Sưng Amidan 1 Bên (Trái – Phải) Có Nguy Hiểm? Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Sưng amidan 1 bên là hiện tượng khối amidan sưng to, căng phồng, phù nề và có kích thước lớn hơn bình thường, bên trái lớn hơn bên phải hoặc ngược lại. Đây là triệu chứng khá nguy hiểm và cảnh báo nhiều bệnh lý ở vùng họng. Vậy nếu chẳng may gặp phải triệu chứng này bệnh nhân cần phải làm gì để trị khỏi bệnh? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Sưng amidan 1 bên
Sưng amidan 1 bên là tình trạng khá nguy hiểm cảnh báo nguy cơ cao mắc các bệnh lý viêm nhiễm

1 bên amidan bị sưng là dấu hiệu của bệnh gì?

Amidan là tổ chức gồm các tế bào lympho có khả năng sản sinh ra các kháng thể IgG giúp duy trì sự hoạt động của hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây viêm. Tuy nhiên, do vị trí của amidan nằm ở vị trí khá nhạy cảm, ở ngã tư khí quản (đường thở) và thực quản (đường ăn) nên thường xuyên phải tiếp xúc với các loại bụi bẩn, thức ăn nên rất dễ gây tổn thương và sưng amidan 1 bên. 

Thông thường, tình trạng viêm sẽ xảy ra ở cả hai bên, tuy nhiên một số trường hợp có thể xảy ra sưng amidan 1 bên rất đáng lo ngại. Đây là tình trạng khối amidan bị viêm nhiễm quá mức và có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về họng từ đơn giản cho đến phức tạp như:

1. Viêm amidan cấp hoặc mãn tính 1 bên

Viêm amidan là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, chủ yếu là ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở một bên, chẳng hạn như sưng 1 bên do viêm nhiễm chỉ khu trú ở bên trái hoặc bên phải tổ chức amidan. Lúc này, khi thực hiện soi họng có thể thấy 2 hạch amidan có kích thước không đều nhau, một bên to một bên nhỏ. 

Bên cạnh triệu chứng sưng amidan 1 bên, người bị viêm amidan một bên còn gây ra nhiều triệu chứng khác như: rỉ dịch mủ, sốt cao, ho nhiều, nổi hạch ở cổ…  Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm amidan là do nhiễm virus, vi khuẩn từ bên ngoài cơ thể hoặc do dịch viêm từ các hốc xoang chảy xuống cổ họng. 

Viêm amidan không quá nguy hiểm và dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ là chủ quan khiến bệnh diễn tiến nặng, phát sinh biến chứng nguy hiểm khiến việc điều trị khó khăn hơn. Thậm chí nhiều trường hợp còn phải phẫu thuật cắt amidan.  

2. Áp xe amidan

Áp xe amidan là một trong những biến chứng tại chỗ thường gặp của viêm amidan cấp hoặc viêm amidan mãn tính. Lúc này, bệnh nhân thường có các biểu hiện như sốt cao từ 38 – 40 độ C, khối amidan sưng phồng, lưỡi gà, màn hầu bị phù nề và bị đẩy vẹo sang một bên, quan sát sẽ thấy không có sự cân bằng đối xứng. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như đau 1 bên họng dữ dội, nuốt đau, khó há miệng to, hơi thở có mùi hôi…

Sưng amidan 1 bên
Áp xe amidan là biến chướng thường gặp của viêm amidan cấp hoặc mãn tính không được điều trị kịp thời và đúng cách

Thông thường, áp xe amidan không quá nguy hiểm, chỉ cần dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, hạ sốt sẽ khỏi rất nhanh. Nhưng ngược lại, nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng ngày càng nặng, khối áp xe amidan vỡ ra và khiến dịch mủ viêm lan rộng. Tình trạng này làm tăng nguy cơ bị áp xe bên trong thành họng, phù nề thanh quản, viêm tắc xoang hang, nhiễm khuẩn huyết, tổn thương thành động mạch cảnh trong… rất nguy hiểm. 

3. Sỏi amidan

Sỏi amidan là bệnh lý phổ biến gây sưng amidan 1 bên. Bệnh xảy ra do thức ăn thừa tích tụ do mắc kẹt trong các hốc amidan. Theo thời gian, chúng phát triển thành các ổ viêm nhiễm chứa lượng vi khuẩn, virus lớn và hình thành các khối vôi hóa màu trắng, màu ngà vàng trên amidan hay còn gọi là sỏi amidan. 

Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này là sưng 1 bên amidan nhưng không sốt, kèm theo ù tai, đau tai khi nuốt, đau họng. Đặc biệt, hơi thở người bệnh có mùi rất nặng do vi khuẩn có trong sỏi thải ra khí H2S (sulfur). Việc điều trị sỏi amidan còn tùy theo nhiều khối sỏi to hay nhỏ. Nếu nhỏ chỉ cần ăn uống đủ chất, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, còn nếu sỏi to cần kết hợp dùng kháng sinh và can thiệp ngoại khoa gắp sỏi, tách sỏi ra khỏi amidan. 

4. Phì đại amidan

Phì đại amidan là tình trạng khối amidan tăng kích thước đột biến một cách bất thường. Bệnh lý này thường xảy ra do amidan bị viêm nhiễm nhưng không được điều trị đúng cách, dứt điểm, tái phát nhiều lần. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nhưng trẻ nhỏ từ 4 – 12 tuổi thường dễ gặp nhất. 

5. Ung thư amidan

Ung thư amidan là một trong những bệnh lý tai – mũi – họng phổ biến, thường xảy ra ở nam giới trung niên từ 40 – 60 tuổi. Đây là tình trạng xuất hiện khối u ác tính tại tổ chức amidan. Bệnh đặc trưng với nhiều triệu chứng như sưng amidan 1 bên, có thể nhìn thấy rõ 1 bên lớn hơn hẳn so với bên còn lại. Kèm theo đó là các triệu chứng toàn thân như đau cổ, đai tai, đau họng khi nuốt nhai, nói chuyện, thậm chí nhổ nước bọt ra có lẫn máu… 

Tỷ lệ tử vong khi mắc ung thư amidan khá cao nên nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ bảo toàn được sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Thông thường, để điều trị ung thư amidan, bệnh nhân sẽ phải thực hiện xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan. 

6. Một số bệnh lý khác

Ngoài các bệnh lý đường hô hấp vừa kể trên, hiện tượng amidan sưng to 1 bên cũng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác như:

Trào ngược dạ dày thực quản

Ít ai biết rằng trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến amidan bị sưng 1 bên. Bởi khi bị trào ngược, tâm vị dạ dày đóng mở liên tục khiến acid dạ dày tiết ra đột ngột, trào ngược lên và gây ảnh hưởng đến các bộ phận phía trên. Trong đó điển hình là amidan khiến bộ phận này sưng lên 1 bên và có kích thước to hơn mức bình thường. 

Các chuyên gia cho biết, những người bị trào ngược thực quản mãn tính thường dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên, các vấn đề về răng miệng và hơi thở. Đặc trưng với một số triệu chứng như amidan sưng 1 bên, không sốt, đau rát cổ họng, kèm theo nhiều triệu chứng của trào ngược thực quản như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đau dạ dày, đau thượng vị…

Chảy dịch mũi sau

Chảy dịch mũi sau là hiện tượng dịch nhầy tích tụ trong các hốc xoang mũi quá nhiều và chảy qua mũi sau đi xuống thành họng. Tình trạng này khiến người bệnh chịu nhiều triệu chứng khó chịu như cảm giác vướng họng, ngứa ngáy, đau họng… Đặc biệt, chảy dịch mũi sau càng kéo dài càng làm tăng nguy cơ bị sưng amidan 1 bên trái hoặc phải do lượng dịch nhầy ứ đọng nhiều. 

Sưng amidan 1 bên
Chứng chảy dịch mũi sau dai dẳng không điều trị làm tăng nguy cơ bị sưng amidan 1 bên trái hoặc phải

Nếu không tìm cách xử lý chữa trị kịp thời sẽ kéo theo nhiều biến chứng bệnh lý như viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng… 

Các bệnh về răng miệng

Trong khoang miệng chứa rất nhiều lợi khuẩn và hại khuẩn, chúng tồn tại song song ở mức cân bằng. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi như vệ sinh kém, bám đọng thức ăn thừa sẽ dễ phát sinh các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng…

Thông thường, các bệnh về răng miệng chỉ ảnh hưởng đến răng hoặc mô nướu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp lượng hại khuẩn phát triển quá mức có thể gây ra viêm nhiễm ở hầu họng và tổ chức amidan. Các triệu chứng thường gặp là sưng 1 bên amidan nhưng không sốt, đau nhức, tê ngứa tại chỗ…

Ngoài ra, viêm họng hạt, sùi mào gà họng… cũng là những bệnh làm sưng amidan 1 bên. Người bệnh nên hết sức thận trọng và chủ động thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như được tư vấn phương hướng điều trị phù hợp.  

Nguyên nhân gây sưng amidan 1 bên

Có thể thấy hiện tượng sưng amidan 1 là một trong những dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Và nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng này như:

Sự tấn công của virus, vi khuẩn

Sự tác động của vi khuẩn, virus được xem là nguyên nhân hàng đâu gây sưng amidan 1 bên. Lượng vi khuẩn này được hình thành trong vòm họng vì thức ăn tồn đọng, cổ họng tiếp xúc với nhiều bụi bẩn nhưng không được vệ sinh đúng cách. Đây chính là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sưng amidan 1 bên, đau rát cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác. 

Do cấu trúc amidan

Về mặt cấu trúc giải phẫu, amidan có rất nhiều khe hốc, vách ngăn nhỏ khiến vi khuẩn, virus trú ngụ trong thời gian dài. Khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi và bùng phát thành các bệnh lý tai – mũi – họng, gây ra tình trạng sưng amidan 1 bên. 

Sưng amidan 1 bên
Cấu trúc amidan phức tạp nhiều khe hốc, ngách nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn khu trú và sinh sôi gây sưng viêm

Do thời tiết thay đổi đột ngột

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, độ ẩm và nhiệt độ xuống thấp tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển, xâm nhập vào khoang họng. Không những vậy, thời tiết thay đổi còn làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh, “mở đường” cho các loại vi sinh vật gây hại tấn công xâm nhập vào cơ thể và gây sưng amidan 1 bên. 

Lối sống không khoa học

Những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn uống tùy tiện, nghiện rượu bia, dùng chất kích thích, thường xuyên thức khuya… và vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chúng tấn công vào các tổ chức amidan và làm sưng amidan 1 bên, viêm nhiễm và kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng sưng amidan 1 bên

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh với triệu chứng sưng amidan 1 bên cũng như cơ địa của từng người mà mỗi người sẽ được biểu hiện bởi triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn như:

Sưng amidan 1 bên
Sưng amidan 1 bên gây đau rát, khó chịu tại 1 bên cổ họng trái hoặc phải
  • Đau rát cổ họng: Vi khuẩn, virus tích tụ trong cổ họng lâu ngày khiến họng của người bệnh đau rát, ngứa ngáy mỗi khi nuốt nước bọt, thức ăn hay khi nói chuyện. Lúc này, để giảm bớt cảm giác khó chịu, người bệnh thường cố tình hắng giọng, khạc nhổ. Tuy nhiên, hành động này càng khiến amidan tổn thương nặng hơn. 
  • Ho có đờm: 1 bên amidan sưng lên trong một thời gian khiến viêm nhiễm tăng nặng và hình thành dịch đờm bám dày đặc trong cổ họng. Điều này khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu và phải khạc nhổ, ho để tống dịch đờm ra ngoài. 
  • Xuất hiện các ổ mủ: Amidan sưng to ở 1 bên do viêm nhiễm lâu ngày và hình thành các ổ mủ giống bã đậu. Thời gian đầu những ổ này chứa dịch mủ trắng, nhưng càng về sau càng chuyển sang màu xanh, dịch tỏa mùi hôi tanh khiến hơi thở có mùi khó chịu. 
  • Sốt cao, mệt mỏi: Người bệnh bị sưng amidan 1 bên có thể sốt từ nhẹ đến cao hoặc sốt ngây ngất về chiều, thậm chí có thể sốt cao lên đến 40 độ C. Tình trạng này khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, khó nhai nuốt thức ăn. 
  • Một số triệu chứng khác: Người bệnh bị khàn giọng, lạc giọng, mất giọng tạm thời, khó thở, thở khò khè, ngủ ngáy, đau đầu, miệng khô, lưỡi trắng, niêm mạc quang họng bị đỏ, sưng hạch góc hàm hoặc dưới cằm… 

Hiện tượng 1 bên amidan bị sưng có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp

Hầu hết bệnh nhân thường lơ là chủ quan không điều trị vì nghĩ rằng đây là tình trạng bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết tình trạng sưng amidan là tình trạng khá nguy hiểm, đặc biệt nếu triệu chứng này là dấu hiệu của các bệnh lý tai mũi họng thì mức độ nguy hiểm càng tăng lên. Không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, quá trình sinh hoạt mà còn gây tiêu cực cho sức khỏe bệnh nhân. 

Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng sưng amidan 1 bên này có thể gây ra nhiều biến chứng, hệ lụy nguy hiểm như:

  • 1 bên amidan sưng to làm thu hẹp đường thở, cản trở quá trình hô hấp khiến người bệnh bị thiếu oxy cục bộ. Từ đó gây suy giảm trí nhớ, khó ngủ, mất ngủ, suy nhược cơ thể… 
  • Phát sinh áp xe amidan hoặc biến chứng viêm nhiễm sang các vị trí lân cận amidan. 
  • Gây các biến chứng nguy hiểm trên đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, viêm cầu thận, viêm tai giữa, viêm tim, thấp tim…
  • Biến chứng nặng nề nhất là ảnh hưởng đến xương khớp, não, tim mạch… khiến bệnh nhân suy giảm nhận thức, mất khả năng vận động, thậm chí có nguy cơ tử vong cao. 

Cách điều trị sưng amidan 1 bên hiệu quả

Để tránh các các biến chứng nguy hiểm từ các bệnh lý gây sưng amidan 1 bên, người bệnh cần sớm phát hiện triệu chứng và thăm khám chẩn đoán để có hướng điều trị kịp thời. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý mà bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị bằng phương pháp phù hợp. 

1. Điều trị tại nhà

Với những trường hợp bệnh nhẹ, mức độ sưng amidan không quá nghiêm trọng, chỉ vừa khởi phát không nhất thiết phải được điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu. Thay vào đó, chỉ cần người bệnh thực hiện các biện pháp đơn giản dưới đây để cải thiện triệu chứng và tự khỏi bệnh. 

Sưng amidan 1 bên
Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus trong khoang miệng, làm giảm tình trạng sưng amidan 1 bên
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý có tác dụng chống viêm, sát khuẩn và nhờ đó giúp loại bỏ các ổ viêm nhiễm tồn tại và gây viêm bên trong khoang miệng. Đồng thời, súc miệng bằng nước muối hàng ngày còn giúp cải thiện các triệu chứng như sưng amidan, ngứa ngáy, hôi miệng. 
  • Mật ong + gừng: Sự kết hợp của 2 loại thảo dược này đem lại hiệu quả diệt khuẩn, chống viêm khá tốt, đặc biệt phù hợp với những trường hợp bị sưng amidan 1 bên do nhiễm khuẩn. Dùng vài lát gừng trộn mật ong đem chưng cách thủy, lấy nước uống từ 2 – 3 lần/ ngày sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng này. 
  • Rau diếp cá: Đây là loại rau và cũng là loại dược liệu trị bệnh quen thuộc, tốt cho sức khỏe. Trong rau diếp cá có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây sưng viêm amidan. Cách thực hiện rất đơn giản, dùng 300g lá rau diếp cá, giã nát trộn cùng 500ml nước vo gạo. Đun sôi lên rồi chắt lấy nước uống hằng ngày. 

2. Điều trị bằng thuốc

Để kiểm soát hiệu quả và nhanh chóng các triệu chứng sưng amidan, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc đặc trị sau:

  • Thuốc kháng sinh: Các loại kháng sinh có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus gây ra tình trạng sưng amidan cũng như các bệnh lý liên quan. 
  • Thuốc chống viêm: Có tác dụng giảm nhanh triệu chứng viêm, sưng amidan với các bệnh lý do nhiễm khuẩn. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng xoa dịu cơn đau rát, khó chịu ở vùng cổ họng. 
  • Thuốc kháng histamine H1: Giúp giảm cơn ngứa cổ họng khi amidan sưng to do bị kích ứng hoặc dị ứng. 
  • Thuốc giảm đau: Trường hợp sưng amidan nhiều có thể dùng kết hợp một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc các loại có tác dụng giảm đau khác theo chỉ định của bác sĩ. 

3. Phẫu thuật cắt amidan

Trường hợp 1 bên của khối amidan sưng to kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, mức độ nặng và không đáp ứng điều trị bằng các phương pháp bảo tồn sẽ được cân nhắc chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Cụ thể một số trường hợp sưng amidan 1 bên dưới đây sẽ phải cắt bỏ amidan:

KHÁM PHÁ: VTV2 giới thiệu bài thuốc nam có hiệu quả chặn đứng bệnh viêm họng, viêm amidan, KHÔNG CẦN CẮT ĐỐT, KHÔNG KHÁNG SINH

Sưng amidan 1 bên
Cắt amidan là thủ thuật giúp loại bỏ khối amidan bị sưng viêm nặng để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm
  • Khối amidan sưng to chèn ép đường khí quản và thực quản gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, hô hấp và nói chuyện của người bệnh; 
  • Các trường hợp phát sinh biến chứng như phì đại amidan, ung thư amidan hoặc ảnh hưởng đến chức năng các bộ phận lân cận như viêm tai giữa, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế cầu, viêm cơ tim, viêm cầu thận,…

Việc cắt amidan là thủ thuật rất quan trọng, cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro. Đặc biệt ở một số trường hợp như: trẻ em dưới 5 tuổi, người trưởng thành trên 45 tuổi hay những người có sức đề kháng yếu kém, mắc chứng rối loạn đông máu hoặc các bệnh mãn tính… tốt nhất cần trao đổi với bác sĩ để tránh các rủi ro nguy hiểm. 

Biện pháp phòng ngừa tái phát sưng amidan 1 bên

Tình trạng sưng amidan 1 bên hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu người bệnh tuân thủ thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và súc miệng bằng nước muối. Cách này giúp loại bỏ các mảng bám dư thừa của thức ăn và làm sạch các loại vi khuẩn có trong khoang miệng, ngăn chặn sự phát triển của chúng ngay từ đầu. 
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là khi thời tiết thay đổi, giao mùa từ nóng sang lạnh bằng cách đeo khẩu trang, khăn quàng cổ mỗi khi ra ngoài. Mùa hè thời tiết nóng nực tránh ngồi trực tiếp trước luồng gió máy quạt hoặc ngồi lâu trong phòng máy lạnh. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, đủ chất và khoa học. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng chống lại các mầm mống gây bệnh, giảm nguy cơ tái phát các bệnh đường hô hấp, bệnh amidan gây sưng amidan 1 bên. 
  • Tránh tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc viêm nhiễm amidan. 

Sưng amidan 1 bên xuất phát từ các bệnh lý thường rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Do đó, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp phù hợp, bảo tồn chức năng amidan nói riêng và sức khỏe nói chung. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 02:05 - 02/07/2022 - Cập nhật lúc: 13:11 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Viêm Amidan Nổi Hạch Ở Cổ có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Viêm amidan nổi hạch ở cổ là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh gây ra cảm giác…
phác đồ điều trị viêm amidan Phác Đồ Điều Trị Viêm Amidan Mới Nhất (Tham Khảo BYT)

Phác đồ điều trị viêm amidan là kế hoạch điều trị được bác sĩ đưa ra sau khi thăm khám,…

Có nên cắt amidan cho người lớn không? Có Nên Cắt Amidan Cho Người Lớn Không? Điều Cần Biết

Có nên cắt amidan cho người lớn không? Các bác sĩ cho biết nên cắt amidan cho người lớn khi…

Viêm amidan gây khó thở chỉ xuất hiện khi amidan sưng to Viêm amidan gây khó thở có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?

Viêm amidan gây khó thở là một triệu chứng ít gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm…

Cách chữa sỏi amidan tại nhà đơn giản nhanh chóng, hiệu quả

Cách chữa sỏi amidan tại nhà với chanh, gừng, nước muối, và tinh dầu sả giúp thu nhỏ sỏi và…

Sau cắt Amidan có hết viêm họng không?

Sau cắt amidan có hết viêm họng không? Câu trả lời đơn giản là không. Cắt amidan không phải là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua