này cho thấy các bé đang mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu nhận thấy họng bé có đốm trắng, rất có thể trẻ đang mắc phải một trong những bệnh lý nguy hiểm sau đây.

1. Nhiễm nấm

Khi trẻ bị nhiễm nấm sẽ có các đốm trắng nổi nhiều ở vòm họng ở cả vùng lưỡi, họng và hai bên má. Các bé thường xuyên quấy khóc, thức giấc giữa đêm, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, thường xuyên quấy khóc. Nếu không kiểm soát kịp thời, tình trạng nấm có thể lấy lan sang các cơ quan khác trong vùng miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Ung thư vòm họng

Một số trường hợp họng bé có đốm trắng là do mắc bệnh ung thư vòm họng. Tuy xác suất mắc phải căn bệnh này không cao nhưng các bậc phụ huynh cần phải thận trọng. Nếu các tế bào trắng (bạch sản) không được kiểm soát kịp thời có thể khiến cho trẻ dễ đối diện với tình trạng ung thư amidan và hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác.

3. Viêm họng liên cầu khuẩn

Họng bé có đốm trắng còn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn. Tuy đây là bệnh lý lành tính, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, có thể chữa trị khỏi nhưng các bậc phụ huynh không nên quá chủ quan. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu này, cha mẹ nên đưa bé tiến hành thăm khám, điều trị sớm.

4. Viêm amidan hốc mủ

Họng bé có đốm trắng là một trong những biểu hiện của bệnh viêm amidan hốc mủ. Ngoài triệu chứng này, trẻ còn có cảm giác vướng víu, nuốt nghẹn, đau rát ở cổ họng, hơi thở có mùi khó chịu.

Đặc biệt, ở những nốt bã đậu, nếu dùng tay ấn có thể khiến cho vùng mủ nhanh chóng bị chảy ra, lẫn với đờm. Bệnh lý này sẽ khó chữa trị khi chuyển biến thành dạng mãn tính.

Họng bé có đốm trắng
Viêm amidan khiến họng bé có đốm trắng

XEM THÊM: Viêm Amidan hốc mủ kiêng ăn gì để bệnh không nặng thêm?

5. Tăng bạch cầu đơn nhân

Đây là bệnh lý do virus gây ra và có thể tái phát nhiều lần. Với sức đề kháng yêu, trẻ sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh này. Trong vòm họng của trẻ sẽ xuất hiện các đốm trắng, kèm theo đó là hàng loạt các triệu chứng khác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, sốt,… Ngoài ra, bé còn bị sưng hạch lympho, cơ thể phát ban,… Việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phát hiện muộn. 

6. Viêm màng tim bên ngoài

Khi bị viêm màng tim bên ngoài, trẻ sẽ có dấu hiệu bị sưng phồng ở tim, khó thở đau tức ngực, nhất là ở vùng xương ức. Các bậc cha mẹ chú ý sẽ thấy họng bé có đốm trắng, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, suy nhược cơ thể, vùng cổ sưng to. Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.  

7. Viêm cầu thận

Trẻ bị viêm cầu thận là do chức năng của thận không lọc được máu, dẫn đến tình trạng bị viêm. Các chất lỏng bị ứ trong cơ thể khiến họng bé có đốm trắng và cơ thể sưng phù, nhất là vùng bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân,…Ngoài ra, các bé còn bị tiểu ít, cơ thể mệt mỏi, sút cân,… Nhất là về đêm, trẻ sẽ đi tiểu nhiều lần và luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó thở.

8. Viêm khớp

Viêm khớp là bệnh lý phổ biến ở người lớn nhưng không phải hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Với các bé bị viêm khớp, đau nhức nhiều ở vùng xương khớp cũng khiến trẻ gặp phải tình trạng xuất hiện đốm trắng ở họng. Nếu không kịp chữa trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ sau này. 

9. Trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân khiến trẻ có đốm trắng ở họng. Khi dung dịch axit trong dạ dày bị trào ngược lên họng sẽ khiến các loại vi khuẩn nhanh chóng tích tụ và tấn công họng, làm xuất hiện các đốm trắng. Đốm trắng ở họng hình thành nhiều sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu, bị nhạt miệng, ợ hơi, ợ chua, sức khỏe giảm sút. 

Làm gì khi họng bé có đốm trắng?

Họng bé có đốm trắng là biểu hiện không nên xem thường. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu mắc phải căn bệnh này, các mẹ nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Bên cạnh đó, các mẹ phải chú ý đến thói quen sinh hoạt của trẻ để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Dưới đây là một số vấn đề cha mẹ nên chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ.

Họng bé có đốm trắng
Bổ sung dưỡng chất giúp cải thiện đốm trắng ở họng trẻ
  • Cho bé thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng. Mỗi ngày, các mẹ nên hướng dẫn bé súc miệng khoảng 2 – 3 lần để vệ sinh khoang miệng thật sạch. Nước muối có tác dụng rất tốt trong việc diệt khuẩn, tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
  • Giữ vệ sinh vòm họng, tay chân cho trẻ thật tốt. Sau khi ăn, các mẹ nên làm sạch vòm họng của trẻ.
  • Không được cho bé tiếp xúc trực tiếp với chất bẩn, động vật,…
  • Đảm bảo an toàn các loại thực phẩm cho trẻ ăn
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé. Các mẹ nên cho trẻ bổ sung các loại thức ăn chứa vitamin C từ trái cây và các loại rau xanh.
  • Không được cho trẻ uống nước đá vì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
  • Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, chứa chất kích thích
  • Cho trẻ mang khẩu trang khi ra đường để tránh tình trạng ô nhiễm, khói bụi
  • Tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với môi trường điều hòa trong khoảng thời gian dài.
  • Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Các mẹ có thể cho bé uống sinh tố trái cây để bổ sung chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho trẻ. 
  • Tiến hành điều trị bệnh cho trẻ theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh tránh các biến chứng có thể xảy ra.
  • Nếu bé còn nhỏ, các mẹ nên sử dụng mật ong để làm sạch miệng cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương đến họng.

Tình trạng họng bé có đốm trắng không đơn thuần là dấu hiệu thông thường mà tiềm ẩn những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Trong quá trình điều trị bệnh cho bé, các mẹ nên theo dõi tình trạng bệnh của trẻ. Nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra, các bậc phụ huynh cần phải thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát bệnh kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Có nên cắt amidan cho người lớn không? Có Nên Cắt Amidan Cho Người Lớn Không? Điều Cần Biết

Có nên cắt amidan cho người lớn không? Các bác sĩ cho biết nên cắt amidan cho người lớn khi…

Viêm Amidan Nổi Hạch Ở Cổ có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Viêm amidan nổi hạch ở cổ là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, có thể xảy ra ở…

Các biến chứng của viêm amidan nguy hiểm bạn cần biết

Các biến chứng của bệnh viêm amidan như áp xe amidan, viêm tai giữa, viêm xoang,... chỉ xuất hiện ở…

Phân biệt amidan bình thường và bị viêm (có hình ảnh) để biết cách xử lý hiệu quả

Amidan bình thường có màu hồng nhạt, mềm, không có mảng trắng, không sưng to. Thông thường, amidan không gây…

Sỏi Amidan có tự khỏi không?

Sỏi amidan có tự khỏi không? Các chuyên gia cho biết, câu trả lời ngắn gọn là không. Sỏi amidan…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua